I\ Mục tiêu:
-Nhận biết được đường thẳng, mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng.
- Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Vận dụng giải các bài toán thực tế.
II\ Chuẩn bị:
Bảng phụ bài 12, 13 ; mô hình hình hộp chữ nhật.
III\ Hoạt động dạy học:
1\ Giới thiệu hình ảnh thực tế:
Ở sân tập thể dục nhảy cao xem trụ xà là hình ảnh của đường thẳng và mặt nệm là hình ảnh mặt phnẳg ta có đường thẳng song song với mặt phẳng.
2\ Nội dung bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1\ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
?1: quan sát hình hộp chữ nhật
-AA có vuông góc với AB và AD không? Vì sao?
AB và AD cắt nhau tại A
Khi AA vuông góc với hia đường thẳng cắt nhau thuộc mp(ABCD) ta nói AA mp(ABCD)
Nhận xét: Khi AA vuông góc với mp(ABCD) tại A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A thuộc mặt phẳng đó.
Hai mặt phẳng vuông góc:
Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau
Thực hiện ?2, ?3
Vì các mặt AADD và AABB là các hình chữ nhật nên AA vuông góc với AB và AD
Tiết 55: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I\ Mục tiêu: Nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật. Biết xác định số cạnh số đỉnh, số mặt của hình hộp chữ nhật. Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao. Nắm được các khái niệm điểm ; đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian. II\ Chuẩn bị: Các mô hình , dụng cụ thước 6 thanh cây bằng nhau. Bảng phụ hình vẽ hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Bảng phụ bài ? III\ Hoạt động dạy học: 1\ Giới thiệu chương IV: Giới thiệu lần lượt các mô hình ( vật thể trong không gian) Nêu điểm khác nhau giữa các hình trong hình học phẳng với các hình trong hình học không gian. Đố: Từ 6 đoạn thẳng bằng nhau hãy xếp thành 4 tam giác đều Học sinh cả lớp suy nghĩ và thực hiện 2\ Nội dung bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Hình hộp chữ nhật: Treo bảng phụ hình vẽ Kết hợp mô hình giới thiệu hình hộp chữ nhật. Giới thiệu các mặt, đỉnh và cạnh VD: Mặt ABCD, đỉnh A’; Cạnh CD Quan sát mô hình cho biết hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, mặt , cạnh? Nêu tên đỉnh, mặt , cạnh đó? AB: là cạnh chung của hai mặt nào? Hãy tên hai mặt có cạnh chung, không có cạnh chung? Giới thiệu hai mặt đối diện. Hai mặt đối diện có thể xem là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật. Nêu tên hai mặt đối diện ? Có bao nhiêu cặp mặt đối diện ? HS : 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt AB là cạnh chung của hai mặt ABCD và AA’B’B ? HS trả lời HS trả lời Có 3 cặp mặt đối diện. Chú ý: Tùy theo cách chọn mặt đáy, các mặt còn lại gọi là các mặt bên. Hãy nêu tên cac mặt bên khi DCC’D’ là mặt đáy? Khi 6 mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình vuông ta gọi đó là hình gì? Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình vuông. Vậy bao diêm có dạng hình gì? Cho ví dụ thực tế về hình hộp chữ nhật; hình ;lập phương. Bài tập củng cố: 1\ Chọn câu Đúng/ sai a\ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình bình hành. b\ Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật. c\ Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông d\ Hình lập phương có 12 cạnh đều bằng nhau. 2\ Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ Tìm những cạnh bằng nhau. Chú ý cách viết kí hiệu . Yêu cầu học sinh giải thích HS trả lời Gọi là hình lập phương Bao diêm có dạng hình hộp chữ nhật. Hs cho ví dụ. a\ Sai b,c,d: Đúng AM=BN=CP=QD BC=AD=MQ=NP AB=MN=PQ=CD 2\ Mặt phẳng và đường thẳng: Thực hiện ?: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ . Hãy kể tên các mặt các cạnh, các đỉnh của hình hộp. Treo bảng phụ gọi học sinh điền vào chỗ trống Các đỉnh: A,B,C như các điểm Các cạnh: AB,AC,A’D’ như các đoạn thẳng trong hình học phẳng. Mỗi mặt là một phần của mặt phẳng. VD: mặt ABCD là một phần của mặt phẳng (ABCD) Chú ý cách kí hiệu mặt phẳng. Đường thẳng đi qua hai điểm A, B thì nằm trọn trong mặt phẳng (ABCD) Trắc nghiệm: Các khẳng định sau đúng hay sai. a\ Nếu một đường thẳng nằm trong một mặt phẳng thì mọi điểm thuộc đường thẳng đó đều thuộc mặt phẳng. b\ Nếu một điểm không thuộc một mặt phẳng thì điểm đó không thuộc bất cứ đường thẳng nào trong mặt phẳng đó. c\ Trong một mặt phẳng thì các hình đều có tính chất như trong hình học phẳng. d\ Ta có thể tính được độ dài đường thẳng và tính được diện tích của mặt phẳng. a,b,c: đúng d: sai 3\ Luyện tập: Bài 2: sgk a\ CDD’C’ là hình chữ nhật O là trung điểm C’D nên cũng là trung điểm của CD’ Do đó O thuộc CD’ b\ K không thuộc mặt phẳng (CDD’C’) mà DD’ là một đường thẳng thuộc mặt phẳng (CDD’C’) nên K không thuộc DD’ 4\ Hướng dẫn về nhà: Nắm vững bài học, làm các bài tập 3 sgk, 2 sbt IV\ Rút kinh nghiệm:.................................................................................................. Tiết 56: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT ( tiếp theo) I\ Mục tiêu: -Nắm được khái niệm hai và nhận biết được hai đường thẳng song song trong không gian. Nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. II\ Chuẩn bị: Mô hình, bảng phụ hình vẽ. III\ Hoạt động dạy học: 1\ Kiểm tra bài cũ: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? hãy kể tên các mặt đó. HS trả lời 2\ Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Hai đường thẳng song song trong không gian: Thực hiện ?1 Rút ra kết luận : Trong không gian hai đường thẳng a và b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung. Hãy tìm các đường thẳng song song với CD ? Với hai đường thẳng phân biệt a và b trong không gian có những vị trí tương đối nào? Trên hình tìm đường thẳng cắt nhau, song song , không cùng nằm trong một mặt phẳng với đường thẳng BC? A’D’ và BC có song song với nhau hay không? Hai đường phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau. Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời AB và C’D’ a\ cắt nhau b\ song song với nhau c\ không cùng nằm trong một mặt phẳng nào. Hs trả lời Hs trả lời 2\ Đường thẳng song song với mặt phẳng Hai mặt phẳng song song Ví dụ thực tế: mặt bàn và mặt ghế cho ta hình ảnh của hai mặt phẳng song song. Hãy lấy ví dụ khác ?2: quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi: -AD có song song với A’D’ khong? -A’D’ có nằm trong mặt phẳng (ABCD) không? Khi đường thẳng A’D’ không nằm trong mp(ABCD) mà song song với một đường thẳng AD thuộc mặt phẳng này thì ta nói A’D’// mp(ABCD) Qua đó nhấn mạnh điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng. ?3 : Tìm các đường thẳng song song với mặt phẳng (A”B’C’D’) Dẫn đến hai mặt phẳng song song: Trong mặt phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng đó song song. Thực hiện ?4 Nêu nhận xét sgk Hs lấy ví dụ AD//A’D’ vì cùng nằm trong mp(ADD’A’) và không có điểm chung. A’D’không nằm trong mp(ABCD) HS trả lời HS giải thích , bổ sung Dặn dò: Xem kĩ bài học về các điều kiện để xác định hai đường thẳng song song, hai mặt phẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng. Làm các bài tập 6,8,9 sgk IV\ Rút kinh nghiệm:.................................................................................................. Tiết 57:THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I\ Mục tiêu: -Nhận biết được đường thẳng, mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng. - Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Vận dụng giải các bài toán thực tế. II\ Chuẩn bị: Bảng phụ bài 12, 13 ; mô hình hình hộp chữ nhật. III\ Hoạt động dạy học: 1\ Giới thiệu hình ảnh thực tế: Ở sân tập thể dục nhảy cao xem trụ xà là hình ảnh của đường thẳng và mặt nệm là hình ảnh mặt phnẳg ta có đường thẳng song song với mặt phẳng. 2\ Nội dung bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc ?1: quan sát hình hộp chữ nhật -A’A có vuông góc với AB và AD không? Vì sao? AB và AD cắt nhau tại A Khi A’A vuông góc với hia đường thẳng cắt nhau thuộc mp(ABCD) ta nói A’A mp(ABCD) Nhận xét: Khi A’A vuông góc với mp(ABCD) tại A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng đi qua A thuộc mặt phẳng đó. Hai mặt phẳng vuông góc: Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại ta nói hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau Thực hiện ?2, ?3 Vì các mặt A’ADD’ và AA’B’B là các hình chữ nhật nên A’A vuông góc với AB và AD 2\ Thể tích của hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật có kích thước a, b,c thì có công thức tính thể tích như sau: V= a.b.c Hình lập phương có phải là hình hộp chữ nhật không? Ta có công thức tính thể tích hình lập phương có cạnh a là : V= a3 Nêu VD: sgk Hình lập phương là hình hộp chữ nhật với các kích thước bằng nhau 3\ Bài 11 sgk a\ Tính các kích thước của hình hộp chữ nhật biết chúng tỉlệ với các số 3,4,5 và thể tích của hình hộp chữ nhật là 480 cm3 . b\ Diện tích toàn phần của một hình lập phương là 486 m2 thì thể tích của nó là bao nhiêu? a\ Gọi các kích thước của hình hộp chữ nhật là a,b,c ta có: Mà V=a.b.c=480 cm3 Nên ta có 60 k3=480 Vậy a=6 cm ;b=8 cm ;c=10cm Treo bảng phụ bài 12,13 Hs GV đánh giá kết quả Chia Hs làm 2 nhóm thực hiện HS nhận xét bổ sung Dặn dò : Nắm vững công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương Làm các bài tập 14,15,17 sgk IV\ Rút kinh nghiệm:.................................................................................................. Tiết 58: LUYỆN TẬP I\ Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng toán học vào thực tế. Củng cố các kiến thức đã học II\ Chuẩn bị: Mô hình III\ Hoạt động dạy học: 1\ Kiểm tra bài cũ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước 2cm ,3 cm,4 cm V = 2.3.4=24 cm3 2\ Sửa bài tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài 14: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2 m. Lúc đầu bể khống có nước Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước chứa 20 lít nước mỗi thùng thì mực nước của bể cao 0,8 m a\ Tính chiều rộng của bể nước b\ Đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu m? 20 lit= 20 dm3 120 thùng =120.20 dm3 =2400 dm3=2,4m3 Gọi chiều rộng của bể là x ta có : V= 2.x.0,8=2,4 x=1,5 m b\ 60 thùng nước có thể tích là : 60.0,02 m3=1,2 m3 Khi đổ vào bể 60 thùng nước vào bể làm mực nước trong bể dâng cao: 1,2:( 2.1,5)=0,4 m Vậy bể cao 0,4+0,8=1,2 m Bài 17\ Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH a\ Kể tên các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) b\ Đường thẳng AB song song với những mặt nào? c\ AD song so ... g và nắm các yếu tố của nó Các hình hộp chữ nhật hình lập phương có phải là lăng trụ đứng không? Tiết 59: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I\ Mục tiêu: -Nắm được các yếu tố của lăng trụ đứng ( đỉnh, cạnh,mặt bên, mặt đáy, chiều cao) -Biết gọi tên lăng trụ đứng theo đa giác đáy --Biết cách vẽ lăng trụ đứng theo 3 bươc ( đáy, mặt bên, đáy thứ hai) -Củng cố khái niệm song song. II\ Chuẩn bị: Mô hình lăng trụ đứng tứ giác, tam giác, lục giác III\ Hoạt động dạy học: 1\ Giới thiệu lăng trụ đứng: HS quan sát hình vẽ sgk HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Hình lăng trụ đứng: GV cho hs quan sát mô hình lăng trụ đứng Chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt bên, mặt dáy Các đoạn AA’; BB’; CC’; DD’ song song và bằng nhau gọi là các cạnh bên Hai mặt ABCD , A’B’C’D’ là hai đáy Trong hình đó là hai tứ giác nên ta gọi là lăng trụ đứng tứ giác. Nếu đáy là tam giác ta gọi lăng trụ gì? A,B,C,D,A’,B’,C’,D’ là các đỉnh Các mặt ADD’A’; BCC”B’.. là những hình chữ nhật gọi là các mặt bên của hình chữ nhật. Đáy là tam giác ta gọi là lăng trụ đứng tam giác. Thực hiện ?1 Trong hình hộp đứng các cạnh bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Các mặt bên vuông góc với 2mặt phẳng đáy. Theo em hình hộp chữ nhật, hình lập phương có phải là hình lăng trụ đứng không? Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp đứng. Thực hiện ?2 Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng 2\ Nêu phần ví dụ và chú ý sgk Chú ý: sgk Dặn dò: Nắm các yếu tố của lăng trụ đứng Làm các bài tập 19,21 sgk Tìm cong thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng IV\ Rút kinh nghiệm:.................................................................................................. Tiết 60::DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG MỤC TIÊU: Nắm được công thức tính diện tích lăng trụ đứng, diện tích toàn phần, vì sao só công thức như vậy. CHUẨN BỊ: SGK, giáo án, bảng phụ. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Kiễm tra bài cũ: Làm bài 22/ 109 sgk GIÁO VIÊN HỌC SINH Hoạt động 2: Công thức tính diện tích xung quanh Yêu cầu hs làm ? Các mặt bên Chu vi đáy Độ dài các cạnh của hai đáy là bao nhiêu? Diện tích của mỗi hình chữ nhật là bao nhiêu? Tổng diện tích của của cả ba hcn là bao nhiêu? Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích của các mặt bên. Ta có: Tổng diện tích của ba mặt bên là: 3.2,7 + 3.1,5 + 3.2= 3(2,7 + 1,5 + 2) Chiều cao Chu vi đáy Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ? Ta có công thức: Sxq= 2p.h p: nửa chu vi đáy. h: Là chiều cao. Diện tích toàn phần bằng tổng diện tích xung quanh và hai lần diện tích đáy. Hoạt động 3: Ví dụ Tính diện tích toàn phần cảu một lăng trụ đứng, đáy là tam giác vuông, theo các kích thước theo hình 101. Hoạt động 4: Cũng cố Bài 13 2,7cm; 1,5cm; 2cm Diện tích của mổi hình chữ nhật lần lượt là: 3.2,7=8,1 cm2 1,5.3=4,5cm2 2.3=6cm2 tổng diện tích ba mặt bên là: 8,1 + 4,5 + 6= 18,6 cm2 = chu vi đáy x chiều cao Ad pitago vào tam giác vuông ABC ta có: Diện tích xung quanh: Sxq= ( 3+4+5)9= 108cm2 Diện tích hai đáy: 2.1/2.3.4=12cm2 Diện tiùch toàn phần: Stp=108+12=120cm2 Bài 13: Hình 1: Stp= 2.(3+4).5+3.4.5 = 70+ 60=130cm2 hình 2: ta có: Sxq= (2+3+3.6).5=43cm2 Stp= 43+ 2.1/2. 2.3= 49 cm2 Dặn dò: Nắm được ct tính dt xq, dttp của hình lăng trụ đứng, làm bài tập trong sgk. Chuẩn bị bài mới IV\ Rút kinh nghiệm:............................................................................................. Tiết 631 THỂ TÍCH CỦA LĂNG TRỤ ĐỨNG I/ Mục tiêu: Qua bài này HS cần: Nắm vững công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng, vận dụng vào giải các bài toán liên quan. Củng cố các khái niệm trước đã học. II/ Phương tiện dạy học: Bảng phụ, SGK, SGV,SBT sách tham khảo, mô hình lăng trụ đứng. III/ Hoạt động trên lớp: 1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng. Làm bài tập: 25/ 111 sgk ( Đáp án: 836 cm 2) 2/ Bài mới GV HS +Nêu lại công thức tính thể tích HHCN với c1c kích thước là a, b, c? +Còn thể tích hình lăng trụ đứng tính như thế nào? +Quan sát hình sau: +Đáy là hình gì? +Đây là lăng trụ đứng có đáy là hcn. +Đáy lăng trụ đứng 106 b? +So sánh thể tích của hai lăng trụ này? +Nêu công thức tổng quát? +Tổng quát: +Chia lớp ra làm ba nhóm. Mỗi nhóm tự làm, sau đó nộp kết qủq, giáo viên nhận xét đúng, sai, hay, không hay. 1/Công thức tính htể tích V= a. b. c hay V = Sđáy. Chiều cao +HCN + Đây là lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông +Vhhcn = 2 Vtam giac +Thể tích lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. Công thức tính thể tích hình lăng trụ: V = S . h ( S: diện tích đáy, h là chiều cao) 2/ Ví dụ:Cho lăng trụ đứng với các kích thước như trên hình vẽ: Giải: Lăng trụ đã cho gồm một HHCN và một lăng trụ đứng tam giác có cùng chiều cao. *Thể tích HHCN: V1 = 4. 5 . 7 = 140 cm3 *Thể tích lăng trụ tam giác:V2= ½ . 5. 2 . 7= 35cm3 *Thể tích lăng trụ đứng tam giác: V = 140+35= 175 cm3 ** Nhận xét: có thể tính diện tích đáy của lăng rụ đứng ngũ giác rồi suy ra thể tích lăng trụ. 3/ Củng cố: 27, 28/113, 114 sgk 4/ Hướng dẫn về nhà: +Hướng dẫn bài 29 SGK. + Làm bài tập: 29, 30SGK. +Chuẩn bị trước bài tập phần luyện tập, tiết sau ta luyện tập. IV\ Rút kinh nghiệm:............................................................................................. Tiết 62: LUYỆN TẬP I\ Mục tiêu: -Vận dụng công thức tính thể tích của các vật dụng thực tế. II\ Chuẩn bị: Mô hình, thước III\ Hoạt động dạy học: 1\ Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng V= S.h Áp dụng tính thể tích của lăng trụ đứng tam; đáy là tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 3;4 chiều cao lăng trụ là 5 TL: 30 2\ Các bài luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bài 31: Treo bảng gọi học sinh lần lượt điền vào bảng Bài 32: a\ Tính thể tích lưỡi riều b\ Tính khối lượng lưỡi riều biết khối lượng riêng của sắt là 7,874 kg/dm3 Bài 34:Tính thể tích a\ Diện tích đáy hộp xà phòng là 28 cm2, chiều cao 8 cm b\ Hộp socola có diện tích mặt đáy là 12 cm2, chiều cao là 9 cm Hs điền vào bảng và nhận xét Diện tích một đáy là 20 cm2 Thể tích lưỡi riều là V=20.8=160 cm3=0,16 dm3 Khối lượng lưỡi rìu là m= D.V=0,16.7,874=1,26 kg a\ V= 28.8=224 cm3 b\ V= 12.9= 108 cm3 Dặn dò: Xem trước bài hình chóp đều và hình chóp cụt đều IV\ Rút kinh nghiệm:............................................................................................. Tiết 63: HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU I\ Mục tiêu: -Nắm được khái niệm, cách vẽ hình chóp, nhận biết đỉnh đường cao của hình chóp, biết gọi tên -Nắm được khái niệm hình chóp đều , hình chóp cụt đều II\ Chuẩn bị: Mô hình, các loại thước Hình cắt bài ? III\ Hoạt động dạy học: 1\ Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp và nhận xét 2\ Nội dung bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Hình chóp Đáy của hình chóp là một đa giác Các mặt bên của hình chóp là hình gì? S gọi là đỉnh của hình chóp SH là đường cao Đáy của hình chóp là một tứ giác ta gọi là hình chóp tứ giác S.ABCD Tương tự cách gọi cho đáy là tam giác , ngũ giác. Hs quan sát hình vẽ Các mặt bên của hình chóp là các tam giác 2\ Hình chóp đều: Hình chóp có đáy là đa giác đều gọi là hình chóp đều Trong hình chóp đều các mặt bên là hình gì? Các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau Hình chóp tứ giác đều Làm ? Hs thực hiện 3\ Hình chóp cụt đều: Khi cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy khi đó phnầ hình chóp nằm giữa mặt phẳng và mặt đáy là hình chóp cụt đều Các mặt bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân bằng nhau Dặn dò: -Nắm khái niệm hình chóp, hình chóp đều, hình chóp cụt đều Làm các bài tập 36, 38, 39 IV\ Rút kinh nghiệm:............................................................................................. Tiết 64: DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU I\ Mục tiêu: -Biết cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều - Biết cắt ráp hình . -Nắm công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình chóp đều II\ Chuẩn bị: Các hình bằng bìa III\ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1\ Công thức tính diện tích xung quanh Thực hiện ?1 như yêu cầu sgk Rút ra công thức tính diện tích xung quanh hình chóp đều là Sxq= p.d ( P nửa chu vi đáy, d trung đoạn hình chóp đều) Diên tích toàn phần của hình chóp đều bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy 2\ Ví dụ sgk Hướng dẫn học sinh xem cách giải sgk Dặn dò: Nắm công thức tính diện tích xung quanh, toàn phần của hình chóp đều Làm các bài tập 40, 41,42 Tiết 65: THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU I\ Mục tiêu: Nắm được công thức tính thể tích hình chóp đều Vận dụng giải các bài toán sgk II\ Chuẩn bị : Các dụng cụ hình 127 sgk III\ Hoạt động dạy học: 1\ Công thức tính thể tích: Bằng cách tiến hành như sgk rút ra công thức tính thể tích hình chóp đều V= S.h ( S diện tích đáy, h chiều cao) 2\ Ví dụ: Tính thể tích của một hình chóp tam giác đều biết chiều cao của hình chóp là 6 cm, bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là 6cm Từ bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đều hướng dẫn HS tìm cạnh của tam giác Nêu phần chú ý HS xem cách giải sgk Dặn dò: Làm các bài tập 45,46, 48,49 sgk
Tài liệu đính kèm: