I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức đã học của HS.
2) Kỹ năng
- Rèn kĩ năng vẽ hình và tính toán chính xác, hợp lý.
- Rèn khả năng trình bày rõ ràng mạch lạc.
3) Thái độ
- Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Đề kiểm tra
- HS : On tập các kiến thức đã học và các bài tập đã chữa.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới
- GV phát đề kiểm tra.
Đề ra
I/ Phần trắc nghiệm
Hãy điền dấu (x) thích hợp vào chỗ trống.
Câu
Đúng
Sai
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm AB.
b) Nếu M là trung điểm của AB thì M cách đều hai điểm A, B.
c) Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
d) Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song.
II/ Phần tự luận
Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và Oy không đối nhau.
- Vẽ đường thẳng aa cắt hai tia đó tại A và B khác O.
- Vẽ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vẽ tia OM.
- Vẽ tia ON là tia đối của tia OM.
a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình.
b) Chỉ ra ba điểm thẳng hàng. Cho AM = 3cm, tính độ dài đoạn thẳng MB và AB ?
c) Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Tìm các tia đối nhau.
d) Tìm các đường thẳng cắt nhau trên hình. Xác định giao điểm của chúng.
& Tuần 14 - Tiết 14 KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày soạn : 03/12/2006 Ngày dạy : 07/12/2006 I/ MỤC TIÊU 1) Kiến thức - Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức đã học của HS. 2) Kỹ năng - Rèn kĩ năng vẽ hình và tính toán chính xác, hợp lý. - Rèn khả năng trình bày rõ ràng mạch lạc. 3) Thái độ - Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV : Đề kiểm tra HS : Oân tập các kiến thức đã học và các bài tập đã chữa. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Ổn định tổ chức 2) Kiểm tra bài cũ 3) Bài mới - GV phát đề kiểm tra. Đề ra I/ Phần trắc nghiệm Hãy điền dấu (x) thích hợp vào chỗ trống. Câu Đúng Sai a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm AB. b) Nếu M là trung điểm của AB thì M cách đều hai điểm A, B. c) Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng. d) Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song. II/ Phần tự luận Cho hai tia phân biệt chung gốc Ox và Oy không đối nhau. - Vẽ đường thẳng aa’ cắt hai tia đó tại A và B khác O. - Vẽ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vẽ tia OM. - Vẽ tia ON là tia đối của tia OM. a) Chỉ ra những đoạn thẳng trên hình. b) Chỉ ra ba điểm thẳng hàng. Cho AM = 3cm, tính độ dài đoạn thẳng MB và AB ? c) Trên hình có tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Tìm các tia đối nhau. d) Tìm các đường thẳng cắt nhau trên hình. Xác định giao điểm của chúng. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ Phần trắc nghiệm Hãy điền dấu (x) thích hợp vào chỗ trống. (2 điểm) Câu Đúng Sai a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa hai điểm AB. x b) Nếu M là trung điểm của AB thì M cách đều hai điểm A, B. x c) Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng. x d) Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song. x II/ Phần tự luận - Hình vẽ 3 điểm a) Các đoạn thẳng : OA, OM, OB, ON, MN, AM, AB, MB. 1 điểm b) Ba điểm thẳng hàng : A, M, B. 0,25 điểm M, N, O. 0,25 điểm Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên : MB = MA = 3cm. 0,75 điểm MB + MA = 3cm + 3cm = 6cm 0,75 điểm c) Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. 0,5 điểm Tia OM và tia ON là hai tia đối nhau. 0,25 điểm Tia MA và tia MB là hai tia đối nhau. 0,25 điểm d) Đường thẳng AB cắt đường thẳng MN tại giao điểm M. 1 điểm 5) Dặn dò - Oân lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị Bài 1 chương II “Làm quen với số nguyên âm”. IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tài liệu đính kèm: