Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24: Đường tròn - Năm học 2007-2008 - Lê Huyền Trang

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24: Đường tròn - Năm học 2007-2008 - Lê Huyền Trang

I. MỤC TIÊU:

v HS nắm được định nghĩa đường tròn và hình tròn; cung và dây cung; bán kính, đường kính.

v Biết được công dụng khác của cây compa.

v HS sử dụng nhuần nhuyễn compa để vẽ hình tròn.

II. CHUẨN BỊ:

v GV: Compa;bảng phụ các đn: đ.tròn, h.tròn, cung và dây cung.

v HS: Compa; Xem trước bài học này ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 Kiểm tra:

 Bài mới:

TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 1) Đường tròn và hình tròn:

a) Đường tròn:

Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O,R).

 * Ta dùng dụng cụ gì để vẽ đường tròn?

* Hãy xem hình 43a: ta có đường tròn tâm ), bán kính 1,7 cm

 Giới thiệu định nghĩa đường tròn / SGK.

 * Ta dùng compa để vẽ đường tròn.

* HS xem hình 43 / SGK.

 * Lưu ý: Trên hình 43b:

M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.

N là diểm nằm trong đường tròn.

P là điểm nằm ngoài đường tròn.

 * GV yêu cầu HS xem hình vẽ 43b / SGK.

+ M nằm trong, trên hay ngoài đường tròn?

+ N nằm trong, trên hay ngoài đường tròn?

+ P nằm trong, trên hay ngoài đường tròn? * HS xem hình vẽ 43b / SGK.

+ M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.

+ N là diểm nằm trong đường tròn.

+ P là điểm nằm ngoài đường tròn.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 24: Đường tròn - Năm học 2007-2008 - Lê Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/./2008
 Ngày dạy: //2008
Tuần -Tiết 24
 §8. Đường Tròn 
I. MỤC TIÊU:
HS nắm được định nghĩa đường tròn và hình tròn; cung và dây cung; bán kính, đường kính. 
Biết được công dụng khác của cây compa.
HS sử dụng nhuần nhuyễn compa để vẽ hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Compa;bảng phụ các đn: đ.tròn, h.tròn, cung và dây cung.
HS: Compa; Xem trước bài học này ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
â Kiểm tra: 
ã Bài mới: 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Đường tròn và hình tròn: 
a) Đường tròn:
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O,R).
* Ta dùng dụng cụ gì để vẽ đường tròn?
* Hãy xem hình 43a: ta có đường tròn tâm ), bán kính 1,7 cm
à Giới thiệu định nghĩa đường tròn / SGK.
* Ta dùng compa để vẽ đường tròn.
* HS xem hình 43 / SGK.
* Lưu ý: Trên hình 43b:
M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.
N là diểm nằm trong đường tròn.
P là điểm nằm ngoài đường tròn.
* GV yêu cầu HS xem hình vẽ 43b / SGK.
+ M nằm trong, trên hay ngoài đường tròn? 
+ N nằm trong, trên hay ngoài đường tròn? 
+ P nằm trong, trên hay ngoài đường tròn?
* HS xem hình vẽ 43b / SGK.
+ M là điểm nằm trên (thuộc) đường tròn.
+ N là diểm nằm trong đường tròn.
+ P là điểm nằm ngoài đường tròn.
b) Hình tròn: 
 Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn đó.
* Vòng ngoài của cái “bánh trán” gọi là đường tròn; Nguyên cái “bánh trán” gọi là hình tròn.
Chú ý, hình dung hình ảnh trực quan.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2) Cung và dây cung:
 * Giả sử A, B là hai điểm nằm trên đường tâm O. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọilà một cung tròn. 
 Hai điểm A, B gọi là hai mút của cung.
* GV giới thiệu khái niệm cung và dây cung như SGK.
* HS xem mục 2 / SGK.
* Đoạn thẳng AB gọi là dây cung.
* Trường hợp A, O, B thẳng hàng (hình 45), ta gọi AB là đường kính.
Đường kính gấp đôi bán kính.
* Đường kính gấp mấy lần bán kính?
* Đường kính gấp đôi bán kính.
3 Một công dụng khác của compa:
( SGK )
* GV giới thiệu một công dụng khác của compa: dùng để so sánh hai đoạn thẳng mà không cần đo độ dài; hoặc tính tổng của hai đoạn thẳng mà chỉ đo một lần.
Nghe giới thiệu
CỦNG CỐ: 
 Bài tập 38, 39 / SGK.
LỜI DẶN: 
Xem thật kỹ các định nghĩa đường tròn và hình tròn; cung và dây cung; phân biệt bán kính với đường kính.
BTVN: 39, 41, 42 / SGK
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doc24.doc