Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS diễn giải được thế nào là ba điểm thẳng hàng, thế nào là điểm nằm giữa hai điểm.

 - HS mô tả được trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

2. Kĩ năng: - Học sinh vẽ được ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. - HS sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, sử dụng các thuật ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - GV: Thước thẳng, bảng phụ.

- HS: Bảng nhóm, bút viết bảng, thước thẳng.

III. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp gợi mở, động não, quan sát.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động:

- Mục tiêu: HS củng cố cách vẽ đường thẳng, vẽ điểm thuộc và không thuộc đường thẳng.

- Thời gian: 5 phút.

- Cách tiến hành:

 GV yêu cầu HS lên bảng vẽ đường thẳng, đặt tên. Vẽ điểm A, B, C thuộc đường thẳng và điểm M không thuộc đường thẳng.

 HS lên bảng vẽ hình.

 GV dẫn dắt vào bài: Ba điểm A, B, C là ba điểm thẳng hàng, ba điểm A, B, M không thẳng hàng.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/08/2009
Ngày giảng: 27/08/2009 
Tiết 2. Ba điểm thẳng hàng
I. mục tiêu.
1. Kiến thức: - HS diễn giải được thế nào là ba điểm thẳng hàng, thế nào là điểm nằm giữa hai điểm.
 - HS mô tả được trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 
2. Kĩ năng: - Học sinh vẽ được ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.	- HS sử dụng được các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.
3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, sử dụng các thuật ngữ.
II. đồ dùng dạy học.
 - GV: Thước thẳng, bảng phụ.
hs: Bảng nhóm, bút viết bảng, thước thẳng.
III. Phương pháp.
	 Vấn đáp gợi mở, động não, quan sát.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động:
- Mục tiêu: HS củng cố cách vẽ đường thẳng, vẽ điểm thuộc và không thuộc đường thẳng.
- Thời gian: 5 phút.
- Cách tiến hành:
	GV yêu cầu HS lên bảng vẽ đường thẳng, đặt tên. Vẽ điểm A, B, C thuộc đường thẳng và điểm M không thuộc đường thẳng.
	HS lên bảng vẽ hình.
	GV dẫn dắt vào bài: Ba điểm A, B, C là ba điểm thẳng hàng, ba điểm A, B, M không thẳng hàng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu về điểm 
- Mục tiêu: HS diễn giải được thế nào là ba điểm thẳng hàng; vẽ được ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: bảng phụ vẽ hình 8 ( SGK - trang 105), thước thẳng.
- Cách tiến hành: sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép.
GV: treo bảng phụ hình 8 (SGK)
 Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép. 
Vòng 1: Nhóm 1,3,5: quan sát hình 8(a), trả lời:
 Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Nêu cách vẽ ba điểm thẳng hàng.
 Nhóm 2,4,6: Quan sát H.8(b): Thế nào là ba điểm không thẳng hàng? Nêu cách vẽ.
Vòng 2: Các nhóm mới thảo luận 2 nội dung đưa ra kết luận chung.
 ( Vẽ 3 điểm thẳng hàng: vẽ đường thẳng sau đó vẽ 3 điểm thuộc đt đó; Còn vẽ 3 điểm không thẳng hàng thì cũng vẽ một đường thẳng sau đó vẽ hai điểm thuộc đường thẳng và một điểm không thuộc hoặc ngược lại)
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
- Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng.
 C .
 B .
 A .
- Ba điểm không thẳng hàng không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào.
 . A
 . 
 B .
 C
Họat động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
- Mục tiêu: + HS diễn giải được điểm nằm giữa hai điểm, ghi nhớ trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- Thời gian: 12 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng.
- Cách tiến hành:
- GV vẽ hình 9 lên bảng, yêu cầu HS quan sát.
GV giới thiệu mối quan hệ của 3 điểm th.hàng. 
Hỏi: Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa?
HS: Có một điểm nằm giữa hai điểm.
Yêu cầu HS đọc nhận xét ( SGK- trang 106).
- GV thông báo: Với ba điểm không thẳng hàng ta không có điểm nằm giữa.
Củng cố: 
GV treo bảng phụ ghi bài 11 (SGK- trang 107)
Gọi HS lên bảng điền, HS dưới lớp điền vào vở.
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
- H.9: A C B 
 . . .
+ Điểm C nằm giữa điểm A và B.
+ Điểm C và điểm B nằm cùng phía đối với điểm A.
+ Điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B 
+ Điểm A và điểm B nằm khác phía đối với điểm C
Kết luận: SGK
 Bài 11
a) R ; b) cùng phía; 
c) M, N, điểm R
Họat động 3: Vận dụng
- Mục tiêu: + HS kiểm tra được ba điểm thẳng hàng hay không.
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ H.10, H.11, thước thẳng.
- Cách tiến hành: 
- GV treo bảng phụ bài 8.
Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác kiểm tra. HS dưới lớp chú y', nhận xét.
 GV nhận xét cách kiểm tra
- GV treo bảng phụ H.11.
Gọi HS đứng tại chỗ tìm các bộ ba điểm thẳng hàng và không thẳng hàng.
- Cả lớp cùng kiểm tra.
Bài 8
Ba điểm A, M, N thẳng hàng.
Bài 9
a) Ba điểm thẳng hàng là: B, D, C; B, E, A; D, E, G
b) Ba điểm không thẳng hàng: 
B, E, D; B, A, C; E,G, A; ....
5. Tổng kết, hướng dẫn bài tập ở nhà: ( 3 phút)
	- GV nêu lại những nội dung chính cần nhớ.
- Làm bài 10, 12, 13, 14(SGK- trang 106, 107), cỏc bài tập trong sỏch bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc