Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Giúp học sinh nắm được những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945)

b) Về kỹ năng

- HS biết hệ thống, kĩ năng lập các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu

- Biết vận dụng kiến thức đã học phân tích, đánh giá so sánh các sự kiện lịch sử.

c) Về thái độ

- Giáo dục lòng yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống CNPX, bảo vệ hòa bình thế giới.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Những tranh ảnh tư liệu về giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)

b) Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học

- Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)

* Đặt vấn đề vào bài mới: Những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945) là nhựng gì chúng ta đã học hôn nay chúng ta đi ôn lại qua tiết ôn tập. (1 phút)

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15.12.2012
Ngày kiểm tra: 20.12.2012 Lớp kiểm tra: 8A
Ngày kiểm tra: 2012.2012 Lớp kiểm tra: 8B
Ngày kiểm tra:............ Lớp kiểm tra:............
Tiết 32:
 KIỂM TRA 1TIẾT 
1) Mục tiêu bài kiểm tra.
a) Về kiến thức
- Kiểm tra kiến thức các em đã học ở chương 1 và chương 2.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận.
c) Về thái độ
- Có tình cảm với bộ môn, thái độ làm bài nghiêm túc.
2. Nội dung đề.
I. Ma trận đề.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
Hiểu được diễn biến của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
Giải thích được vì sao Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1(a)
2 điểm
20%
1(b)
1 điểm
10%
1
3 điểm=30%
2. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Nêu được những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1
5 điểm
50%
1
5 điểm=50%
3. Nhật Bản.
Phân tích ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1
2 điểm
20%
1
2 điểm=20%
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
1
5 điểm
50%
1+1(a)
2 điểm
20%
1+1(b)
3 điểm
30%
3
10 điểm=100%
II. Đề kiểm tra.
Câu 1 (3 điểm): Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra như thế nào? Vì sao nói Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? 
Câu 2 (5 điểm): Nêu những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 3 (2 điểm): Phân tích ý nghĩa cuộc Duy tân minh trị ở Nhật Bản?
3. Đáp án biểu điểm. 
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
(3 điểm)
Yêu cầu nêu được các ý sau:
* Cách mạng tư sản Anh diễn ra qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1642-1648):
1
+ Năm 1640, vua Sac-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt
0,5
+ Tháng 8-1642, cuộc nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Sau đó, quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen chỉ huy, đã liên tiếp đánh bài quân đội nhà vua. Sác-lơ I bị bắt. Đến năm 1648, giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt. 
0,5
- Giai đoạn 2 (1649-1688):
+ Ngày 31-1-1649, Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
0,25
+ Mọi quyền hành thuộc về tư sản và quý tộc mới. Nông dân, binh lính không được hưởng chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm-oen đã thiết lập chế độ độc tài quân sự. 
0,25
+ Để đối phó với cuộc đấu tranh của quần chúng, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc
0,5
* Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
- Lãnh đạo là giai cấp tư sản lien minh với quý tộc mơi, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xóa bỏ.
0,5
- Nông dân không được hưởng quyền lợi gì mà họ còn bị chiếm ruộng đất và bị đẩy tới chỗ bị phá sản hoàn toàn
0,5
2
(5 điểm)
Những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
- Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có “vua dầu mỏ”, “vua thép”; Ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đá; Ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng,
2,5
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thị trường thế giới. Bất kì đề quốc “già” như Anh, Pháp hay đề quốc “trẻ” như Đức, Mĩ đều thể hiện rõ điều này. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa giữa các nước đề quốc đã khiến họ tích cực chuẩn bị chiến tranh để đòi chia lại thể giới.
2,5
3
(2 điểm)
Yêu cầu phân tích được các nội dung sau:
- Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
1
- Giúp Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Á, nhờ đó giữ vững được độc lập, chủ quyền dân tộc trước âm mưu xâm lược của đế quốc Âu-Mĩ.
1
Tổng điểm:
10
4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra chấm bài kiểm tra.
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13.12.2012
Ngày dạy: 20.12.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 21.12.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 33:
ÔN THI HỌC KỲ I
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm được những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945)
b) Về kỹ năng
- HS biết hệ thống, kĩ năng lập các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Biết vận dụng kiến thức đã học phân tích, đánh giá so sánh các sự kiện lịch sử.
c) Về thái độ
- Giáo dục lòng yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống CNPX, bảo vệ hòa bình thế giới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Những tranh ảnh tư liệu về giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
- Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945) là nhựng gì chúng ta đã học hôn nay chúng ta đi ôn lại qua tiết ôn tập. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút)
1. Cả Lớp
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nội dung đúng: (1 điểm)
1. Nội dung của NEP về nông nghiệp là
a. khoán ruộng đất cho nông dân 	 
b. trưng thu lương thực thừa	
c. bãi bỏ lương thực thừa ,thay bằng thu thuế lương thực 
d. tập thể hóa nông nghiệp
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 
a. năng suất tăng ,sản xuất ồ ạt 	 
b. lạm phát ,dân đói 	
c. thị trường tiêu thụ giảm 
d. cung không đủ cầu
3. Phong trào nào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc ,chống phong kiến ở châu Á
a. phong trào Ngũ Tứ 
b. phong trào Cần vương 
c. phong trào Duy Tân 
d. phong trào cách mạng Mông Cổ
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến hậu quả 
a. chính trị không ổn định 
b. hàng hóa khan hiếm ,nhân dân không có tiền mua 	
c. kinh tế giảm sút nghiêm trọng
d. nông sản lên giá,công nhân thất nghiệp
GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939 - 1945)
HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV
* Thống kê về tình hình thế giới
* Tình hình nước Nga
Hoạt động 2: (30 phút)
2. Nhóm
Câu 1: Trình bày được những tác động tích cực và tiêu cực của khoa học kỹ thuật ? (2điểm)
Câu 2: Hiểu và giải thích vì sao năm 1917 ở nước Nga có 2 cuộc cách mạng ? Tạo sao cách mạng tháng 10 Nga là một sự kiện lịch sữ vĩ đại ? (3 điểm)
Câu 3 -So sánh sự giống nhau và khác nhau về tình hình kinh tế của Nhật Bản và Mỹ trong những năm 1918-1939? (2 điểm)
Câu 4: Trình bày được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Mỹ và những(1929-1939)chính sách để nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng? (2 điểm)
Câu 5: Hiểu và giải thích được tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất ,kéo dài nhất và thiệt hại nặng nề nhất ? (3 điểm)
Câu 6: So sánh sự giống nhau và khác nhau của chủ nghĩa phát xít Đức –ý –Nhật?
 (2 điểm)
Câu 4: Trình bày được những tác động tích cực và tiêu cực của khoa học kỹ thuật ? (2điểm)
- Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại
- Lý thuyết tương đối của nhà bác học Anbe Anh-xtanh (Đức) (0,5điểm)
- Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất đều đạt những thành tựu to lớn: Thuyết minh nguyên tử, bom nguyên tử, máy tính điện tử (0,5điểm)
- Nâng cao đời sống của con người
- Sử dụng điện thoại, điện tín, hàng hóa, điện ảnh
- Chế tạo ra những vũ khí hiên đại gây thảm họa cho loài người (ví dụ: bom nguyên tử) (1điểm)
Câu 5: Hiểu và giải thích vì sao năm 1917 ở nước Nga có 2 cuộc cách mạng ? Tạo sao cách mạng tháng 10 Nga là một sự kiện lịch sữ vĩ đại ? (3 điểm)
Tại vì cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ vào tháng 2 -1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng song cục diện chính trị vẫn tồn tại hai chính quyền song song tồn tại .Đây chỉ là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
 (1 điểm)
Cuộc cách mạng thứ thứ hai do Lê –nin và Đảng –bôn –sê –vích Nga vạch ra kế hoạch lãnh đạo thắng lợi .Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới
 (1 điểm)
->Vì đây là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất ,làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất .Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người .Đây là một sự kiện mở đầu thời kỳ lịch sử mới ,lịch sử thế giới hiện đại
 (1 điểm)
Câu 6: -So sánh sự giống nhau và khác nhau về tình hình kinh tế của Nhật Bản và Mỹ trong những năm 1918-1939? 
(2 điểm)
 Giống nhau: tình hình kinh tế của Nhật Bản và Mỹ trong những năm 1918-1929.
+ Cả hai nước đều là thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918
+Thu được nhiều lợi nhuận chiến tranh không lan tới. (1 điểm)
 Khác nhau:+Kinh tế Mỹ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kỹ thuật tăng cường bóc lột công nhân và tầng lớp nhân dân lao động trong nước.
 + Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển một vải năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.Công nghiệp chưa có sự cải thiện,nông nghiệp trì trệ. Kinh tế phát triển chậm (1 điểm)
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Cho HS nhắc lại những sự kiện chủ yếu của LS thế giới thời hiện đại (1917- 1945)
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra học kì I 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18.12.2012
Ngày dạy: 25.12.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 27.12.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Chương V:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ
VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Tiế ... ụng vào thực tiễn, nâng cao đời sống con người
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Những tranh ảnh tư liệu về sự phát triển KHKT và các nhà khoa học điển hình đầu thế kỷ XX
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 1945)?
- Đáp án:
- Những mâu thuẩn nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ nhất 
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) các nước đế quốc mâu thuẫn nhau về quyền lợi và thuộc địa
- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới
- Từ giữa những năm 30 Các nước đế quốc hình thành 2 khối đối địch nhau
+ Các nước phát xít chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh
+ Các nước A,P.M thực hiện đường lối thương lượng với các nước phát xít cố làm cho các nước này chỉa mũi nhọn vào Liên Xô
->Tháng 3-1938 đến 3-1939 đức thôn tính nước Áo và Tiệp khắc như những khúc dạo đầu đến 1-9 -1939 đức tấn công Ba lan CTTG thứ 2 bùng nổ kéo dài 6 năm khốc liệt
* Đặt vấn đề vào bài mới: Những tiến bộ vượt bậc của KHKT nhân loại đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là sự phát triển của nền văn hoá Xô viết trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế thừa những thành tựu văn hoá nhân loại là nộn dung của bài học hôm nay 
(1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (25 phút)
I. Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật thế giới nữa đầu XX.
GV: Nêu sự phát triển của KHKT thế giới đầu thế kỷ XX?
HS: Trả lời ý sgk
GV: Những phát minh lớn về vật lý đầu thế kỷ XX là gì?
HS: Sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại; Lý thuyết tương đối; Ngoài ra còn nhiều phát minh khác ra đời
GV: Sơ kết ý HS
Giải thích cho HS quan sát hình 80 sgk nói một vài nét về tiểu sử của Anbe-Anh-xtanh. Ông là một trong những nhà bác học nổi tiếng đầu thế kỷ XX
- Những phát minh mới về các lĩnh vực khoa học khác
GV: Gợi ý cho HS trả lời
HS: Dựa vào nội dung sgk trả lời: Thuyết nguyên tử, bom nguyên tử, máy tính điện tử
GV: Sơ kết ý HS → rút ra kết luận 
→ Giáo dục cho HS ham thích sáng tạo (cố gắng học tập → sau này trở thành người có ích cho XH)
- Tác dụng của KHKT?
HS: Góp phần nâng cao đời sống con người Con người biết sử dụng những phát minh đó vào cuộc sống → phục vụ cuộc sống cho nhân dân lao động
GV: Sự phát triển của KHKT có những hạn chế gì?
HS: Chế tạo ra những vũ khí hiên đại gây thảm họa cho loài người (ví dụ: bom nguyên tử)
GV: Giải thích cho HS câu nói của nhà Bác học nổi tiếng A Nô-ben “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”
1. Về vật lý:
- Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại
- Lý thuyết tương đối của nhà bác học Anbe Anh-xtanh (Đức)
2. Các khoa học khác:
- Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất đều đạt những thành tựu to lớn: Thuyết minh nguyên tử, bom nguyên tử, máy tính điện tử
3. Tác dụng của khoa học - kĩ thuật:
- Nâng cao đời sống của con người
- Sử dụng điện thoại, điện tín, hàng hóa, điện ảnh
4. Hạn chế của sự phát triển khoa học - kĩ thuật:
- Chế tạo ra những vũ khí hiên đại gây thảm họa cho loài người (ví dụ: bom nguyên tử)
Hoạt động 2: (10 phút)
II. Nền văn hóa Xô viết hình thành và phát triển.
GV: Nền văn hóa Xô Viết được hình thành trên cơ sở nào?
HS: Trả lời Tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
GV: Nêu những thành tựu văn hóa Xô viết nửa đầu thế kỷ XX
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Tại sao nói: Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng văn hóa mới ở Liên Xô?
GV: Kết luận: Như vậy trong gần 30 năm đầu thế kỷ XX, Liên Xô đã có đội ngũ trí thức đông đảo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
GV: Em cho biết những thành tựu của văn hóa nghệ thuật Xô Viết
HS: Trả lời sgk
GV: Em hãy kể vài tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết?
HS: Trả lời 
GV: Tổng kết ý
1. Cơ sở hình thành.
- Tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê-nin
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
2. Thành tựu. 
- Xóa nạn mù chữ và nạn thất học ,sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết
- Phát triển hệ thống giáo dục, quốc dân với chế độ giáo dục bắt buộc phổ cập 7 năm ..
- Nền khoa học Xô Viết chiếm linh nhiều đỉnh cao của KH-KT thế giới 
- Có nhiều cống hiến lớn lao cho văn hóa nhân loại, xuất hiện một số nhà văn nổi tiếng
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Em hãy nêu những thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỷ XX
- Hãy nêu những thành tựu văn học Xô viết nửa đầu thế kỷ XX
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 23
- Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu
- Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu
 - Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm sự kiện chính?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21.12.2012
Ngày dạy: 28.12.2012 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 28.12.2012 .Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 33 - Bài 23:
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 - 1945)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp học sinh nắm được những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945)
b) Về kỹ năng
- HS biết hệ thống, kĩ năng lập các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu
c) Về thái độ
- Giáo dục lòng yêu nướcvà chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống CNPX, bảo vệ hòa bình thế giới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Những tranh ảnh tư liệu về giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tần tài liệu liên quan đến nội dung bài học 
- Bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
?: Hãy nêu những thành tựu văn học Xô viết nửa đầu thế kỷ XX?
- Đáp án: HS nêu đầy đủ những thành tựu về văn học của Xô Viết.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Những sự kiện lịch sử chủ yếu của lịch sử thế giới (1917 - 1945) là nhựng gì chúng ta đả học hôn nay chúng ta đi ôn lại qua tiết ôn tập. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (18 phút)
I. Những sự kiện lịch sử chính.
GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917- 1945)
HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV
GV: Gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu sgk (phần này có thể đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm đã in phiếu sẵn: HS điền vào những nội dung trong phiếu, phần này có 2 bảng thống kê:
1, Tình hình nước Nga- Liên Xô (1917- 1941)
2, Thống kê về tình hình thế giới (trừ Liên Xô)
* Thống kê về tình hình thế giới
Thời gian
Sự kiện
 Kết quả
1918-1923
1924-1929
1929-1933
1933-1939
1939-1945
Cao trào cách mạng thế giới(Châu Á)
Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB 
Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu nổ ra từ Mỹ
Các nước TB trong hệ thống TBCN tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng
Chiến tranh thế giới lần thứ hai
- Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản, điển hình là Đức và Hung-ga-ri
- Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên t/g: Đảng cộng sản Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920) Anh (1920), Ý (1921)
- Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới (1919- 1943) 
- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và tình hình chính trị tương đối ổn định ở các nước trong hệ thống TBCN
- Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình hình chính trị ở một số nước tư bản không ổn định nên phát xít hóa chính quyền CNPX ra đời
- Khối các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật chuẩn bị gây chiến tranh, bành trướng xâm lược
- Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị duy trì chế độ dân chủ TS
- 72 nước tham chiến
- CNPX thất bại hoàn toàn
- Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới
- Hệ thống các nước XHCN ra đời
* Tình hình nước Nga
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
2-1917
7-11-1917
1918-1920
1921-1941
Cách mạng dân chủ TB ở Nga
Cách mạng tháng mười Nga thành công 
Cuộc đ/t chống thù trong giặc ngoài
Liên Xô xây dựng CNXH
- Lật đổ chính quyền Nga hoàng 2 chính quyền song song tồn tại có quyền Lâm thời và các Xô viết
- Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hòa Xô Viết mở đầu thời kỳ Xây dựng mới XHCN
Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nga nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài
- Công nghiệp hóa XHCN
- Tập thể hóa nông nghiệp
- Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp
Hoạt động 2: (17 phút)
II. Những nội dung chủ yếu.
Chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu 
GV cho đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Khằng định ý HS sau đó ghi bảng
- Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Mời nhóm 2
HS: Trả lời
GV: Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Mời nhóm 3
HS: Trả lời
GV: Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm sự kiện chính?
HS: Trả lời dựa vào kiến thức sgk
GV: Mời nhóm 4
HS: Trả lời ý sgk
GV: Mời đại diện nhóm 5 trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời theo ý sgk + hiểu biết của mình
GV: Sơ kết ý
1. Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước XHCN
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923, một loạt Đảng Cộng sản ra đời (1919 - 1943) Quốc tế Cộng sản thành lập:
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao
- Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) CNPX ra đời
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hệ thống các nước XHCN ra đời
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Cho HS nhắc lại những sự kiện chủ yếu của LS thế giới thời hiện đại (1917- 1945)
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS ôn tập kĩ chuẩn bị kiểm tra học kì I
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 32-35.doc