Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi

I. Mục Tiêu:

1.Kiến thức:

- HS biết trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m(m > 0).

- Biết trên tia Ox, nếu OM < on="" thì="" m="" nằm="" giữa="" o="" và="">

2.Kỹ năng: - HS biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

3.Thái độ: - Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong đo đạc.

II. Chuẩn Bị:

1. GV: Thước thẳng, phấn màu, compa.

 2. HS: Thước thẳng, compa, giấy nháp.

III. Phương Pháp: - Vấn đáp, gợi mở, thực hành, quan sát, hoạt động cá nhân.

IV. Tiến Trình:

1. Ổn định lớp: (1) 6A2 :

 2. Kiểm tra bài cũ: (7)

 GV ghi đề kiểm tra lên bảng phụ:

 1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào?

 2) Làm bài tập: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V; A; T sao cho AT = 10cm; VA = 20cm; VT = 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp HS và GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Năm học 2012-2013 - Hồ Viết Uyên Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 07/11/2012
Ngày dạy : 10/11/2012
Tuần: 11
Tiết: 11
§9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
I. Mục Tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m(m > 0).
- Biết trên tia Ox, nếu OM < ON thì M nằm giữa O và N.
2.Kỹ năng: - HS biết áp dụng các kiến thức trên để giải bài tập, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
3.Thái độ: - Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong đo đạc.
II. Chuẩn Bị:
1. GV: Thước thẳng, phấn màu, compa.
	2. HS: Thước thẳng, compa, giấy nháp.
III. Phương Pháp: - Vấn đáp, gợi mở, thực hành, quan sát, hoạt động cá nhân.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A2 : 	 
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	GV ghi đề kiểm tra lên bảng phụ:
	1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào?
	2) Làm bài tập: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V; A; T sao cho AT = 10cm; VA = 20cm; VT = 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
	à 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp à HS và GV nhận xét, ghi điểm.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng trên tia (13’)
-GV: y/c HS đọc SGK 5’
-GV: Hãy mô tả cách vẽ đoạn thẳng TA = 10 cm trên một đường thẳng khi biết độ dài của nó.
-GV: Vậy để vẽ đoạn thẳng OM = a cm trên tia Ox ta làm như thế nào? 
-GV: Để vẽ đoạn thẳng cần xác định hai mút của nó. Ở ví dụ 1, mút nào đã biết, cần xác định mút nào?
-GV: cách vẽ?
-HS: HS đọc SGK trong 5’
-HS: Mô tả cách vẽ đoạn thẳng TA = 10 cm trên một đường thẳng.
-HS: trả lời.
-HS: Mút O đã biết. 
 Cần xác định mút M.
-HS: Đặt cạnh thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng với gốc O.
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia:
VD 1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm.
Cách vẽ:
- Đặt cạnh thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng gốc O.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
-GV: Để vẽ đoạn thẳng có thể dùng những dụng cụ nào? Cách vẽ như thế nào?
-GV: Sau khi thực hiện 2 cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét gì?
-GV: cho HS đọc VD 2.
à Chốt ý.
Hoạt động 2: Vẽ 2 đoạn thẳng trên tia (14’)
-GV: Khi đặt 2 đoạn thẳng trên cùng một tia có chung mút là gốc tia, ta có nhận xét gì về vị trí của 3 điểm đầu mút của các đọan thẳng?
-GV: Vậy nếu tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận gì về vị trí của các điểm O; N; M.
-GV: Với ba điểm A; B; C thẳng hàng; AB = m; AC = n và m < n ta có kết luận gì?
à Chốt ý.
 Vạch của thước ứng với 1 điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M.
-HS: Dùng compa và thước thẳng.
-HS: Phát biểu nhận xét trong SGK.
-HS: Đọc VD2 trong SGK 5’. Sau đó nêu cách vẽ, cả lớp cùng làm thao tác vẽ.
-HS: Ba điểm đầu mút này thẳng hàng.
-HS: M nằm giữa O và N
-HS: trả lời 0 M nằm giữa O và N.
- Vạch của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M.
O
M
x
Nhận xét: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị độ dài).
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia:
VD: 
Trên tia Ox, vẽ OM = 2 cm; ON = 3cm.
O
M
N
x
 — — —
Ta thấy: M nằm giữa O và N.
Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a, ON = b Nếu: 0 M nằm giữa O và N.
 4. Củng Cố ( 8’)
 	- Bài học hôm nay cho ta thêm một dấu hiệu nhận biết điểm nằm giữa hai điểm còn lại đó là: Nếu tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận M nằm giữa O và N. 
- GV cho HS làm các bài tập 53; 54 SGK.
 5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: ( 2’)
 	- Học bài trong vở ghi và trong SGK;
	- Ôn tập và thực hành vẽ đoạn thẳng biết độ dài (dùng thước, dùng compa);
	- Làm bài tập: 56, 57, 58, 59 (SGK).
6. Rút Kinh Nghiệm : 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 tiet 11 HH6.doc