I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Tư tưởng
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.
3. Kỹ năng
Rèn cho Hs kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kỹ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẫu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người ? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
Câu hỏi 2: tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn?
2. Dẫn dắt bài mới
Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hoá và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thuỷ - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.
PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI TUẦN 1 CHƯƠNG I XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ Bài 1 SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ (Tiết 1) I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức HS cần hiểu những móc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải bến bản thân con người. 2. Tư tưởng Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người. 3. Kỹ năng Rèn kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hoá của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10 Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp. 2. Dẫn dắt vào bài học GV nêu tình hướng qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng Đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì? - HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi? GV dẫn dắt, tạo không khí tranh luận. - GV nhận xét bổ sung và chốt ý: + Câu chuyện truyền thuyết đã phản ảnh xa xưa con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình, song chưa đủ cơ sở khoa học nên gửi gắm điều đó vào sự thần thánh. + Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người. - GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra? Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra không? Tại sao? HS nghiên cứu SGK trả lời, bổ sung, nhận xét . GV kết luận : Loài người do một loài vượn cổ chuyển biến thành Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là Người tối cổ (Người thượng cổ). ¶ Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là: + Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích Người tối cổ? Địa điểm? Tiến hoá trong cơ cấu tạo cơ thể? + Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội - HS: Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy A1. Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình. GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ. -Khái niệm vượn cổ : +Nguồn gốc của loài người :Do quá trình tiến hóa của sinh giới ; + Thời gian tồn tại:Khoảng 6 đến 15 triệu năm trước . + Đặc điểm đứng và đi bằng hai chân,2 chi trước có thể cầm ,năm;ăn hoa quả,củ và cả động vật nhỏ. +Địa điểm tìm thấy hóa thạch:Đông phi ,Tây Á,Đông Nam Á -Ngưới tối cổ: + Thời gian tồn tại:Từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước . + Đặc điểm đã là người,hoàn toàn đi dứng bằng hai chân,đôi tay trở nên khéo léo ,thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong nãotuy nhiên dáng đi còn lom khom,trán thấp và bợt ra sau,u mày còn cao Nơi tìm thấy di cốt ở :Đông Phi ,Đông Nam Á ,Trung Quốc,Châu Aâu.. Hoạt động 5: làm việc cả lớp và cá nhân - Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người đã có những thay đổi lớn lao. + Từ chỗ hái lượm, săn bắn Þ trồng trọt và chăn nuôi (người ta trồng một số cây lương thực và thực phẩm như lúa, bầu bí Đi săn bắn được thú nhỏ người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc nhỏ như chó, cừu, lợn, bò ). + Người ta biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và "cho có văn hoá" (tìm thấy cúc, kim xương). + Người ta biết làm đồ trang sức (vòng bằng vỏ ốc và hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu). + Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn đá ) GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn , sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc và thiên nhiên. Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới. + Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). - Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ: + Làm ra lửa. + Tìm kiếm thức ăn, săn bắt - hái lượm. - Quan hệ xã hội của Người Tối cổ được gọi là bầy người nguyên thuỷ. 2. Người tinh khôn và óc sáng tạo - Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong kỹ thuật chế tạo công cụ đá và nhiều công cụ khác + Đá cũ -> đá mới + Công cụ mới :lao, cung tên. 3. Cuộc cách mạng thời đá mới. - 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu. - Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Làm sạch tấm da thú che thân. + Làm nhạc cụ. Þ Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. 4. Sơ kết bài học - GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hoá. - Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ? - Những tiến bộ về kỹ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện? 5. Dặn dò - ra bài tập về nhà - Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK. Tuần 2 Bài 2 XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. - Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại. 2. Tư tưởng - Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh. 3. Kỹ năng Rèn cho Hs kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kỹ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh. - Mẫu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hoá từ vượn thành người ? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ? Câu hỏi 2: tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn? 2. Dẫn dắt bài mới Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hoá và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thuỷ - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn. Điều đó đưa đến xã hội bầy người nguyên thuỷ, một tổ chức hợp quần và sinh hoạt theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng khác đi. Số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc, mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (đông hơn trước gấp 2-3 lần) gồm 2, 3 thế hệ già trẻ chung dòng máu Þ Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn. Hình thức tổ chức ấy gọi là thị tộc - những người "cùng họ". Đây là tổ chức thực chất và định hình đầu tiên của loài người. GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc? HS nghe và đọc SGK trả lời. HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. + Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2-3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu. + Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức, chung lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm thức ăn. Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng. Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và ngược lại. Bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc. GV phân tích bổ sung để nhấn mạnh khái niệm hợp tác lao động Þ hưởng thụ bằng nhau - cộng đồng. Công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ với công việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh, con người không thể lao động riêng ... . - GV nhận xét và chốt ý: + Cuộc đấu tranh của một số lãnh tụ cách mạng trong các Đảng công nhân như La-phác-gơ (Pháp), Bêben, Rôda Lucxembua (Đức) tuy nhiên kết quả hạn chế do đấu tranh không triệt để. + Cuộc đấu tranh của Lênin – lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga – lên án ách thống trị của đế quốc thuộc địa đòi quyền tự quyết cho các dân tộc và bảo vệ học thuyết Mác. + Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các Đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. Quốc tế thứ 2 tan rã khi có chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. - Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội. - Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các Đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản ® Quốc tế thứ 2 tan rã. 4. Sơ kết bài học Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ học: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh lịch sử hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ 2? 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài mới. TỔ TRƯỞNG DUYỆT Tiet 51 Bài 40 QUỐC TẾ THỨ HAI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được: 1. Kiến thức - Nắm vững những hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lênin. Đảng công nhân xã hội dân chủ Ngq ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động. - Nắm được tình hình Nga trước cách mạng; diễn biến của cách mạng tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907. 2. Tư tưởng, tình cảm Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. 3. Kỹ năng Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản. II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga, chân dung Lênin. - Tư liệu về tiểu sử V.I.Lênin. III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi l: Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX? - Câu hỏi 2: Vì sao Quốc tế thứ 2 tan rã? 2. Dẫn dắt vào bài mới Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905 – 1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp - Trước hết, GV gọi một HS HS trình bày tóm tắt về tiểu sử của Lênin kết hợp giới thiệu chân dung Lênin. - GV nêu câu hỏi: Trình bày những hoạt động tích cực của Lênin thành lập đảng vô sản kiểu mới? - HS đọc SGK và tự trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung, trình bày và phân tích: + Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mácxit ở Pêtecbua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân – mầm mống của Đảng Macxit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đảng viên bị bắt. + 1900 Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. + Năm 1903, ĐH Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. - GV nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bônsêvich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Mensêvich) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin. - HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK nói về việc Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. I. V.I. Lênin và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội - Tiểu sử: Via-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22/04/1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. + Mùa thu năm 1895 Lênin thống nhất các nhóm Macxit ở Pêtecbua. - Năm 1900 Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. - Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bônsêvich đa số và Mensêvich thiểu số. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Cuộc ĐT chống lại phái cơ hội đầu thế kỷ XX ở Nga diễn ra như thế nào? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý : + Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh. + Duy nhất có Đảng Bônsêvich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng". - Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội trong Quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. + Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản. - Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình. Hoạt động 3: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình nước Nga trước cách mạng? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Đầu thế kỷ XX kinh tế công thương nghiệp Nga phát triển, xuất hiện các công ty độc quyền, đội ngũ công nhân đông đảo. + Về chính trị , duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga Hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn ® Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ. + Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc ® bùng nổ Cách mạng. II. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga Tình hình nước Nga trước cách mạng: - Về kinh tế : Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời. - Về chính trị: chế độ Nga Hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ ® đời sống nhân dân, công nhân khổ cực. - Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật ® xã hội mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng. Hoạt động 4: Cả lớp - GV trình bày những nét chính diễn biến: + Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pêtacbua và gia đình không vũ khí đến cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga Hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhận dựng chiến luỹ chuẩn bị chiến đấu. Kết hợp giới thiệu hình 75 SGK "Cuộc biểu tình ngày 09/01/1905". - HS đọc đoạn chữ nhỏ nói về diễn biến Tiếp đó, GV tiếp tục trình bày: Mùa thu năm 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. Tại Matxcơva, tháng 12/1905 cuộc tổng bãi công ® khởi nghĩa vũ trang ® cuối cùng thất bại. Cách mạng bùng nổ: - Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pêtacbua và gia đình không vũ khí đến cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga Hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhận dựng chiến luỹ chuẩn bị chiến đấu. - Mùa thu năm 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. - Tại Matxcơva, tháng 12/1905 cuộc tổng bãi công ® khởi nghĩa vũ trang ® cuối cùng thất bại Hoạt động 5: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tính chất., ý nghĩa của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga? - HS đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của mình tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận: + Cách mạng 1905 – 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga, là Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - GV dừng lại hỏi: Tại sao nói đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới? - HS trả lời câu hỏi. - GV chốt ý: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới bởi vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN. - Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. - Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưỡng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh. 4. Sơ kết bài học Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ở phần dẫn dắt vào bài mới để củng cố kiến thức. 5. Dặn dò, ra bài tập về nhà - Học bài cũ. - Ôn tập toàn bộ học kỳ. TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Tài liệu đính kèm: