/ Yêu cầu giáo dục :
Giúp học sinh :
• Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968.
• Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Tuần 1 Hoạt động 1-2 Chủ điểm tháng 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968. Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: - Địa điểm :phòng học lớp 61 - Thời gian : Tiết sinh hoạt NGLL - Nội dung : Thư gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 ( Trích ). Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968 (Trích). - Hình thức : Nghe, giới thiệu hoặc đọc thư Bác. Trao đổi, thảo luận, nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác Hồ. III/ Chuẩn bị cho hoạt động : Chuẩn bị hai lá thư của Bác để đọc trước lớp. Chuẩn bị câu hỏi thảo luận : Bác khuyên HS phải làm gì ? Những câu nào cần chú ý nhất ? Vì sao? Suy nghĩ về nhiệm vụ. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ hoặc câu chuyện về Bác, về thiếu niên với bác Hồ. IV/ Tiến hành và kết thúc hoạt động : - DCT: Chúng ta cùng hát vang lên bài ca" Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ chí Minh" - DCT: Tuyên bố lí do Bác Hồ- vị cha già đáng kính của dân tộc. Người đã dành trọn cuộc đời mình cho non sông đất nước, vì hạnh phúc muôn dân....Hôm nay chúng ta cùng đọc lại thư của Bác để thấy được tình cảm sâu sắc mà Bác đã dành cho chúng ta. -DCT: Mời lớp trưởng lên đọc thư Bác. - DCT: mời các nhóm tiến hành thảo luận theo câu hỏi đã chuẩn bị. 1/ Bác khuyên HS phải làm gì ? 2/ Những câu nào cần chú ý nhất ? Vì sao? 3/ Suy nghĩ về nhiệm vụ. V/ Tổ chức rút kinh nghiệm – Đánh giá kết quả : - DCT mời gVCN lên nhận xét đánh giá. LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI “ I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : Hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “Chăm ngoan, học giỏi “ theo lời Bác dạy. Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tập tốt. Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đã đề ra. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: - Địa điểm : phòng học lớp 6/1 - Thời gian : Tiết sinh hoạt NGLL - Nội dung : - Chương trình : “ Chăm ngoan, học giỏi “ của lớp. Đăng ký và giao ước thi đua giữa các tổ. Trình bày văn nghệ theo chủ đề “ Chăm ngoan, học giỏi, biết ơn thầy, cô”. - Hình thức : Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ. IIII/ Chuẩn bị cho hoạt động : Về phương tiện : - Chương trình hành động của lớp. - Chỉ tiêu thi đua của tổ. - Vài tiết mục văn nghệ, chuyện Về tổ chức : - Cử người điều khiển chương trình và thư ký. - Phân công trang trí( tổ trực) IV/ Tiến hành hoạt động: Theo quá trình chuẩn bị và thực hiện theo nội dung đã chuẩn bị ở trên. Hát tập thể : Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, người tham dự, người điều hành chương trình. Thực hiện chương trình : - Lớp trưởng trình bày chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu hành động “Chăm ngoan, học giỏi” của lớp. - Lớp thảo luận để đi đến nhất trí. - Đại diện tổ giao ước thi đua. - Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận, động viên cả lớp quyết tâm thi đua thực hiện tốt. * Văn nghệ V/ Tổ chức rút kinh nghiệm – Đánh giá kết quả : Giáo viên chủ nhiệm biểu dương tham gia hoạt động của cá nhân, nhóm tổ. Nhắc nhở các tổ, các cá nhân thực hiện tốt giao ước. Chuẩn bị cho hoạt động sắp tới “Trao đổi kinh nghiệm học tập “./ . Tuần 3 Hoạt động 3-4 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP Ở CẤP THCS I/ Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : Biết được những kinh nghiệm học tập tốt. Tự tin, chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: Địa điểm : phòng học lớp 6/1 Nội dung : - Chương trình : Trao đổi kinh nghiệm học tập ở cấp THCS. Hình thức hoạt động : Nghe, giới thiệu kinh nghiệm học tập. Trao đổi, thảo luận, giao lưu. III/ Chuẩn bị cho hoạt động : Về phương tiện : - Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của GV. - Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập từng bộ môn học. - Vài tiết mục văn nghệ, chuyện Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với GV bộ môn giới thiệu các học sinh có kinh nghiệm học tập tốt trao đổi với lớp. - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi : “ vì sao phải đổi mới phương pháp học tập ?”. - Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích của hoạt động và cùng cả lớp thống nhất chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Phân công mời các báo cáo viên (các anh chị HS lớp trên ); cử người điều khiển chương trình, thư ký, trang trí IV/ Tiến hành hoạt động: Theo quá trình chuẩn bị và thực hiện theo nội dung đã chuẩn bị ở trên. Hát tập thể : Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, người tham dự, người điều hành, chương trình. Thực hiện chương trình : - Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các báo cáo viên lên báo cáo. - Lớp thảo luận trao đổi với báo cáo viên. Văn nghệ IV/ Tổ chức rút kinh nghiệm – Đánh giá kết quả :. Tuyên bố kết thúc. Giáo viên chủ nhiệm tổng kết buổi thảo luận. Rút ra bài học kinh nghiệm tốt ở THCS. THI VĂN NGHỆ GIỮA CÁC TỔ I)- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu rõ khả năng văn nghệ của tổ, lớp Có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, chân thành, tôn trọng bạn bè khi họ thể hiện khả năng văn nghệ của mình. Biết hưởng ứng và động viên nhau tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường II/ Nội dung và hình thức hoạt động: . Địa điểm: phòng học lớp 6/1 . Nội dung: Chương trình : THI VĂN NGHỆ GIỮA CÁC TỔ Hình thức hoạt động: Thi văn nghệ giữa các tổ III/ Chuẩn bị cho hoạt động: Về phương tiện hoạt động - Các tiết mục văn nghệ - Nhạc cụ - Trang phục - Hoa và tặng phẩm Về tổ chức: - GV chủ nhiệm họp với các tổ để phân công chuẩn bị các tiết mục dự thi của tổ, tập luyện và chuẩn bị trang phục. - Cán bộ văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và cùng GVCN xây dựng chương trình cuộc thi. - Lập ban giám khảo và xây dựng biểu điểm - Cử người điểu khiển - Phân công trang trí IV/ Tiến hành hoạt động: Theo quá trình chuẩn bị và thực hiện theo nội dung đã chuẩn bị ở trên. Hát tập thể : Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, người tham dự, người điều hành chương trình Thực hiện chương trình Mỗi tổ 3 tiết mục văn nghệ Thông qua thể lệ + Đúng chủ đề 1d + Có phụ họa 2d + Tinh thần tập thể 1d + Trang phục đẹp 2d DCT lần lượt mời các đội lên dự thi BGK cho điểm công khai IV)- Tổ chức rút kinh nghiệm – Đánh giá kết quả: Nhận xét của GVCN. Triển khai kế hoạch sinh hoạt tuần đến.
Tài liệu đính kèm: