1/ Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Hs hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
b. Về kỹ năng: Sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn.
c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa để vẽ hình.
2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, compa.
b. Chuẩn bị của học sinh: Học và làm bài theo quy định. Thước thẳng, thước đo góc, compa.
3/ Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức:
6A:
a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình giảng bài)
b. Dạy nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: Trong thực tế các em thường nghe nói tới hình tròn, đường tròn. Vậy hình tròn là gì, đường tròn là gì? Ta xét bài hôm nay.
Ngày soạn: .................. Ngày dạy: Dạy lớp: 6A Tiết 25. § 8. ĐƯỜNG TRÒN 1/ Mục tiêu: a. Về kiến thức: Hs hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. b. Về kỹ năng: Sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn. c. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa để vẽ hình. 2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, compa. b. Chuẩn bị của học sinh: Học và làm bài theo quy định. Thước thẳng, thước đo góc, compa. 3/ Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 6A: a. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình giảng bài) b. Dạy nội dung bài mới: * Đặt vấn đề: Trong thực tế các em thường nghe nói tới hình tròn, đường tròn. Vậy hình tròn là gì, đường tròn là gì? Ta xét bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Học sinh ghi Tb? Dụng cụ vẽ đường tròn là gì? 1. Đường tròn và hình tròn: (15’) a. Đường tròn: * Dụng cụ: Dùng compa để vẽ. * Ví dụ: Đường tròn tâm O bán kính OM Gv Bảng phụ: Hình 43a phóng to gấp 10 lần. Ta có đường tròn tâm O bán kính 17 cm. (Trong Sgk là đường tròn tâm O bán kính 1,7 cm). K? Theo em ta vẽ như thế nào? Gv Tự nghiên cứu Sgk phần 1 để hiểu đường tròn là gì? K? Qua nghiên cứu em hãy cho biết đường tròn tâm O bán kính R là gì? Hs Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. * Khái niệm: (Sgk – 89) Kí hiệu đường tròn tâm O bán kính R là (O; R) ? Đọc khái niệm trong (Sgk/89)? Kí hiệu ? K? Để vẽ được đường tròn tâm O, bán kính 1,7cm ta làm như thế nào? Hãy lên bảng vẽ đường tròn tâm (O; R)? (O; R) Hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Hs Đọc nội dung khái niệm (Sgk – 89). K? Tự n/c Sgk để hiểu về điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn? Hs Điểm M nằm trên (thuộc) đường tròn. Điểm N nằm bên trong đường tròn. Điểm P nằm bên ngoài đường tròn. K? Hãy lên bảng lấy 1 điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn tâm (O; R) và đặt tên cho nó (Trên bảng phụ) rồi so sánh với bán kính ? K? Điểm nằm trên (thuộc) (O; R) thì cách O một khoảng bằng bao nhiêu ? Hs Điểm nằm trên (thuộc) (O; R) thì cách O một khoảng bằng R. K? Ngược lại điểm cách O một khoảng R thì nằm ở đâu? (Nằm trên đường tròn) G? Nói M (O; 1,1 cm) có nghĩa ntn? Hs Nghĩa là OM = 1,1 cm. Gv Chốt: các điểm nằm trên (thuộc) đường tròn thì cách tâm 1 khoảng nhỏ hơn bán kính. Các điểm nằm bên ngoài đường tròn thì cách tâm 1 khoảng lớn hơn bán kính. ? Tự nghiên cứu phần đầu (Sgk/90) để hiểu thế nào là hình tròn. Tb? Thế nào là hình tròn? Lên bảng vẽ và tô đậm hình tròn? Hs Đọc khái niệm hình tròn (Sgk – 90). b. Hình tròn: G? Nêu sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn? * Khái niệm: (Sgk – 90) Hs + Đường tròn: Là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. + Hình tròn: Là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn. ? Trên hình vẽ này (bảng phụ) những điểm nào thuộc đường tròn, những điểm nào thuộc hình tròn? Gv Giả sử A, B là 2 điểm nằm trên đường tròn tâm O (bảng phụ hình 44). 2. Cung và dây cung: (10’) * Cung: Giả sử A, B là 2 điểm nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung). Hai điểm A, B là 2 mút của cung. * Dây cung: K? Hai điểm này chia đường tròn thành mấy phần? Hs Hai điểm này chia đường tròn thành 2 phần. Gv Mỗi phần gọi là 1 cung tròn (gọi tắt là cung); 2 điểm A, B là 2 mút của cung. K? Khi 3 điểm A, B và tâm O của đường tròn thẳng hàng (A, B thuộc đường tròn) thì cung AB bằng bao nhiêu phần của đường tròn ? G? Lên bảng vẽ đường tròn (O; R) cung AB nhỏ hơn nửa đường tròn, cung CD bằng nửa đường tròn ? Gv Tự nghiên cứu Sgk để hiểu về dây cung. K? Thế nào là dây cung của đường tròn? Hai nút của dây cung phải nằm ở đâu? Hãy lên bảng vẽ 1 dây cung của đường tròn và đặt tên? Gv Đoạn thẳng sau có là dây cung không? Có đặc điểm gì? (Đường kính) (Lấy phản ví dụ về đường tròn không phải là dây cung). * Đường kính của đường tròn là dây cung đi qua tâm. Tb? Quan sát hình vẽ trên bảng hãy chỉ rõ đâu là dây cung, đâu là đường kính? (AB là dây, CD là đường kính). K? Thế nào đường kính của đường tròn? So sánh đường kính và bán kính của đường tròn? Lên bảng vẽ đường kính và đặt tên ? K? Để biết tổng độ dài 2 đoạn thẳng cho trước (Gv vẽ) ta làm ntn? Dùng dụng cụ gì ? K? Để so sánh 2 đoạn thẳng ta làm như thế nào, dùng dụng cụ gì ? Gv Ngoài cách làm trên, để so sánh 2 đoạn thẳng ta còn có cách làm nào khác 3. 3. Một số công dụng khác của compa: (8’) Gv Trước hết ta n/c ví dụ 1 trong (Sgk/90). * Ví dụ 1: (Sgk/90) Tb? Ví dụ 1 cho biết gì? Yêu cầu gì? Gv Các em hãy n/c cách làm trong (Sgk/90). K? Nêu cách so sánh 2 đoạn thẳng AB và MN bằng compa. Thực hành đo và so sánh 2 đoạn thẳng đó trên bảng? (Vẽ 2 đoạn thẳng) Hs Dùng compa đo đoạn thẳng AB, giữ nguyên độ mở của compa, đặt 1 đầu compa và điểm M, đầu nhọn kia sẽ trùng với 1 điểm thuộc tia MN. + Nếu đầu nhọn đó trùng với N thì AB=MN. + Nếu đầu nhọn đó nằm giữa M và N thì AB < MN. + Nếu đầu nhọn đó nằm ngoài M và N thì AB > MN. Gv Chốt cách làm. Gv Ngoài công dụng đó, compa còn có công dụng nào khác các em chuyển sang nghiên cứu ví dụ 2. Tb? Ví dụ 2 cho biết gì? yêu cầu gì? Khi cho biết 2 đoạn thẳng muốn biết tổng độ dài 2 đoạn thẳng đó ta làm như thế nào, dùng dụng cụ gì? Gv Muốn biết dùng compa làm thế nào để biết tổng độ dài 2 đoạn thẳng mà không cần đo riêng từng đoạn các em hãy nghiên cứu cách làm trong (Sgk/91). * Cách làm: (Sgk – 91) * Ví dụ: Cho AB = 3cm, CD = 3,5cm Cách làm + Vẽ tia Ox + Trên tia Ox vẽ OM = AB MN = CD + Đo đoạn ON có: ON = OM + MN = AB + CD = 3cm + 3,5cm = 6,5cm K? Gv Nêu cách làm? Thể hiện các bước làm đó trên bảng đối với 2 đoạn thẳng AB và CD sau: AB = 3cm, CD = 3,5cm. Tính ON = ? ? Hs Tóm lại qua bài này ta thấy compa có các công dụng gì? + So sánh 2 đoạn thẳng bằng compa. + Tính tổng độ dài 2 đoạn thẳng mà không phải đo riêng từng đoạn thẳng. c. Củng cố - Luyện tập: (10’) Gv Nghiên cứu bài 38 (Sgk/90) (Gv treo bảng phụ) 4. Luyện tập: Bài 38 (Sgk -91) Giải: a) Vẽ (C; 2 cm) b) Vì C thuộc (O; 2cm)OC = 2cm C thuộc (A; 2cm)CA = 2 cm Do đó O và A cùng cách C một khoảng bằng 2cm, nên O và A thuộc (C; 2cm). Hay đường tròn (C; 2cm) đi qua O và A. Tb? Hãy tóm tắt bài 38? (cho biết gì? Yêu cầu gì?) K? Lên thực hiện yêu cầu 1 ? G? Lập luận trả lời yêu cầu 2 ? Gv Tiếp tục nghiên cứu bài tập 39 (Sgk – 92) (Gv treo bảng phụ). Bài 39 (Sgk -92) Giải: a) CA = 3cm (vì C thuộc (A; 3cm)). CB = 2cm (vì C thuộc (B; 2cm)). DA = 3cm (tương tự). DB = 2cm. b) Vì I nằm giữa A và B nên: AI + IB = AB AI = AB - IB = 4 - 2 = 2 (cm) IA = IB = = 2 (cm) Vậy I là trung điểm của AB. c) Vì AK = 3cm ; AI = 2cm nên: ỊK = 3cm - 2cm = 1cm Tb? Tóm tắt bài 39 ? K? Nêu cách tính CA; CB; DA; DB ? K? Muốn biết I có phải là trung điểm của AB không ta dựa vào kiến thức nào ? Hs Dựa vào hệ thức: Nếu IA = IB = thì I là trung điểm của AB. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2') - Nắm định nghĩa đường tròn, biết vẽ cung tròn, dây cung. Hiểu mọi điểm thuộc đường tròn thì cách tâm 1 khoảng bằng bán kính và ngược lại. - BTVN: Bài 40, 41, 42 (Sgk/93) và bài 35, 38 (SBT/60). - HD Bài 42c (Sgk/93): Trước hết vẽ 3 đoạn thẳng cùng đi qua 1 điểm tạo thành 6 góc, mỗi góc 600. Giao điểm đó chính là tâm đường tròn nằm chính giữa. Từ đó suy ra cách vẽ các đường tròn xung quanh (các đường tròn này có cùng bán kính). - Đọc trước bài: “Tam giác”.
Tài liệu đính kèm: