Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trọn nghề có cơ sở khoa học - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trọn nghề có cơ sở khoa học - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm ý nghĩa , tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.

- Nắm những nguyên tắc chọn nghề, các câu hỏi khi chọn nghề.

2. Kĩ năng:

-Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi thi tốt nghiệp THCS.

- Xác định được một số nghề mà bản thân yêu thích.

3. Thái độ:

Bước đầu biết ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

B. Nội dung và hình thức:

1.Nội dung:

- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.

- Những nguyên tắc của việc chọn nghề.(trọng tâm).

- Ý nghĩa của việc chọn nghề.

2.Hình thức:

- Nghe giới thiệu các nguyên tắc chọn nghề, ý nghiã của việc chọn nghề.

- Trao đổi ,thảo luận nhóm, trò chơi.

C. Chuẩn bị:

1.Phương tiện:

 Văn bản về 3 nguyên tắc chọn nghề, 3 câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề, ý nghĩa của việc chọn nghề.

2.Tổ chức:

-GV cho HS thực hành 3 nguyên tắc, các câu hỏi ý nghĩa bằng lời, bảng phụ.

- Trao đổi , thảo luận.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trọn nghề có cơ sở khoa học - Năm học 2008-2009 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: Ý NGHĨA , TẦM QUAN TRỌNG
 CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC.
NS: 9/9/08	ND: 11/9/08
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nắm ý nghĩa , tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.
- Nắm những nguyên tắc chọn nghề, các câu hỏi khi chọn nghề.
2. Kĩ năng:
-Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi thi tốt nghiệp THCS.
- Xác định được một số nghề mà bản thân yêu thích.
3. Thái độ:
Bước đầu biết ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
B. Nội dung và hình thức:
1.Nội dung:
- Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
- Những nguyên tắc của việc chọn nghề.(trọng tâm).
- Ý nghĩa của việc chọn nghề.
2.Hình thức:
- Nghe giới thiệu các nguyên tắc chọn nghề, ý nghiã của việc chọn nghề.
- Trao đổi ,thảo luận nhóm, trò chơi.
C. Chuẩn bị:
1.Phương tiện:
	Văn bản về 3 nguyên tắc chọn nghề, 3 câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề, ý nghĩa của việc chọn nghề.
2.Tổ chức:
-GV cho HS thực hành 3 nguyên tắc, các câu hỏi ý nghĩa bằng lời, bảng phụ.
- Trao đổi , thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành 3 nguyên tắc chọn nghề:
GV: Giới thiệu cơ sở Kh của việc chọn nghề.
GV: Giới thiệu 3 nguyên tắc 
( bảng phụ)
HS: Đọc đoạn “3 câu hỏi được đặt ra khi chọn nghề ’’.
HS: Thảo luận:
?1) Mối quan hệ chặt chẽ giữa3 câu hỏi đó?
?2)Trong chọn nghề có cần bổ sung câu hỏi nào khác không? 
GV: Gợi ý cho HS tìm ví dụ để chứng minh rắng: không được vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.
(GV đưa ra ví dụ).
GV: Cho HS chép vào vở phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành ý nghĩa của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
GV: Trình bày tóm tắt 4 ý nghĩa của việc chọn nghề.
-Mổi tổ bốc xăm trình bày ý nghĩa của việc chọn nghề.Cử đại diện trình bày.Cả lớp bổ sung.
GV: Đánh giá, nhấn mạnh nội dung cơ bản, cần thiết( bảng phụ).
Hoạt động3 Tổ chức trò chơi.
-Hình thức: Các tổ thi tìm các bài hát về chủ đề lao động và xây dựng đất nước .( phải hát được bài hát)
-Thời gian: 25 phút.
I. Ba nguyên tắc chọn nghề
1.Cơ sở KH của việc chọn nghề
- Về phương diện sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lý.
- Về phương diện tâm lý
- Về phương diện sinh sống
2. Những nguyên tắc chọn nghề:
a. Nguyên tắc thứ nhất; Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích.
b. Nguyên tắc thứ hai: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chhát hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
c. Nguyên tắc thứ ba: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của đất nước.
3. Ba câu hỏi đặt ra khi chọn nghề:
a. “Tôi thích nghề gì”?
b. “Tôi làm được nghề gì”?
c. “Tôi cần làm nghề gì”? 
4. Ý nghĩa của việc chọn nghề:
a. Ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề.
b. Ý nghĩa xã hội
c. Ý nghĩa giáo dục.
d. Ý nghĩa chính trị
*Ghi nhớ (bảng phụ)
TRONG KHI CÒN HỌC TRONG TRƯỜNG THCS, MỖI HỌC SINH PHẢI CHUẨN BỊ CHO MÌNH SỰ SẴN SÀNG VỀ TÂM LÍ ĐI VÀO LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP, THỂ HIỆN Ở CÁC MẶT SAU:
1.Tìm hiểu về một số nghề mà mình yêu thích.
2. Học thật tốt các môn học liên quan đến việc học nghề với thái độ vui vẻ, thoải mái, thích thú.
3. Rèn luyện một số kĩ năng, kĩ xảo lao động mà nghề đó yêu cầu, một số phẩm chất nhân cách mà người lao động trong nghề phải có.
4. Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề.
II. Trò chơi:
 VD:
-Đường cày đảm đang.
-Người đi xây hồ kẽ gổ
E. Đánh giá chủ đề.
-HS viết thu hoạch:
?1- Em nhận thức được những gì qua buổi giáo dục hướng nghiệp này?
?2-Nêu ý kiến của mình? (Em yêu thích nghề gì? Nghề gì phù hợp với khả năng của em? Hiện nay ở quê em có những nghề nào đang cần nhân lực?)
 ************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUDE 1.doc