Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 18, Bài 3: Số đo góc - Năm học 2006-2007

Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 18, Bài 3: Số đo góc - Năm học 2006-2007

A/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800

- Biết định nghĩa góc nhọn, góc vuông, góc tù.

2) Kỹ năng

- Biết đo góc bằng thước đo góc.

- Biết so sánh hai góc.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

B/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, êke, thước đo góc, bảng phụ.

- HS : Thước thẳng, êke, thước đo góc.

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I) Ổn định tổ chức

II) Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

1) Vẽ một góc và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc ?

2) Vẽ tia nằm giữa hai cạnh của góc, đặt tên cho tia đó ?

Trên hình có bao nhiêu góc ? Nêu tên các góc ?

- GV nhận xét, ghi điểm. - 1HS lên bảng.

Đỉnh O. Hai cạnh : Ox, Oy

Hình vẽ có ba góc: ; ;

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học - Lớp 6 - Tiết 18, Bài 3: Số đo góc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 22 - Tiết 18	 Ngày soạn : 04/02/2007 
	 	 Ngày dạy : 08/02/2007
§3. SỐ ĐO GÓC
A/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800
- Biết định nghĩa góc nhọn, góc vuông, góc tù.
2) Kỹ năng
- Biết đo góc bằng thước đo góc.
- Biết so sánh hai góc.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
B/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thực hành
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : Thước thẳng, êke, thước đo góc, bảng phụ.
HS : Thước thẳng, êke, thước đo góc.	
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I) Ổn định tổ chức
II) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Vẽ một góc và đặt tên. Chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc ?
2) Vẽ tia nằm giữa hai cạnh của góc, đặt tên cho tia đó ?
Trên hình có bao nhiêu góc ? Nêu tên các góc ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
- 1HS lên bảng.
Đỉnh O. Hai cạnh : Ox, Oy
Hình vẽ có ba góc: ; ; 
- HS nhận xét, bổ sung. 
III) Bài mới
1) Đặt vấn đề: - Trên hình các bạn vừa vẽ có ba góc, làm thế nào để biết các góc đó bằng nhau hay không. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
2) Triển khai bài mới
Hoạt động 1 : Đo góc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV vẽ góc xOy
- Để xác định số đo của góc xOy ta đo góc xOy bằng một dụng cụ gọi là thước đo góc.
- Hãy quan sát thước đo góc và nêu cấu tạo của nó ?
- Đơn vị của số đo góc là gì ?
- GV hướng dẫn HS cách ghi đơn vị đo góc.
- Ta tiến hành đo như sau :
GV vừa thao tác vừa hướng dẫn cho HS thực hiện.
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vào vở và đo góc.
- Nêu cách đo góc xOy ?
- GV vẽ góc bẹt xOy và góc aMb có số đo bằng 600 lên bảng và yêu cầu HS lên đo.
- Mỗi góc có mấy số đo góc ?
- Góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu độ ?
- Có nhận xét gì về số đo các góc so với 1800 ?
- HS vẽ hình vào vở
HS lắng nghe.
- Thước đo góc là một nửa hình tròn được chia làm 180 phần bằng nhau được ghi từ 0 đến 180.
Tâm của đường tròn là tâm của thước
- Đơn vị đo của thước là độ, đơn vị nhỏ hơn là phút, giây.
- HS ghi nhớ.
 HS quan sát.
- HS nêu kết quả đo.
- 1HS nhắc lại cách đo.
- 2HS lên bảng đo và trả lời :
	 = 1800
	 = 600
- Mỗi góc chỉ có một số đo.
- Góc bẹt có số đo bằng 1800
- Số đo các góc luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1800
*) Kết luận 	 1) Đo góc 
Nhận xét : - Mỗi góc chỉ có một số đo.
	- Góc bẹt có số đo bằng 1800
	- Số đo các góc luôn nhỏ hơn hoặc bằng 1800
- Như vậy, để so sánh hai góc chúng ta làm thế nào ? Ta sang phần 2.
Hoạt động 2 : So sánh hai góc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho 3 góc sau, hãy xác định số đo của chúng.
- Em hãy dự đoán xem góc nào lớn nhất, góc nào nhỏ nhất ?
- Vậy, để so sánh hai góc ta làm như thế nào ?
- Trong hai góc Ô1 và Ô3 góc nào nhỏ hơn? Vì sao ?
GV : Có = 600
	 = 600
Ta nói : = 
- Vậy, hai góc bằng nhau khi nào ?
- 1HS lên bảng đo.
Ô1 = 550 ; Ô2 = 900 ; Ô3 = 1350
- Góc Ô3 lớn nhất, góc Ô1 nhỏ nhất.
- Để so sánh hai góc ta dựa vào số đo của góc.
- Góc Ô1 nhỏ hơn góc Ô3 vì Ô3 có số đo lớn hơn.
HS lắng nghe.
- Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau.
*) Kết luận 	 2) So sánh hai góc
- Để so sánh hai góc ta dựa vào số đo góc. Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau.
- Góc bẹt có số đo bằng 1800, vậy các góc có số đo nhỏ hơn 1800 ta gọi là gì ?
Hoạt động 3 : Góc vuông, góc nhọn, góc tù
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ở hình trên ta có : Ô1 = 550 
	 Ô2 = 900 
	 Ô3 = 1350
- Ta nói : Ô1 là góc nhọn 
	 Ô2 là góc vuông 
	 Ô3 là góc tù
- Vậy, thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- HS lắng nghe.
- Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900.
Góc vuông là góc có số đo bằng 900
Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 nhưng nhỏ hơn 1800.
*) Kết luận 	 3) Góc vuông, góc nhọn, góc tù 
	Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900.
	Góc vuông là góc có số đo bằng 900
	Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 nhưng nhỏ hơn 1800.
IV) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS nhắc lại các khái niệm đã học trong bài.
- Cho HS làm bài tập 11, 12, 14 (SGK)
- 2HS nhắc lại.
- HS thực hiện và đứng tại chỗ trả lời
V) Dặn dò, hướng dẫn hs học ở nhà:
- Học bài, tự vẽ ra các góc và đo các góc đó
- Làm bài tập 13, 15, 16 (SGK) và 14, 15 (SBT) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18.doc