1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Học sinh nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một và chỉ một điểm M sao cho OM = m(đvđd, m > 0).
b) Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng: vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
c) Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo, đặt điểm chính xác.
2. Trọng tâm
Nắm vững cách vẽ thẳng có độ dài cho trước
3. Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng có chia khoảng mm, compa.
HS: Thước thẳng có chia khoảng, bút chì, bảng nhóm.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định:
- Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
4.2. Kiểm tra miệng:
GV: Nêu yêu cầu
HS1:
1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào? (4 điểm).
2) Trên cùng một đường thẳng hãy vẽ 3 điểm V, A, T sao cho: AT = 10cm; VA = 20cm; VT = 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? (5 điểm)
GV: Nhận xét bài làm của học sinh.
HS1:
1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có AM + MB = AB.
2)
Ta có:
VA + AT = 20 + 10 = 30 = VT
Vậy điểm A nằm giữa hai điểm V và T.
VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI Tiết:11; bài 9 Tuần 11 Ngày dạy:6 /11/2010 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: - Học sinh nắm vững trên tia Ox có một và chỉ một và chỉ một điểm M sao cho OM = m(đvđd, m > 0). b) Kỹ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng: vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. c) Thái độ: - Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi đo, đặt điểm chính xác. 2. Trọng tâm Nắm vững cách vẽ thẳng có độ dài cho trước 3. Chuẩn bị : GV: Thước thẳng có chia khoảng mm, compa. HS: Thước thẳng có chia khoảng, bút chì, bảng nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định: - Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 4.2. Kiểm tra miệng: GV: Nêu yêu cầu HS1: 1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào? (4 điểm). 2) Trên cùng một đường thẳng hãy vẽ 3 điểm V, A, T sao cho: AT = 10cm; VA = 20cm; VT = 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? (5 điểm) GV: Nhận xét bài làm của học sinh. HS1: 1) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có AM + MB = AB. 2) Ta có: VA + AT = 20 + 10 = 30 = VT Vậy điểm A nằm giữa hai điểm V và T. 4.3.Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia. GV: Đặt vấn đề. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ 1 HS: Vẽ hình vào tập và nêu lại cách vẽ. Ví dụ1: Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 2cm. * Cách vẽ :(Dùng thước chia khoảng) - Đặt cạnh của thước nằm trên tia Ox sao cho vạch số 0 trùng với gốc O - Vạch số 2 sẽ cho ta điểm M. GV: Em có nhận xét gì khi xác định điểm M trên tia Ox? HS: Ta chỉ xác định được một điểm M sao cho OM = 2cm. * Nhận xét: (SGK/ 122) GV: Để vẽ đoạn thẳng CD = AB (cho trước) ta vẽ như thế nào? HS: Đọc ví dụ 2/ 122/ SGK. + Hai HS lần lượt nêu cách vẽ và lên bảng vẽ. Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. * Cách vẽ: - Vẽ đoạn thẳng AB. - Vẽ đoạn thẳng CD = AB (bằng compa) Hoạt động 2: 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia GV: Yêu cầu một HS lên bảng thực hiện: Trên tia Ox vẽ OM = 2cm; ON = 3cm. HS: Một HS lên bảng trình bày. GV: Khi đặt hai đoạn thẳng trên cùng một tia có chung một mút là gốc tia, ta có nhận xét gì về vị trí của ba điểm? HS: Điểm M nằm giữa hai điểm O và N GV: Vậy nếu tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận gì về vị trí các điểm O, N, M? HS:Điểm M nằm giữa hai điểm O và N Ví dụ 3: Trên tia Ox vẽ OM = 2cm; ON = 3cm. GV: Nêu nhận xét * Nhận xét: (SGK/ 123) 4.4. Củng cố và luyện tập: GV: Hướng dẫn HS thực hiện bài 54/ SGK + Để so sánh BA và BC ta phải tìm BA, BC? + Yêu cầu Hs cả lớp thực hiện. HS: Cả lớp thực hiện + Một HS lên bảng trình bày. Bài 54/ SGK/ 124 Vì OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS. Ta có OA + AB = OB Hay AB = OB – OA = 3(cm) Vì OB < OC nên OB + BC = OC Hay BC = 3(cm) GV:Yêu cầu HS thực hiện nhóm bài 55/124/ SGK. HS: Họat động theo nhóm (4 phút) + Nhóm 1;2: câu a + Nhóm 3;4: câ b GV: Kiểm tra họat động của các nhóm HS: Đại diện các nhóm trình bày lên bảng GV: Nhận xét và ghi điểm cho các nhóm. Bài 55/ SGK/ 124 a) Vì điểm B nằm giữa hai điểm O và A nên OB + BA = OA Hay OB = 6(cm) b) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên OA + AB = OB Hay OB = 10(cm) 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Đối với tiết học này: + Cách vẽ đoạn thẳng trên tia, cách vẽ đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước trên tia? + Cách vẽ hai đoạn thẳng trên tia? + Nếu tia Ox có OM = a; ON = b; 0 < a < b thì ta kết luận gì về vị trí các điểm O, N, M? -Đối với tiết học tiếp theo + Làm bài tập: 53; 57; 59/SGK/124. + Chuẩn bị: Sợi dây dài 50cm; compa. + Xem trước bài trung điểm đoạn thẳng 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: