1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh hiểu và xác định được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng.
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng: nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng.
c) Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo, đặt điểm chính xác.
2. Trọng tâm
Xác định được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng
3. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng có chia khoảng mm.
HS: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định:
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
4.2. Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu:
HS1: Cho hình vẽ:
a) Đo độ dài AM; MB? So sánh AM; MB? (6 điểm)
b) Tính AB? (4 điểm)
HS1:
a) AM = MB = 3 (cm)
b) AB = AM + MB = 6 (cm)
4.3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: 1. Trung điểm của đoạn thẳng
GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M đối với A, B? (trong BT)
HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM = MB
GV: Điểm M thoả hai điều kiện ở trên
M là trung điểm của AB.
M:còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB. * Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A và B và cách đều A, B.
Trung điểm : còn được gọi là điểm chính
§10. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Tiết: 12; bài 10 Tuần 12 Ngày dạy:13/11/2010 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: - Học sinh hiểu và xác định được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng. b) Kỹ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng: nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng. c) Thái độ: - Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo, đặt điểm chính xác. 2. Trọng tâm Xác định được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng 3. Chuẩn bị : GV: Thước thẳng có chia khoảng mm. HS: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định: - Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 4.2. Kiểm tra miệng: GV: Nêu yêu cầu: HS1: Cho hình vẽ: a) Đo độ dài AM; MB? So sánh AM; MB? (6 điểm) b) Tính AB? (4 điểm) HS1: a) AM = MB = 3 (cm) b) AB = AM + MB = 6 (cm) 4.3.Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: 1. Trung điểm của đoạn thẳng GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M đối với A, B? (trong BT) HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM = MB GV: Điểm M thoả hai điều kiện ở trên Þ M là trung điểm của AB. M:còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB. * Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A và B và cách đều A, B. Trung điểm : còn được gọi là điểm chính GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB dài 40cm và xác định trung điểm C của đoạn thẳng AB? HS: GV: Nếu M là trung điểm của AB thì AM, MB quan hệ với AB? HS: AM = MB = giữa của đoạn thẳng. GV: Một đoạn thẳng có bao nhiêu trung điểm? Có mấy điểm nằm giữa hai đầu mút của nó?. HS: Một đoạn thẳng chỉ có một trung điểm nhưng có vô số điểm nằm giữa hai mút của nó. Chú ý: Một đoạn thẳng chỉ có một trung điểm nhưng có vô số điểm nằm giữa hai mút của nó. Hoạt động 2: 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng GV: Yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB/ SGK/ 125 HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và nêu các cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB Ví dụ: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB dài 7cm. Cách 1: Dùng thước thẳng có chia mm. - Đo đoạn thẳng AB - Tính MA = MB = - Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA Cách 2: Gấp dây Cách 3: Dùng giấy gấp GV: Yêu cầu HS cả lớp thực hiện bài tập HS: Cả lớp thực hiện + Một HS đứng tại chỗ trả lời. - Dùng sợi dây xác định chiều dài thanh gỗ (chọn mép thẳng đo) - Gấp đoạn dây (bằng chiều dài thanh gỗ) sao cho hai đầu mút trùng nhau. Nếp gấp của dây xác định trung điểm của thanh gỗ. 4.4. Củng cố và luyện tập: GV: Nêu câu hỏi: 1) Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì? 2) Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng AB? HS: Hai HS lần lượt trả lời. Trả lời 1) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A và B và cách đều A; B 2) Có ba cách xác định trung điểm của đoạn thẳng: Cách 1: Dùng thước thẳng có chia mm. Cách 2: Gấp dây Cách 3: Dùng giấy gấp GV: Yêu cầu HS thực hiện nhóm bài 60/ SGK/ 125. HS: Hoạt động theo nhóm (4 phút) GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm HS: Đại điện các nhóm trình bày lên bảng GV: Nhận xét bài làm của các nhóm. BT 60/SGK/125 a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B vì OA < OB b) Theo a) Ta có OA + AB = OB Þ AB = OB – OA = 4 – 2 = 2 (cm) Vậy OA = OB = 2 (cm) c) Theo a); b) ta có A là trung điểm của đoạn thẳng. GV: Cho cả lớp thực hiện bài 63/ SGK/ 126 HS: Cả lớp thực hiện (2 phút) GV: Gọi HS trả lời BT63/SGK/126 + Kiểm tra tập vài HS. HS: Một HS trả lời BT63/SGK/126 I là trung điểm AB khi a) IA = IB (thiếu) b) AI + IB = AB (thiếu) c) AI + IB = AB và AI = IB (đúng) d) IA = IB = thì (đúng) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với tiết học này + Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì? + Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng AB? - Làm bài tập: 61; 62; 64; 65/ SGK/125; 126. - Đối với tiết học tiếp theo + Trả lời các câu hỏi ôn tập: 1; 2; 3; 4; 5/ SGK/ 127 + Làm bài tập 6; 7; 8/ SGK/ 127 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: