Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 57, Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của một tam giác - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 57, Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của một tam giác - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức : Biết ba đường phân giác của tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó cách đều ba cnh5 của tam giác. Biết tính chất đường phân giác xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đáy của tam giác cân.

2) Kĩ năng : Chứng minh ba đường phân giác đồng quy Vận dụng định lí này vào giải bài tập đơn giản.

3) Thái độ : Tư duy logic, nhanh nhẹn nhìn nhận vấn đề.

II. Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng, compa, bìa hình tam giác.

- HS: Thước thẳng, compa, bìa hình tam giác.

III. Phương pháp dạy học:

 - Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề , nhóm

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: (1) 7A1 :

 7A2 :

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 Vẽ ABC, dùng thước thẳng hai lề song song vẽ tia phân giác của góc A.

 3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

Hoạt động 1: (10)

-GV: Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu cho HS rõ thế nào là đường phân giác của một tam giác.

-GV: Giả sử ABC cân tại A thì em hãy dự đoán điểm M là gì của đoạn BC?

-GV: M là trung điểm thì AM là đường gì của ABC?

-GV: Giới thiệu tính chất như trong SGK.

-HS: Chú ý theo dõi và vẽ hình vào trong vở.

-HS: Trung điểm.

-HS: Đường trung tuyến.

-HS: Theo dõi và đọc tính chất trong SGK.

 1. Đường phân giác của tam giác:

AM là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của ABC.

Tính chất: Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến tương ứng với cạnh đáy.

 

docx 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 57, Bài 6: Tính chất ba đường phân giác của một tam giác - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/04/2013
Ngày dạy: 16/04/2013
Tuần: 31
Tiết: 57
§6. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC
 CỦA MỘT TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức : Biết ba đường phân giác của tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó cách đều ba cnh5 của tam giác. Biết tính chất đường phân giác xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đáy của tam giác cân.
2) Kĩ năng : Chứng minh ba đường phân giác đồng quy Vận dụng định lí này vào giải bài tập đơn giản. 
3) Thái độ : Tư duy logic, nhanh nhẹn nhìn nhận vấn đề.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, compa, bìa hình tam giác.
- HS: Thước thẳng, compa, bìa hình tam giác.
III. Phương pháp dạy học:
	- Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề , nhóm
IV. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp: (1’) 7A1 : 	
 7A2 : 	
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	Vẽ rABC, dùng thước thẳng hai lề song song vẽ tia phân giác của góc A.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
-GV: Từ việc kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu cho HS rõ thế nào là đường phân giác của một tam giác.
-GV: Giả sử rABC cân tại A thì em hãy dự đoán điểm M là gì của đoạn BC?
-GV: M là trung điểm thì AM là đường gì của rABC?
-GV: Giới thiệu tính chất như trong SGK.
-HS: Chú ý theo dõi và vẽ hình vào trong vở.
-HS: Trung điểm.
-HS: Đường trung tuyến.
-HS: Theo dõi và đọc tính chất trong SGK.
1. Đường phân giác của tam giác: 
AM là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của rABC.
Tính chất: Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến tương ứng với cạnh đáy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
-GV: Hướng dẫn HS về nhà chứng minh tính chất.
Hoạt động 2: (18’)
-GV: Hướng dẫn HS gấp bìa cứng hình tam giác để HS thấy đuwọc ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm.
-GV: Từ đây, GV cho HS rút ra tính chất chính là định lý trong SGK.
-GV: Vẽ hình.
-GV: Gọi I là giao điểm của hai đường phân giác BE và CF như vậy, I thuộc BE nên ta suy ra được điều gì?
-GV: I cũng thuộc CF nên ta suy ra được điều gì?
-GV: Từ hai điều trên ta suy ra được điều gì?
-GV: IL = IK thì I thuộc tia phân giác của góc nào?
 Nhận xét, chốt ý.
-HS: Theo dõi.
-HS: Theo dõi và gấp theo GV.	
-HS: Phát biểu định lý trong SGK.
-HS: Chú ý theo dõi, vẽ hình và ghi GT, KL.
-HS: IL = IH
-HS: IK = IH
-HS: IL = IK
-HS: I thuộc tia phân giác của A
AM là đường phân giác thì AM cũng là đường trung tuyến
2. Tính chất ba đường phân giác của tam giác: 
Định lý: Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Chứng minh: 
Gọi I là giao điểm của hai đường phân giác BE và CF.
Vì I thuộc BE nên IL = IH	(1)
Vì I thuộc CF nên IK = IH	(2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:	IL = IK
Hay I thuộc tia phân giác của A
Và ba đường phân giác của rABC đồng quy tại I.
4. Củng cố: (8’)
 - GV cho HS làm bài tập 36.
5. Hướng dẫn và dặn dò: (3’)
 - Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	 - Làm bài tập 38, 39 (GVHD).
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 31tiet 57 HH7.docx