1. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu :
- Thế nào là tôn sư trọng đạo? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
- HS biết kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.Biết phê phán những hành vi ,thái độ
vô lễ với thầy cô giáo
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô giáo và học sinh nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất trong dạy học
2. Chuẩn bị hoạt động :
GV: Tài liệu ,hướng dẫn của Tổng phụ trách đội, một số tình huống
HS: Chuẩn bị các câu ca dao ,tục ngữ ,bài hát, mẩu truyện hay về thầy cô giáo
3.Tiến hành hoạt động :
Hoạt động I: Tìm hiểu thế nào là "Tôn sư trọng đạo"
-Thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?
Tôn sư trọng đạo biểu hiện như thế nào?
-Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"?
-Em đã được học ,được đọc bài thơ nào ca ngợi công lao của người thầy?
-Em hãy đọc diễn cảm bài thơ đó?
Tình cảm thầy trò cũng là nội dung quen thuộc trong câu ca dao,hãy đọc câu ca dao mà em tâm đắc nhất?
"Tôn sư trọng đạo" là tôn trọng ,kính yêu,biết ơn những người thầy giáo cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi; Biết coi trọng và thực hiện theo những đạo lí mà thầy cô đã dạy.Tôn sư trọng đạo biều hiện qua tình cảm, thái độ ,hành động , việc làm tốt đẹp
" Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
Vì sao chúng ta cần tôn sư trọng đạo?
-Hãy kể những việc làm của em và các bạn đã làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?
HS: Lần lượt đại diện kể về việc làm của mình
- Hãy kể về một kỷ niệm đẹp về thầy cô giáo?
Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.Em hãy hát tặng các thầy cô giáo một bài hát
HS: Lần lượt hát cá nhân và tập thể ýnghĩa: Là nét đẹp trong ttân hồn mỗi người, là truyền thống quý báu của dân tộc
Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2009 Chủ điểm tháng 10: làm thế nào để học tập, rèn luyện tốt theo lời bác hồ dạy A. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác . - Kính yêu Bác , trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em . - Biết thực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt , rèn luyện tốt . B. Chuẩn bị hoạt động : Về phương tiện : Tìm hiểu năm điều Bác Hồ dạy : - Thi hỏi đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ - Một số tiết mục văn nghệ . 2) Tổ chức : - GVCN nêu chủ đề hoạt động , mục đích yêu cầu chung và giao cho lớp trưởng điều hành lớp tổ chức thực hiện . - Lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các nhóm .Mỗi nhóm thảo luận một lời dạy của Bác về ý nghĩa , lấy ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạy của bản thân ,tìm các câu từ ngữ, hình ảnh ,bài hát ca ngợi Bác hồ - Lớp trưởng hội ý với cán bộ lớp bàn bạc thống nhất kế hoạch hoạt động phân công công việc cụ thể cho từng thành viên . Cử ban giám khảo ( mỗi tổ cử 1 bạn ) -Thống nhất cách chấm điểm và thang điểm ( Lớp trưởng , lớp phó , 4 tổ trưởng ) -Tổ trưởng đôn đốc các thành viên của tổ tìm hiểu năm điều Bác hồ dạy - Mỗi tổ chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ . C. Tiến hành hoạt động : 1)Khởi động : - Cả lớp hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” Thi hỏi đáp - Thảo luận : - Bạn lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi . Các bạn thảo luận về ý nghĩa của các lời dạy đó - Các thành viên trong lớp bổ sung nếu tổ được trả lời mà chưa trả lời đầy đủ hoặc sai . - Cuối cùng ban giám khảo tổng kết điểm của từng tổ và trao thưởng Văn nghệ : - Bạn lớp phó văn nghệ giới thiệu lần lượt các tổ tiết mục văn nghệ lên trình bày 4) Liên hệ bản thân: -Các nhóm cử đại diện kể một việc làm điển hình của bản thân về việc thực hiện lời dạy của Bác - Tìm ra lời dạy nào của Bác mà mình chưa thực hiện được và viết lời hứa thực hiện(Làm cá nhân).Căn cứ vào đó, Ban cán sự lớp theo dõi, tổng kết xét thi đua cho từng thành viên trong đợt thi đua 20/11 Đ.Kết thúc hoạt động : - GVCN nhận xét buổi hoạt động ý thức ,thái độ ,năng lực của các tổ và từng thành viên trong lớp . Tuyên dương tổ có thành tích cao nhất .Khen thưởng các thành viên trong đợt tổng kết thi đua 20/11 E.Hướng dẫn về nhà : - Thuộc và vận dụng lời dạy của Bác trong học tập ,cũng như trong cuộc sống Ngày tháng 12 năm 2009 Tháng : 11 Chủ điểm : Tôn sư trọng đạo 1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu : - Thế nào là tôn sư trọng đạo? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? - HS biết kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.Biết phê phán những hành vi ,thái độ vô lễ với thầy cô giáo - Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô giáo và học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học 2. Chuẩn bị hoạt động : GV: Tài liệu ,hướng dẫn của Tổng phụ trách đội, một số tình huống HS: Chuẩn bị các câu ca dao ,tục ngữ ,bài hát, mẩu truyện hay về thầy cô giáo 3.Tiến hành hoạt động : Hoạt động I: Tìm hiểu thế nào là "Tôn sư trọng đạo" -Thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo? Tôn sư trọng đạo biểu hiện như thế nào? -Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"? -Em đã được học ,được đọc bài thơ nào ca ngợi công lao của người thầy? -Em hãy đọc diễn cảm bài thơ đó? Tình cảm thầy trò cũng là nội dung quen thuộc trong câu ca dao,hãy đọc câu ca dao mà em tâm đắc nhất? "Tôn sư trọng đạo" là tôn trọng ,kính yêu,biết ơn những người thầy giáo cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi; Biết coi trọng và thực hiện theo những đạo lí mà thầy cô đã dạy.Tôn sư trọng đạo biều hiện qua tình cảm, thái độ ,hành động , việc làm tốt đẹp " Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo Vì sao chúng ta cần tôn sư trọng đạo? -Hãy kể những việc làm của em và các bạn đã làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo? HS: Lần lượt đại diện kể về việc làm của mình - Hãy kể về một kỷ niệm đẹp về thầy cô giáo? Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.Em hãy hát tặng các thầy cô giáo một bài hát HS: Lần lượt hát cá nhân và tập thể ýnghĩa: Là nét đẹp trong ttân hồn mỗi người, là truyền thống quý báu của dân tộc Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà -Tự rèn luyện ,trau dồi bản thân, cố gắng,nỗ lực trong học tập để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo,phát huy truyền thống của dân tộc -Phấn đấu đạt nhiều điểm tốt để dâng lên các thầy cô giáo Ngày soạn : 05 tháng 12 năm 2009 Tháng : 12 Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn 1.Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta của dân tộc ta. HS tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để nâng cao trình độ phát huy truyền thống tốt đẹp đó . 2. Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện : +Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quân và dân ta . +Các bài hát , bài thơ ca ngợi quê hương đất nước . + Một số câu hỏi câu đố về truyền thống cách mạng thuộc một giai đoạn lịch sử . 2. Tổ chức : - Cán bộ lớp : + Xây dựng chương trình hoạt động . + Phân công ngươì điều khiển chương trình : Em Mai Văn Ninh- Lớp trưởng + Trang trí lớp : Tổ 2 . + Văn nghệ : Trần thị Vân Anh,Hồ Thị Vân, Trần Văn Dũng - GVCN : Góp ý xây dựng cho cán bộ lớp các công việc kể trên . 3.Tiến hành hoạt động : Khởi động : Cả lớp hát tập thể bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” Giới thiệu truyền thống"Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta,là truyền thống quý báu, là đạo lí của cuộc sống.Thế hệ chúng ta được thừa hưởng những thành quả của cha ông để lại. Chúng ta phải làm gìđể xứng đáng với thế hệ cha anh? Hoạt động nhóm thảo luận chủ đề: -Thế nào là "Uống nước nhớ nguồn"? -Tìm câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề này? -Kể những việc là của em và các bạn đã làm thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"? Tại sao chúng ta phải uống nước nhớ nguồn? -Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân là ngày nào? -Hãy kể tên những bài hát ,bài thơ ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ? 4.Hoạt động Kể chuyện Bác hồ với lực lượng vũ trang - Mỗi nhóm cử đại diện mỗi nhóm lên kể -Lựa chọn HS có giọng kể tốt, mẩu chuyện hay để thi trong đợt thi Kể chuyện chào mừng ngày 22/12 sắp tới 5. Kết thúc hoạt động : GVCN lên phát biểu ý kiến, nhận xét tinh thần ,thái độ học tập ,kết quả của mỗi nhóm Tuyên dương cá nhân và nhóm tích cực và động viên học sinh thực hiện tốt quy định nề nếp để noi gương thế hệ cha ông ta .
Tài liệu đính kèm: