1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng?
1.2. Kỹ năng:
- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng.
- Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ
- Tư duy: Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M
Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa
1.3. Thái độ:
- Biết cẩn thận trong cách trình bày, vẽ hình, vận dụng vào thực tiễn
2. TRỌNG TÂM:
- Nắm khái niệm nửa mặt phẳng, gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn hình 2, 3; tờ giấy A4; thước thẳng; máy chiếu
3.2. Học sinh: SGK, VBT, giấy A4, dụng cụ học tập
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Bài mới: Giới thiệu mục tiêu chương và bài học
Chương II - GÓC Mục tiêu chương Học xong chương này, học sinh cần đạt các yêu cầu sau: 1. Nhận biết và hiểu được các khái niệm: mặt phẳng, nửa mặt phẳng, góc, số đo góc, tia phân giác của góc, đường tròn, tam giác. 2. Biết sử dụng các cộng cụ vẽ, đo. Có kĩ năng đo góc; vẽ góc có số đo cho trước; so sánh các góc, phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc không; nhận biết hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. Biết vẽ tia phân giác của góc, vẽ đường tròn, vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh. 3. Làm quen với các hoạt động hình học, biết cách tự học hình học theo SGK. Có ý thức cẩn thận, chính xác khi vẽ và đo. Bài: §1. - Tiết: 15 Tuần dạy: 20 ND: 31/ 12/ 2010 §1. NỬA MẶT PHẲNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng? 1.2. Kỹ năng: - Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng. - Nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ - Tư duy: Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M – Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M Cách nhận biết tia nằm giữa – Cách nhận biết tia không nằm giữa 1.3. Thái độ: - Biết cẩn thận trong cách trình bày, vẽ hình, vận dụng vào thực tiễn 2. TRỌNG TÂM: - Nắm khái niệm nửa mặt phẳng, gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn hình 2, 3; tờ giấy A4; thước thẳng; máy chiếu 3.2. Học sinh: SGK, VBT, giấy A4, dụng cụ học tập 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Bài mới: Giới thiệu mục tiêu chương và bài học HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: Nửa mặt phẳng bờ a GV: Giới thiệu mặt phẳng: trang giấy trắng, mặt bảng, mặt bàn, GV: Gọi HS làm BT.1/Sgk.73 HS: Nêu một số hình ảnh về mặt phẳng GV: Minh họa hình 1 trên bảng a Hình1 GV: Vẽ đường thẳng a trên mặt phẳng, đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy nửa mặt phẳng? HS: 2 nửa mặt phẳng GV: Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a? HS: Trả lời HS: Bổ sung GV: Chốt lại vấn đề GV: Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau? HS: Trả lời (có chung bờ) GV: Chốt lại vấn đề GV: Yêu cầu HS làm BT.2/Sgk.73 và cho nhận xét? HS: Thực hiện, rút ra nhận xét GV: Chốt lại nhận xét GV: Cho HS quan sát hình 2 (bảng phụ) HS: Tô màu nửa mặt phẳng (I) GV: Hướng dẫn cách gọi tên nửa mặt phẳng bờ a GV: -Nửa mặt phẳng (I) nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M; -Nửa mặt phẳng (II) có bờ a chứa điểm P -Nửa mặt phẳng (II) có bờ a không chứa điểm M -(II) là nửa mặt phẳng đối của (I) GV: Hai điểm M, N thuộc mấy nửa mặt phẳng bờ a? còn hai điểm M, P (hoặc N, P) thuộc mấy nửa mặt phẳng bờ a? HS: Hai điểm M, N thuộc một nửa mặt phẳng bờ a; còn hai điểm M, P (hoặc N, P) thuộc hai nửa mặt phẳng bờ a GV: Hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a; hai điểm M, P (hoặc N, P) nằm khác phía đối với đường thẳng a GV: Yêu cầu làm bài ?1 Sgk/tr.72 HS: Gọi tên nửa mặt phẳng HS: Lớp bổ sung 2. Hoạt động 2: Tia nằm giữa hai tia GV: Nêu ví dụ (Bảng phụ hình 3a) GV: Hướng dẫn vẽ hình 3a) và cách xác định tia nằm giữa hai tia còn lại Lấy M Ỵ Ox, N Ỵ Oy GV: Tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? HS: Trả lời (cắt) GV: Khi đó ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. GV: Khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy? HS: khi tia Oz cắt MN tại điểm nằm giữa M, N GV: Gọi HS làm ?2 Sgk/tr.73 GV: (Bảng phụ hình 3b) Tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? HS: Trả lời (tia Oz cắt MN tại O) GV: Khi đó tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? HS: Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy GV: (Bảng phụ hình 3c) Tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không? HS: Trả lời (không) GV: Khi đó tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? HS: Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy 1. Nửa mặt phẳng bờ a Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. Ú Lưu ý: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. Ú Nhận xét: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau - Nửa mặt phẳng (I) nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M; - Nửa mặt phẳng (II) có bờ a chứa điểm P - Nửa mặt phẳng (II) có bờ a không chứa điểm M - (II) là nửa mặt phẳng đối của (I) * Hai điểm M, N nằm cùng phía đối với đường thẳng a; hai điểm M, P (hoặc N, P) nằm khác phía đối với đường thẳng a ?1 (HS trả lời) 2. Tia nằm giữa hai tia Cho 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc và M Ỵ Ox, N Ỵ Oy Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy ?2 Sgk/tr.73 * Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy * Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu hỏi: 1) Thế nào là một nửa mặt phẳng bờ a? Trả lời: Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng được chia ra bởi a. Câu hỏi: 2) Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau? Trả lời: Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau Câu hỏi: 3) Khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy? Trả lời: Tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa M, N (với M Ỵ Ox, N Ỵ Oy) Bài tập 3: (Sgk/tr.73) a) nửa mặt phẳng đối nhau b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B 4.5. Hướng dẫn HS tự học: Học bài: khái niệm nửa mặt phẳng bờ a; cách gọi tên của nửa một mặt phẳng; cách nhận biết tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. BTVN: 4, 5 (Sgk/tr.73) Hướng dẫn: Bài tập 4: Bài tập 5: Chuẩn bị: đọc trước bài §2. Góc; nháp, kiến thức đã học, dụng cụ học tập 5. RÚT KINH NGHIỆM * Ưu điểm: - Nội dung: Chính xác, khoa học, hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng tâm, liên hệ thực tế - Phương pháp: Sử dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặt trưng bộ môn; kết hợp hài hòa giữa các phương pháp trong hoạt động dạy học - Sử dụng ĐD-TB: Sử dụng tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với bài học * Khuyết điểm: - Phương pháp: Nên thực hiện phương pháp chia nhóm ở bài ?1 . * Biện pháp khắc phục: - Thực hiện chia nhóm ở tiết dạy lần sau
Tài liệu đính kèm: