1/ MỤC TIÊU:
a. Về kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì ?
b. Về kĩ năng: - Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.
- Biết so sánh hai đoạn thẳng.
c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận khi đo đạc.
2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước xích, thước gấp .
b. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, 1 số thước đo độ dài mà em có. Học và làm bài theo quy định.
3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định tổ chức:
6A:
a. Kiểm tra bài cũ: (4')
* Câu hỏi: Định nghĩa đoạn thẳng AC ? Vẽ đoạn thẳng AC ? Trên đoạn thẳng AC lấy 1 điểm C. Hãy cho biết trên hình vẽ đó có mấy đoạn thẳng đó là những đoạn nào ? Chúng còn có tên gọi nào khác ?
* Đáp án: Đoạn thẳng AC là hình gồm điểm A, điểm C và tất cả các điểm nằm giữa A và C. (3đ)
Vẽ hình: (3đ)
Có 3 đoạn thẳng: AC, AB, BC. (3đ)
Tên gọi khác: CA, BA, CB. (1đ)
Hs: Nhận xét câu trả lời và bài tập của bạn.
Gv: Nhận xét, đánh giá, cho điểm
b. Dạy nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: Quan sát hình vẽ 2 đoạn thẳng AB và CD ở phần đóng khung đầu trang 117 ta thấy ghi AB = 2 Cm; CD = 1 inch. Các số liệu đó cho ta biết điều gì ? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng n/c bài hôm nay.
Ngày soạn: .................. Ngày dạy: Dạy lớp: 6A Tiết 8. § 7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG 1/ MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì ? b. Về kĩ năng: - Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. - Biết so sánh hai đoạn thẳng. c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận khi đo đạc. 2/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, giáo án. Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước xích, thước gấp ... b. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, 1 số thước đo độ dài mà em có. Học và làm bài theo quy định. 3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: * Ổn định tổ chức: 6A: a. Kiểm tra bài cũ: (4') * Câu hỏi: Định nghĩa đoạn thẳng AC ? Vẽ đoạn thẳng AC ? Trên đoạn thẳng AC lấy 1 điểm C. Hãy cho biết trên hình vẽ đó có mấy đoạn thẳng đó là những đoạn nào ? Chúng còn có tên gọi nào khác ? * Đáp án: Đoạn thẳng AC là hình gồm điểm A, điểm C và tất cả các điểm nằm giữa A và C. (3đ) Vẽ hình: (3đ) Có 3 đoạn thẳng: AC, AB, BC. (3đ) Tên gọi khác: CA, BA, CB. (1đ) Hs: Nhận xét câu trả lời và bài tập của bạn. Gv: Nhận xét, đánh giá, cho điểm b. Dạy nội dung bài mới: * Đặt vấn đề: Quan sát hình vẽ 2 đoạn thẳng AB và CD ở phần đóng khung đầu trang 117 ta thấy ghi AB = 2 Cm; CD = 1 inch. Các số liệu đó cho ta biết điều gì ? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng n/c bài hôm nay. Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi Gv Tự nghiên cứu phần đầu mục 1 (sgk – 117) để biết dụng cụ và cách đo đoạn thẳng. 1. Đo đoạn thẳng: (10') * Dụng cụ: Thước thẳng có chia khoảng. Tb? Để đo đoạn thẳng người ta dùng dụng cụ gì? Hs Thước thẳng có chia khoảng mm. Gv Giới thiệu thêm vài loại thước: thước cuộn, thước dây, thước xích. Tb? Muốn đo độ dài đoạn thẳng AB ta làm như thế nào ? * Cách đo: Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch 17 (mm). Ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 17mm và kí hiệu: AB = 17mm hoặc BA = 17mm . * Ví dụ: Độ dài đoạn thẳng AB là 25cm và kí hiệu: AB = 25cm Hs Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 và giả sử điểm B trùng với vạch 17 (mm). Tb? Lên bảng thực hành đo đoạn thẳng AB ? (ở bài kiểm tra miệng). ? Mời một bạn khác vẫn sử dụng thước đó để đo đoạn thẳng AB này ? ? Khi đo độ dài đoạn thẳng ta có mấy kết quả? Hs Có 1 kết quả. Gv Ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 17mm và kí hiệu AB = 17mm hoặc BA = 17 mm. Tb? Lấy ví dụ ? Tb? Khi đo độ dài đoạn thẳng là số như thế nào? Hs Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài. Độ dài đoạn thẳng là 1 số dương. Gv Đó là nội dung nhận xét (sgk – 117). * Nhận xét: (sgk – 117) Hs Đọc nhận xét. Gv Khi độ dài đoạn thẳng AB bằng 17 mm ta còn nói: Khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 17mm hoặc A cách B một khoảng bằng 17mm. Khi 2 điểm A và B trùng nhau ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 0. Tb? Khoảng cách và độ dài có gì khác nhau ? Hs Khoảng cách có thể bằng 0 khi 2 điểm đó trùng nhau còn độ dài đoạn thẳng là 1 số dương. ? Thực hành đo chiều dài, chiều rộng của cuốn sách giáo khoa toán 6 tập 1 ? Hs 17cm x 24cm. Gv Ta đã biết so sánh các số. Vậy để so sánh 2 đoạn thẳng ta làm ntn ta sang phần 2. 2. So sánh hai đoạn thẳng: (25') ? Hãy đo độ dài chiếc bút chì và bút bi của em? Cho biết 2 vật này có độ dài bằng nhau không ? Hs Thực hiện đo và gọi 2 em cho biết kết quả. Gv Để so sánh 2 đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng. Gv Thầy có 3 đoạn thẳng sau (Gv vẽ hình) AB = 3cm CD = 3cm EF = 4cm Giả sử ta có AB = 3 cm; CD = 3 cm; EF = 4 cm. Tb? So sánh độ dài của AB và CD ? So sánh độ dài của AB và EF ? Hs AB = CD; AB < EF Gv Bổ xung: Khi EF >CD ta còn viết CD < EF AB AB Cho AB = m(cm); CD = n(cm) (m, n là số đo độ dài, cùng đơn vị) - Nếu m = n thì AB = CD. - Nếu m > n thì AB > CD. - Nếu m < n thì AB < CD. Gv Cho AB = m(cm); CD = n(cm) (m, n là số đo độ dài, cùng đơn vị) Tb? - Nếu m = n thì AB ntn với CD ? - Nếu m > n thì AB ntn với CD ? - Nếu m < n thì AB ntn với CD ? Gv Vận dụng các kiến thức đã học hãy n/c làm ? 1 (sgk – 118). ? 1 (sgk – 118) Tb? ? 1 cho biết gì ? Y/c gì ? Giải: Gv Hướng dẫn Hs cách đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau. a) EF = GH ; AB = IK b) EF < CD Tb? Muốn so sánh 2 đoạn thẳng EF và CD ta làm như thế nào ? Hs Muốn so sánh 2 đoạn thẳng EF và CD ta phải đo độ dài 2 đoạn thẳng EF và CD. Rồi so sánh độ dài của chúng. ? Tiếp tục n/c bài 42 (sgk – 119). Bài 42 (sgk – 119) K? Muốn so sánh 2 đoạn thẳng AB và AC ta phải làm gì ? Giải: AB = AC = 2,5 cm Hs Muốn so sánh 2 đoạn thẳng AB và AC ta phải đo độ dài 2 đoạn thẳng AB và AC. Rồi so sánh độ dài của chúng. Gv Cho hoạt động nhóm (Đo hình 44). Tb? Có kết luận gì về các cặp đoạn thẳng sau: a, AB = 5cm; CD = 4cm b, AB = 3cm; CD = 3cm c, AB = acm; CD = bcm, với a, b > 0 Hs a, AB = 5cm CD = 4cm AB > CD 4cm < 5cm b, AB = 3cm; CD = 3cm AB = CD c, Nếu a > b AB > CD Nếu a = b AB = CD Nếu a < b AB < CD Gv Tiếp tục suy nghĩ giải bài 43 (sgk – 119). Bài 43 (sgk – 119) Tb? Bài 43 cho biết gì ? Y/c gì ? Nêu hướng giải? Giải: AC < AB < BC Hs Muốn sắp xếp trước hết ta phải đo các đoạn thẳng đó. ? Trao đổi theo nhóm bàn (2 bạn) rồi từ đó cho kết quả. Gv Tiếp tục n/c ? 2 sgk/118. ? 2 (sgk/118) K? ? 2 Y/c gì ? Hãy trả lời ? Giải: a, Thước dây. b, Thước gấp c, Thước xích Gv Tiếp tục n/c ? 3 sgk /118. ? 3 (sgk/118) Tb? ? 3 cho ta biết gì ? Y/c gì ? Giải: ? Thảo luận theo nhóm bàn và cho biết kết quả. 1 inh - sơ (inch) 25,4 mm Hs 1 inh - sơ (inch) 25,4 mm K? Hãy cho biết các số liệu ở 2 hình đóng khung đầu bài (sgk – 117) cho ta biết điều gì ? Gv Cho Hs củng cố bài tập sau (Trả lời miệng) K? “Đường từ nhà em đến trường là 800m tức là khoảng cách từ nhà em đến trường là 800m”. Câu nói này đúng hay sai ? Hs Câu nói này sai vì đường từ nhà đến trường không thẳng. Gv c. Củng cố, luyện tập: (2') Tổng hợp lại toàn bài: * Cách vẽ đoạn thẳng: + Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B. + Lấy đầu chì vạch theo cạnh thước từ A đến B. * So sánh 2 đoạn thẳng: Ta so sánh độ dài của chúng. + Hai đoạn thẳng có cùng độ dài thì hai đoạn thẳng đó bằng nhau. + Hai đoạn thẳng không cùng độ dài thì hai đoạn thẳng đó không bằng nhau. Đoạn thẳng nào có độ dài lớn hơn (nhỏ hơn) thì đoạn thẳng đó lớn hơn (nhỏ hơn). d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2') - Về học và biết cách đo độ dài đoạn thẳng, so sánh 2 đoạn thẳng. - Bài tập: 40, 44, 45 (sgk – 119) và 39, 41 (sbt – 101) - HD Bài 39 (sbt – 101): Trước hết ước lượng bằng mắt, sau đó dùng compa để kiểm tra. - Đọc trước bài: “Khi nào thì AM + MB = AB”.
Tài liệu đính kèm: