Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng (bản 3 cột)

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng (bản 3 cột)

I. Mục tiêu :

–Kiến thức: + Hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm.

+ Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

_ Kĩ năng : + Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng .

+ Sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

– Thái độ: Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị :

_ GV: Sgk, thước thẳng, phấn màu và bảng phụ .

_ HS: Sgk, thước thẳng, BT về nhà.

III. Các hoạt động

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ :

– Vẽ đường thẳng a . Vẽ A a, C a, D a. Vẽ đường thẳng b . Vẽ S b, T b, Rb.

– BT 6 (sgk: 105).

3. Dạy bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Ba điểm thẳng hàng (bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 	Ngày soạn:	
Tiết 2	Ngày dạy :
	Bài 2 : BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. Mục tiêu :
–Kiến thức: + Hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm.
+ Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
_ Kĩ năng :	+ Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng .
+ Sử dụng các thuật ngữ nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
– Thái độ: Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
_ GV: Sgk, thước thẳng, phấn màu và bảng phụ .
_ HS: Sgk, thước thẳng, BT về nhà. 
III. Các hoạt động 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ :
– Vẽ đường thẳng a . Vẽ A a, C a, D a. Vẽ đường thẳng b . Vẽ S b, T b, Rb.
– BT 6 (sgk: 105).
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Bổ sung
HĐ 1 : Thế nào là ba điểm thẳng hàng? (15 phút)
GV: Khi nào ba điểm A; C; D thẳng hàng ?
Khi nào ba điểm A; B; C không thẳng hàng ?
Yêu cầu HS lấy VD về ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng?
Để vẽ ba điểm thẳng hàng , vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm như thế nào? 
? Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta làm thế nào?
GV : Yêu cầu HS kiểm tra ba điểm thẳng hàng với BT 8 ( sgk :106).
HĐ 2 : Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng ( 10 phút)
 GV giới thiệu H.9(sgk).
Nhận xét vị trí các điểm trên hình vẽ
Có bao nhiêu điểm nằm giữa A và B?
Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
GV: Nếu nói rằng: “ Điểm E nằm giữa hai điểm M; N” thì ba điểm đó có thẳng hàng hay không?
Rèn luyện các cách đọc với thuật ngữ: cùng phía, khác phía, điểm nằm giữa hai điểm .
GV: Củng cố qua BT 9,11 ( sgk :106,107).
HS : trả lời các câu hỏi .
HS: khác nhận xét
HS: Lấy VD
HS: Vẽ ba điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó
Vẽ ba điểm không thẳng hàng:Vẽ đường thẳng trước rồi lấy hai điểm thuộc đường thẳng, một điểm không thuộc đường thẳng đó.
HS: Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta dùng thước thẳng để gióng.
HS: Kiểm tra với BT 8 ( sgk :106).
HS : Xem H.9 và trả lời
- Điểm C nằm giữa hai điểm A, B 
- Điểm A; B nằm về hai phía đối với điểm C
- Điểm B; C nằm cùng phía đối với điểm A
- Điểm A; C nằm về cùng phía đối với điểm B
HS: trả lời
HS: Trong ba điểm thẳng , có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Đọc cách mô tả vị trí tương đối của ba điểm thẳng hàng.
1 . Thế nào là ba điểm thẳng hàng ?
Khi ba điểm A,C,D cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
Khi ba điểm A,B,C không cùng thuộc bất kỳ một đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng .
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng :
- Điểm C nằm giữa hai điểm A, B 
- Điểm A; B nằm về hai phía đối với điểm C
- Điểm B; C nằm cùng phía đối với điểm A
- Điểm A; C nằm về cùng phía đối với điểm B
Nhận xét: Trong ba điểm thẳng , có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại .
4. Củng cố :
– Vẽ ba điểm M,N,P thẳng hàng sao cho điểm N nằm giữa hai điểm M và P (chú ý có hai trường hợp vẽ hình ).
– Tương tự với bt 10b( sgk :106).
– Bài tập 12 ( sgk: 107) . Kiểm tra từ hình vẽ , suy ra cách đọc .
5. Dặn dò
– Học bài theo phần ghi tập .
– Làm bài tập 13,14( sgk : 107). SBT:10 ->13 (tr 97).
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2-tiet2.doc