Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ

Giúp HS:

- Hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

- Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, ca dao tục ngữ.

IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1)Ổn định

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 4: Lễ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 5
Bài 4 LỄ ĐỘ
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ. 
Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
III./ TÀI LIỆU: sách giáo khoa, sách giáo viên, ca dao tục ngữ.
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1)Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Yù nghĩa của tính tiết kiệm trong cuộc sống?
b) Tìm ca dao, tục ngữ nói lên tính tiết kiệm ?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
Ông bà ta có câu: “ Đi thưa về trình” các em hãy cho biết ý nghĩa của câu nói ấy?
Khi HS đã trả lời GV có thể dẫn HS vào bài học hôm nay.
HĐ2./ PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
GV: hướng dẫn HS đọc truyện
HS: đọc diễn cảm
GV: đặt câu hỏi
1) Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà?
HS: chào, mời khách vào nhà, giới thiệu khách với bà của mình, mời khách ngồi, mời nước uống, sau đó Thuỷ còn tiển khách ra tận ngõ
2) Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thủy qua câu truyện trên?
HS: em có suy nghỉ Thủy là một người lịch sự, tế nhị và mến khách
3) Cách cư xử ấy thể hiện đức tính gì?
HS: thể hiện đức tính lễ độ.
GV: Em hãy cho biết thế nào là lễ độ? 
HS: trả lời
GV: nhận xét
HS: ghi tập
GV: Chúng ta thể hiện sự lễ độ như thế nào?
HS: trả lời nội dung b sách giáo khoa
GV: nhận xét
HS: ghi bài
GV: Tại sao chúng ta phải sống có lễ độ ?
HS: trả lời ý c) bài học
GV: nhận xét
HS: ghi bài
1./ Thế nào là lễ độ?
Lễ độ là cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. 
2) Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
3) Tại sao phải có lễ độ?
Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
HĐ3./ THẢO LUẬN TÌM HÀNH VI LỄ ĐỘ VÀ TRÁI VỚI LỄ ĐỘ
GV: Chia lớp ra thành những nhóm nhỏ
HS: chia nhóm và cữ nhóm trưởng
GV: đặt câu hỏi cho mõi nhóm
HS: thảo luận trong 3 phút
1) Kể những hành vi có lễ độ của các bạn trong lớp mình?
2) Kể những hành vi thiếu lễ độ của bạn bè và người xung quanh?
3) Khi ở trên đường, trong trường học chúng ta bắt gặp thầy cô thì phải xử sự như thế nào?
HS: thảo luận
HS: đại diện cho nhóm trả lời 
HS: các nhóm khác nhận xét
GV: tổng kết- nhận xét.
à HS tự thảo luận
à HS tự thảo luận
à Chào hỏi, mĩm cười, vui vẻ
HĐ4./ TÌM NHỮNG CÂU CA DAO TỤC NGỮ NÓI LÊN TÍNH LỄ ĐỘ
GV: em hãy tìm những câu ca dao tục ngữ nói lên tính lễ độ ?
HS: suy nghĩ
HS: trả lời
HS: nhận xét, bổ sung
GV: yêu cầu HS giải thích 2 câu thành ngữ SGK:
+ “Đi thưa về gửi”.
+ “Trên kính dưới nhường”.
GV: cho học sinh ghi 2 câu thành ngữ vào tập.
è Là con cháu trong gia đình khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi.
è Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn.
HĐ5./ CŨNG CỐ- LUYỆN TẬP
- Qua tiết học, em đã rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
- Thế nào là lễ độ?
- Cho HS làm bài tập a/SGK/ 13.
Đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp:
Hành vi, thái độ
Có lễ độ
Thiếu lễ độ
1. Đi xin phép, về chào hỏi
2. Nói leo trong giờ học
3. Gọi dạ, bảo vâng
4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người
5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già trên xe ô tô
6. Kính thầy, yêu bạn
7. Nói trống không
8. Ngắt lời người khác.
HĐ6./ DẶN DÒ:
Học bài
 Làm bài tập b,c sách giáo khoa
Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, nói lên tính lễ độ?
Tìm những mẫu truyện nói về lễ độ 
Chuẩn bị bài “Tôn trọng kỉ luật” 
Đọc phần đọc truyện trả lời gợi ý SGK
Xem nội dung bài học và các bài tập SGK
Sưu tầm những tấm gương thực hiện tốt kỉ luật trong học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc