Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 3

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 3

I/ MỤC TIÊU :

- HS ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song, nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.

- Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song.

II/ CHUẨN BỊ :

Bảng phụ, thước kẻ, thước đo góc.

III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ

- GV nêu yêu cầu kiểm tra:

HS1: Hãy điền tiếp số đo các góc còn lại ?

- GV yêu cầu HS lớp nhận xét và cho điểm phần trình bày của các bạn.

- GV đạt vấn đề vào bài.

HĐ2: 1. NHẮC LẠI KIẾN THỨC LỚP 6.

- GV: Thế nào là hai đường thẳng song song ?

- Nêu các vị trí giữa hai đường thẳng phân biệt ? - HS: Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song.

- Hai đường thẳng phân biệt hoặc cắt nhau hoặc song song.

HĐ3: 2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

- GV treo bảng phụ vẽ hình 17(SGK) để cho HS làm .

- Dự đoán các đường thẳng nào trên hình song song với nhau?

- So sánh số đo của các góc so le trong, đồng vị trong các hình trên?

- Dự đoán xem khi nào hai đường thẳng song song?

- GV có thể giới thiệu thêm tính chất nếu hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó cũng song song. - HS ước lượng bằng mắt và trả lời

a// b: Có cặp góc so le trong bằng nhau

 m // n: Có cặp góc đồng vị bằng nhau

 c // d : Có cặp góc so le trong không bằng nhau

- HS nêu Tính chất - SGK: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

Kí hiệu đường thẳng a song song với đường thẳng b: a // b

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 : Soạn ngày : Ngày dạy:
Tiết 5: Đ3. các góc tạo bởi một đường thẳng
Cắt hai đường thẳng	 
I/ Mục Tiêu : 
HS biết được tính chất : Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có mọt cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trng còn lại cũng bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau ; hai góc trong cùng phía bằng nhau.
HS có kĩ năng nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía.
Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập.
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, thước kẻ, thước đo góc. 
III/Tiến trình dạy học : 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
- 	Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Nêu tính chất cua hai góc đối đỉnh ?
Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Thế nào là đường trung trực của một đoạn 
thẳng ? 
GV yêu cầu HS lớp nhận xét và cho điểm phần trình bày của các bạn.
A
B
1
3
2
4
1
2
3
4
a
b
c
HĐ2: 1. Góc so le trong, góc đồng vị?
GV vẽ hình 
Cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, đỉnh B tạo thành trong hình vẽ trên?
GV giới thiệu đặc điểm về vị trí của các góc so với các đường thẳng để từ đó giới thiệu các cặp góc so le trong, góc đồng vị (Có thể giới thiệu thêm về các cặp góc trong cùng phía, ngoài cùng phía, so le ngoài).
HS làm sau đó GV treo bảng phụ bài 21(SGK) để củng cố. 
Yêu cầu HS lớp suy nghĩ và trả lời
- HS trả lời: Có 4 góc tại đỉnh A, 4 góc tại đỉnh B.
- HS làm 
+ Các cặp góc so le trong: 1và 3, 4và 2
+ Các cặp góc đồng vị: 1 và 1; 2 và 2, 3 và 3, 4 và 4.
- HS trả lời: a) So le trong	b) Đồng vị
 c) Đồng vị	d) So le trong
HĐ3: 2. Tính chất.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời .
GV: Tính góc 4 theo góc nào ?
Hai góc 4 và 3 ntn với nhau ?
Tính góc 3, có nhận xét gì về số đo của các góc so le trong?
So sánh số đo của các góc đồng vị?
GV cho học sinh thừa nhận tính chất phát biểu trong SGK.
1
2
A
a
3
4
3
2
4
1
B
 b 
Ta có A4 + A3 = 1800 (Hai góc kề bù)
 A4 = 1800 – A3 = 1800 – 450 = 1350
Tương tự ta có B3 = 1350.
 A4 = B3.
Ta có A1 = A3 =450(Hai góc đối đỉnh)
 A1 = B2 = 450.
- HS phát biểu: Tính chất: (SGK)
HĐ4: Củng cố.
GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình của bài tập 22 và yêu cầu HS làm các công việc sau:
 + Điền nốt số đo của các góc còn lại.
 + Chỉ ra các cặp góc trong cùng phía và tính tổng của chúng.
	*Bài 23: Lấy ví dụ thực tế về hình ảnh các cặp góc so le trong, đồng vị.
HS lần lượt trả lời các yêu cầu của GV.
Hướng dẫn về nhà.
Nắm chắc định nghĩa góc đồng vị, so le trong, trong cùng phía.
Làm các bài tập 16, 17, 18, 19, 20 (SBT-Trang 75, 76, 77).
 Tuần 3: Soạn ngày : Ngày dạy:
Tiết 6 : Đ4. hai đường thẳng song song
I/ Mục Tiêu : 
HS ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song, nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. 
Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song. 
II/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ, thước kẻ, thước đo góc. 
III/Tiến trình dạy học : 
HĐ1: Kiểm tra bàI cũ
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
HS1: Hãy điền tiếp số đo các góc còn lại ?
HS: 1 = 3= 1= 3=650
 2 = 4= 2= 4=650
GV yêu cầu HS lớp nhận xét và cho điểm phần trình bày của các bạn.
GV đạt vấn đề vào bài.
HĐ2: 1. Nhắc lại kiến thức lớp 6.
GV: Thế nào là hai đường thẳng song song ?
Nêu các vị trí giữa hai đường thẳng phân biệt ?
- HS: Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song.
- Hai đường thẳng phân biệt hoặc cắt nhau hoặc song song.
HĐ3: 2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
GV treo bảng phụ vẽ hình 17(SGK) để cho HS làm .
Dự đoán các đường thẳng nào trên hình song song với nhau?
So sánh số đo của các góc so le trong, đồng vị trong các hình trên?
Dự đoán xem khi nào hai đường thẳng song song? 
GV có thể giới thiệu thêm tính chất nếu hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó cũng song song.
- HS ước lượng bằng mắt và trả lời
a// b: Có cặp góc so le trong bằng nhau
 m // n: Có cặp góc đồng vị bằng nhau
 c // d : Có cặp góc so le trong không bằng nhau
- HS nêu Tính chất - SGK: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
Kí hiệu đường thẳng a song song với đường thẳng b: a // b
HĐ4:3. Vẽ hai đường thẳng song song.
Yêu cầu HS làm :Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
GV hướng dẫn cách vẽ thông dụng nhất là vẽ theo dòng kẻ của vở hoặc vẽ theo chiều rộng của thước thẳng. 
- HS thảo luận theo nhóm
TH1: Sử dụng êke, thước đo góc vẽ hai đường thẳng a và b cùng tạo với đường thẳng c cặp góc so le trong bằng nhau ( 600).
TH2: Sử dụng êke, thước đo góc vẽ hai đường thẳng a và b cùng tạo với đường thẳng c cặp góc đồng vị bằng nhau ( 500).
HĐ5: Củng cố.
GV nêu câu hỏi củng cố, gọi HS lớp trả lời:
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ?
Yêu cầu HS lớp làm việc cá nhân làm bài tập 24 SGK.
Yêu cầu HS lớp lần lượt trả lời.
GV giới thiệu khái niệm hai đoạn thẳng song song: hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.
Hướng dẫn về nhà. 
Nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Bài tập 25, 26 (SGK-Trang 91)
Bài tập 21, 22, 23, 24, 25, 26 (SBT-Trang 77,78).

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 3.doc