1. Mục tiêu
1.1 Kiến thức: HS hiểu được cách trồng cây thẳng hàng
1.2 Kỹ năng: HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng.
1.3 Thái độ: Nghiêm túc trong khi thực hành
2. Trọng tâm
- Trồng cây thẳng hàng
3. Chuẩn bị
3.1 GV: 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc.
3.2 HS: Mỗi nhóm thực hành (một tổ HS từ 8 đến 10 em) chuẩn bị: 1 búa đóng cọc, 1 dây dọi, từ 6 đến 8 cọc tiêu một đầu nhọn ( hoặc cọc có thể đứng thẳng) được sơn hai màu đỏ, trắng xen kẽ. Cọc thẳng bằng tre hoặc gỗ dài khoảng 1,5 m.
4. Tiến trình
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Lớp 6A5 Lớp 6A6
4.2 Kiểm tra miệng:
? Ba điểm như thế nào được gọi là thẳng hàng? Ba điểm như thế nào là không thẳng hàng? Vì sao hai điểm luôn luôn thẳng hàng? (10đ)
ĐA: - Ba điểm cùng name trên đường thẳng thì thẳng hàng, ba điểm không cùng name trên đường thẳng thì không thẳng hàng. Hai điểm luôn luôn thẳng hàng vì qua hai điểm cho trước luôn luôn tạo thành một đường thẳng.
THỰC HÀNH : TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG Tuần 5 Ngày dạy: 17/9/2011 Tiết 4 Mục tiêu 1.1 Kiến thức: HS hiểu được cách trồng cây thẳng hàng 1.2 Kỹ năng: HS biết trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng với nhau dựa trên khái niệm ba điểm thẳng hàng. 1.3 Thái độ: Nghiêm túc trong khi thực hành 2. Trọng tâm - Trồng cây thẳng hàng 3. Chuẩn bị 3.1 GV: 3 cọc tiêu, 1 dây dọi, 1 búa đóng cọc. 3.2 HS: Mỗi nhóm thực hành (một tổ HS từ 8 đến 10 em) chuẩn bị: 1 búa đóng cọc, 1 dây dọi, từ 6 đến 8 cọc tiêu một đầu nhọn ( hoặc cọc có thể đứng thẳng) được sơn hai màu đỏ, trắng xen kẽ. Cọc thẳng bằng tre hoặc gỗ dài khoảng 1,5 m. 4. Tiến trình 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Lớp 6A5 Lớp 6A6 4.2 Kiểm tra miệng: ? Ba điểm như thế nào được gọi là thẳng hàng? Ba điểm như thế nào là không thẳng hàng? Vì sao hai điểm luôn luôn thẳng hàng? (10đ) ĐA: - Ba điểm cùng name trên đường thẳng thì thẳng hàng, ba điểm không cùng name trên đường thẳng thì không thẳng hàng. Hai điểm luôn luôn thẳng hàng vì qua hai điểm cho trước luôn luôn tạo thành một đường thẳng. 4.3 Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Thông báo nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ phải làm trong tiết này Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng nằm giữa hai cột mốc A và B. Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có ở hai đầu lề đường. Hai HS nhắc lại nhiệm vụ. Khi đã có những dụng cụ trong tay chúng ta cần tiến hành làm như thế nào? Để biết rõ chúng ta cùng tìm hiểu cách làm. 2. Tìm hiểu cách làm Cả lớp cùng đọc mục 3 tr. 108 SGK ( hướng dẫn cách làm) và quan sát kĩ hai tranh vẽ ở hình 24 và hình 25 trong thời gian 3 phút. GV làm mẫu trước toàn lớp: Cách làm: B1: Cắm(hoặc đặt) cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B B2: HS1 đứng ở vị trí gần điểm A. HS 2 đứng ở vị trí điểm C ( điểm C áng chừng nằm giữa A và B). B3: HS1 ngắm và ra hiệu cho HS2 đặt cọc tiêu ở vị trí điểm C sao cho HS1 thấy cọc tiêu A che lấp hoàn toàn hai cọc tiêu ở vị trí B và C. " Khi đó ba điểm A, B , C thẳng hàng. GV thao tác: Chôn cọc C thẳng hàng với hai cọc A; B ở cả hai vị trí của C. ( C nằm giữa A và B ; B nằm giữa A và C) Lần lượt hai HS thao tác đặt cọc C thẳng hàng với hai cọc A, B trước toàn lớp ( Mỗi HS thực hiện một trường hợp về vị trí của C đối với A; B). 3. Học sinh thực hành theo nhóm Nhóm trưởng là tổ trưởng các tổ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thực hành theo các bước đã được hướng dẫn. Mỗi nhóm HS có ghi lại biên bản thực hành theo trình tự các khâu. Chuẩn bị thực hành ( kiểm tra từng cá nhân) Thái độ, ý thức thực hành (cụ thể từng cá nhân). Kết quả thực hành: Nhóm tự đánh giá: Tốt – khá – trung bình ( hoặc có thể tự cho điểm) GV quan sát các nhóm HS thực hành, nhắc nhở, điều chỉnh khi cần thiết. Nhiệm vụ: Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng nằm giữa hai cột mốc A và B. Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có ở hai đầu lề đường. Hướng dẫn cách làm: SGK/ 110,111 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm. - GV tập trung HS và nhận xét toàn lớp. - HS vệ sinh chân tay, cất dụng cụ chuẩn bị vào giờ học sau. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Đối với bìa học ở tiết học này: - Về nhà học bài và xem lại các thao tác khi thực hành * Đối với bìa học ở tiết học sau - Chuẩn bị bài 5: Tia ? Tia góc O là gì? Hai tia như thế nào gọi là đối nhau, trùng nhau? ? Hãy nhận xét sự khác nhau giữa tia và đường thẳng? 5. Rút kinh nghiệm Nội dung Phương pháp ĐDDH
Tài liệu đính kèm: