Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia

A. MỤC TIÊU:

Học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.

Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

Biết vẽ, biết viết và đọc tên của một tia.

Biết phân loại hai tia chung gốc.

B. VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Bảng phụ: Ghi sẵn bài tập.

Trên đường thẳng xy cho ba điểm A, O, B sao cho điểm O nằm giữa A và B. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu đúng:

a) Tia OA gồm điểm O và tất cả các điểm nằm cùng . đối với O.

b) Tia OB gồm điểm . Và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với O.

c) Điểm O nằm giữa một điểm bất kì của tia OA và của tia OB.

d) OA và OB là đối nhau.

2. Phiếu học tâp:

a) PHT1: Ghi sẵn bt sau:

Cho hình 16.

Chỉ ra các tia đối của tia Cx

BA và BC có phải là hai tia đối nhau không? Tại sao?

b) PHT2: Ghi sẵn bt sau:

Cho hai tia đối nhau Ox và Oy. Trên tia Ox lấy điểm M và N (N nằm giữa M và O), trên tia Oy lấy điểm P (h . 17).

Viết các tia trùng nhau gốc O.

Viết các cặp tia đối nhau gốc O.

Trong ba điểm M, N, P điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 5, Bài 5: Tia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5. Tiết 5
§5. TIA
A. MỤC TIÊU:
Học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
Biết vẽ, biết viết và đọc tên của một tia.
Biết phân loại hai tia chung gốc.
B. VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ: Ghi sẵn bài tập.
Trên đường thẳng xy cho ba điểm A, O, B sao cho điểm O nằm giữa A và B. Điền vào chỗ trống “” để được câu đúng:
Tia OA gồm điểm O và tất cả các điểm nằm cùng. đối với O.
Tia OB gồm điểm. Và tất cả các điểm nằm cùng phía với B đối với O.
Điểm O nằm giữa một điểm bất kì của tia OA và của tia OB.
OA và OB là  đối nhau.
Phiếu học tâp:
PHT1: Ghi sẵn bt sau:
Cho hình 16.
Chỉ ra các tia đối của tia Cx
BA và BC có phải là hai tia đối nhau không? Tại sao?
PHT2: Ghi sẵn bt sau:
Cho hai tia đối nhau Ox và Oy. Trên tia Ox lấy điểm M và N (N nằm giữa M và O), trên tia Oy lấy điểm P (h . 17).
Viết các tia trùng nhau gốc O.
Viết các cặp tia đối nhau gốc O.
Trong ba điểm M, N, P điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
KIỂM TRA
? Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó A, B, C cùng thuộc đường thẳng xy và điểm D nằm ngoài đường thẳng trên. Kể các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thảng (phân biệt)? Viết tên các đường thẳng đó.
TIA
? Giải bài tập sau: Quan sát h 26 tr 111 SGK và cho biết điểm O chia đường thảng xy thành mấy phần riêng biệt?
* Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O (còn gọi là nửa đường thẳng gố O).
? Giải bài tập sau: Vẽ đường thẳng xx’, rồi lấy điểm B thuộc đường thẳng xx’. Viết tên hai tia gốc B.
* Tên của hai tia gốc B là: Bx và Bx’ (h 18).
* Chú ý: - Khi đọc (viết) tên một tia, phỉa đọc (viết) tên gốc trước.
- Tia Bx không bị giới hạn về phía x, tia Bx’ không bị giới hạn về phía x’.
* Điểm O chia đường thẳng thành hai phần riêng biệt.
* Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O (còn gọi là nửa đường thẳng gố O).
HAI TIA ĐỐI NHAU
? Giải bài tập sau: Quan sát h.26 tr 111 SGK. Hãy cho biết:
* Trên hình 26 có những tia nào?
* Các tia trên có đặc điểm gì?
Kết luận:
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
? Giải bài tập sau: Quan sát h.28 tr 113 SGK. Hãy cho biết:
* Hai tia Ax và By có phải là hai tia đối nhau hay không?
* Có những tia đối nhau nào trên hình 28.
? Giải bt trên bảng phụ.
? Giải bt trên PHT 1.
* Trên hình 26 có hai tia là: Ox và Oy.
Hai tia Ox và Oy có đặc điểm là:
- Cùng chung một gốc (O).
- Tạo thành một đường thẳng.
* Hai tia Ax và By khôngù phải là hai tia đối nhau vì: hai tia này không cùng chung một gốc.
* Trên hình 28 có những tia đối nhau là: Ax và Ay; Bx và By; Ax và AB; BA và By.
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
HAI TIA TRÙNG NHAU
? Giải bài tập sau Quan sát h 29 tr 112 SGK. Hãy cho biết:
* Trên hình 29 có những tia nào chung gốc A.
* Các tia đó thế nào với nhau?
* Chú ý: 
- Hai tia trùng nhau là hai tia mà mọi điểm đều là điểm chung.
- Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt. Ở lớp 6, khi nói hai tia mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là hai tia phân biệt.
? Giải bài tập sau Quan sát hình 30 tr 112 SGK, hãy cho biết:
* Có những tia nào trùng nhau?
* Hai tia Ox và Ax có trùng nhau không? Vì sao?
*Hai tia Ox và Oy có phải là hai tia đối nhau không? Vì sao?
? Giải bài tập sau Phát biểu đầy đủ của câu a, b, c trong bt 22 tr.112 SGK.
* Trên hình 29 có 2 tia chung gốc A là: Ax và AB.
* Hai tia Ax và AB là hai tia trùng nhau.
* Tia OA trùng với tia Ox, tia OB trùng với tia Oy.
* Hai tiaOx và Ax không trùng nhau vì không chung gốc.
* Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì chúng không tạo thành một đường thẳng.
- Hai tia trùng nhau là hai tia mà mọi điểm đều là điểm chung.
- Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.
4. LUYỆN TẬP VÀ CŨNG CỐ
? Giải bài tập sau Giải bt trên PHT 2.
Ghi nhớ:
1.Định nghĩa tia gốc O, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
2. Hai tia đối nhau là hai tia phân biệt. Còn hai tia phân biệt chưa chắc đã đối nhau
Câu a: Ox và OM, Ox và ON, OM và ON, Oy và OP.
Câu b: Ox và Oy; Ox và OP; OM và Oy; ON và Oy; ON và OP
Câu c: Trong ba điểm M, N, P điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Bài 23; 24; 25 tr 113 SGK.
Bài 23:
các tia MN, MP và MQ trùng nhau; các tia NP và NQ trùng nhau.
Không có tia nào đối nhau.
Các tia PQ và PM, các tia PQ và PN.
Bài 24:
Tia By trùng với tia BC.
Các tia Bx, BA, BO đều là những tia đối của tia BC.
D. DẶN DÒ 
	* Qua bài học này các em cần đạt được các yêu cầu sau:
Biết định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
Biết thế nào là hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
Biết vẽ, biết viết và đọc tên của một tia.
Biết phân loại hai tia chung gốc
	* Về nhà:
1. Làm lại các bài tập trên lớp.
2. làm bài tập hướng dẫn về nhà.
3. Tiết sau học bài LUYỆN TẬP VỀ TIA các em cần phải chuẩn bị trước khi đến lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc