Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức :

 - Giúp học biết được sự phát triển của khoa học-kĩ thuật của Mĩ từ 1945 đến nay

 - Học sinh hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ

 2. Kĩ năng :

- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy, phân tích các sự kiện lịch sử

 3. Thái độ :

- Giúp học sinh thấy rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ. Từ năm 1995 nước ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển trên nhiều mặt. Ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các nước khác

II. Chuẩn bị :

 - GV : BĐ “ Châu Mĩ ” + Hình ảnh : Các thành tựu về KH-KT của Mĩ

 - HS : Xem trước bài 8 SGK/33 + Tìm hiểu các thành tựu KH-KT của Mĩ sau CTTGII

III. Trọng tâm :

 - Tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh

 - Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ

IV. Tiến trình :

 1. Ổn dịnh tổ chức và kiểm diện :

 9A1 : .

 9A2 : .

 9A3 : .

 2. Kiểm tra miệng :

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 8 - Tiết : 10
Tuần dạy : 10
CHƯƠNG III : MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
NƯỚC MĨ
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
 - Giúp học biết được sự phát triển của khoa học-kĩ thuật của Mĩ từ 1945 đến nay
 - Học sinh hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ 
 2. Kĩ năng :
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy, phân tích các sự kiện lịch sử
 3. Thái độ :
- Giúp học sinh thấy rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ. Từ năm 1995 nước ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển trên nhiều mặt. Ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các nước khác 
II. Chuẩn bị :
 - GV : BĐ “ Châu Mĩ ” + Hình ảnh : Các thành tựu về KH-KT của Mĩ 
 - HS : Xem trước bài 8 SGK/33 + Tìm hiểu các thành tựu KH-KT của Mĩ sau CTTGII
III. Trọng tâm :
 - Tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh 
 - Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ 
IV. Tiến trình :
 1. Ổn dịnh tổ chức và kiểm diện :
 9A1 : ..
 9A2 : ...
 9A3 : ..
 2. Kiểm tra miệng :
?. Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cuba ?( 7 đ )
?. Hình thức đấu tranh nào đã biến Mĩ La Tinh được gọi là “Lục Địa bùng cháy” ? ( 3 đ )
a. Bãi công của công nhân
b. Nổi dậy của nông dân 
c. Đấu tranh nghị trường 
d. Đấu tranh vũ trang
- Khởi đầu từ cuộc tấn công vũ trang của 135 thanh niên yêu nước vào pháo đài Môn-ca-đa ngày 26/07/1953, nhân dân Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, vượt qua muôn vàng khó khăn, gian khổ nhằm lật đổ chính quyền Ba-ti-xta. Ngày 01/01/1959, cuộc cách mạng nhân dân giành được thắng lợi
d. Đấu tranh vũ trang
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 *. Giới thiệu bài :
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới tư bản, trở thành siêu cường. Với sự vượt trội về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế 
*. GV dùng BĐ “ Châu Mĩ ” hoặc các hình ảnh giới thiệu về nước Mĩ 
?. Cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của kinh tế Mĩ sau CTTGII đến nay ?
( Thu được 114 tỉ USD ( bán vũ khí ), không bị chiến tranh tàn phá, xa chiến trường ( nhờ 2 đại dương bao bọc )  )
? Kinh tế Mĩ đạt được những thành tựu gì sau chiến tranh thế giới thư hai ?
( Công nghiệp chiếm ½ thế giới, nông nghiệp gấp 2 lần các nước A,P,Đ,N cộng lại  )
?. Từ năm 1973 đến nay, kinh tế Mĩ gặp phải những khó khăn gì ?
( Công nghiệp giảm, dự trữ vàng giảm  )
?. Cho biết từ những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm của kinh tế Mĩ ?
Bị Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh, thường xuyên bị khủng hoảng, chênh lệch giàu nghèo quá lớn  )
*. GV minh họa :
Chi phí cho quân sự của Mĩ sau chiến tranh
- Chi 33 tỉ USD cho chiến tranh TG1
- Chi 360 tỉ USD cho chiến tranh TG2
- Chi 50 tỉ USD cho chiến tranh Triều Tiên
- Chi 111 tỉ cho chiến tranh Việt Nam
- Chi 61 tỉ USD cho chiến tranh vùng vịnh
- Chi 76 tỉ cho chiến tranh Grê na đa
- Chi 163 tỉ cho chiến tranh Panama
- Gần đây, chính phủ còn duyệt 40 tỉ cho cuộc chiến chống khủng bố
- Chi 344,2 tỉ USD cho quốc phòng, gấp 23 lần tổng ngân sách quân sự.17
*. GV dùng BĐ “ Chính trị thế giới ” giới thiệu các khối quân sự của Mĩ 
*. Giáo dục môi trường :
- GV : giới thiệu các hình ảnh về tràn dầu, khói thải công nghiệp ở Mĩ  Từ đó cho học sinh thấy được nguyên nhân của sự nóng lên của trái đất 
- Nước Mĩ có vị trí tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công – nông nghiệp . Là một nước có nền khoa học tiên tiến nên tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều, vì thế vấn đề môi trường đang bị hủy hoại luôn là vấn đề cấp bách của nước Mĩ, cần có các biện pháp để khắc phục
?.Vì sao Mĩ lại là nơi khởi đầu cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai của nhân loại ?
( Sự thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên, không bị chiến tranh tàn phá, kinh tế phát triển ... )
*. Thảo luận :
?. Nêu những thành tựu về khoa học-kĩ thuật nước Mĩ đạt được từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ( tích cực và tiêu cực )?
( Sáng chế công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, vật liệu tổng hợp mới, “ cách mạng xanh ” trong nông nghiệp, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ  )
- GV minh họa các hình ảnh về khoa học – kĩ thuật của Mĩ 
*. Tích cực : 
- Kinh tế Mĩ ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao 
*. Tiêu cực : 
- Gây ô nhiễm môi trường, sản xuất vũ khí hủy diệt 
*. GV giới thiệu H16 sgk/34
*. Giới thiệu nhà Quốc hội Mĩ 
?. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ thực hiện chính sách đối nội như thế nào ?
( Ban hành một loạt đạo luật phản động : cấm ĐCS Mĩ hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước, thực hiện phân biệt chủng tộc  )
?. Thái độ của nhân Mĩ với các chính sách của chính phủ ra sao ?
*. GV minh họa các hình ảnh về các phong trào đấu tranh phản đối chính phủ Mĩ
?. Nêu chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTGII ?
( Đề ra “ chiến lược toàn cầu ” nhằm làm bá chủ thế giới  )
*. GV minh họa các hình ảnh Mĩ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
?. Chiến lược toàn cầu được Mĩ thực hiện như thế nào ?
( Chống các nước XHCN, viện trợ để khống chế )
*.GV lập bảng thống kê Mĩ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược từ sau CTTGII? Cho học sinh nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ ? 
( Chính sách hiếu chiến, luôn gây chiến tại các nước kém phát triển để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của mình, nhiều nhất là ở châu Á, châu Phi, rồi đến Mĩ La-tinh.)
?. Từ 1991 đến nay Mĩ đang thực hiện tham vọng gì ?
( Xác lập thế giới “đơn cực” để chi phối và khống chế thế giới  )
→ Tuy nhiên khả năng thực tế của Mĩ vẫn có một khoảng cách không nhỏ 
?.Hiện nay, quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam như thế nào ?
*. GV minh họa hình ảnh chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của Tổng thống B. CLINTƠN 11/2000
I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai :
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa
- 1945-1950, chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4 % )
- Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới
- Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử 
- Những thập niên tiếp theo, kinh tế Mĩ suy yếu tương đối và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác
 + Khủng hoảng chu kì 
 + Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược 
II. Sự phát triển về khoa học-kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh :
 - Là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai, diễn ra từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX
- Đi đầu về khoa học-kĩ thuật và công nghệ trong nhiều lĩnh vực : sáng chế công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, vật liệu tổng hợp mới, “ cách mạng xanh ” trong nông nghiệp, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ 
III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh :
 1. Chính sách đối nội :
- Ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ 
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra, có lúc mạnh mẽ như phong trào của người da đen năm 1963, phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam 1969-1972 
2. Chính sách đối ngoại :
- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ. Mĩ đã viện trợ cho các chính quyền thân Mĩ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mĩ đã bị thất bại.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố : 
?. Chọn các nội dung thích hợp để điền vào chổ dấu chấm
* Chiếm ưu thế tuyêt đối; Suy giảm; Đối nội, đối ngoại; Chạy đua vũ trang; Giàu mạnh nhất; Các khối quân sự; Bá chủ thế giới; Chiến tranh xâm lược; “Đơn cưc”; Chi phối và khống chế; Khởi đầu cuộc CMKHKT lần 2
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là một nước ...trong giới Tư bản. Vì không bị chiến tranh tàn phá, lại có điều kiện để sản xuất cho nên Mĩ là nơi của nhân loại. Nhưng những thập niên sau Mĩ không còn .như trước nữa, nền kinh tế đã có nhiều ..... Chính phủ Mĩ đã thực hiện nhiều chính sách........nhằm thực hiện mưu đồ ............Như ...., thành lập..Lôi kéo, khống chế các nước. Gây . Thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập Trật tự thế giới ...do Mĩ hoàn toàn ..........
1. Giàu mạnh nhất
2. Khởi đầu cuộc CMKHKT lần 2
3. Chiếm ưu thế tuyêt đối
4. Suy giảm
5. Đối nội, đối ngoại
6. Bá chủ thế giới
7. Chạy đua vũ trang
8. Các khối quân sự
9. Chiến tranh xâm lược 
10. Đơn cực
11. Chi phối và không chế 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học :	
 - Học sinh về nhà thực hiện :
 + Bài học này : Học thuộc nội dung bài học + Trả lời các câu hỏi trong SGK/35 + Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ từ 1995 đến nay 
 + Bài mới : Xem trước bài 9 SGK/36 +Tìm các hình ảnh về KH-KT của Nhật, nguyên nhân phát triển “ thần kì ” của kinh tế Nhật sau chiến tranh đến nay
V. Rút kinh nghiệm :
*. Nội dung : 
*. Phương pháp : 
*. Sử dụng thiết bị, ĐDDH : 

Tài liệu đính kèm:

  • docSU 9Bai 8nuoc Mi.doc