Giúp HS:
- Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
- Biết sống tiết kiệm không xa hoa lãng phí.
- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức thực hành tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
III./ TÀI LIỆU: kênh hình sách giáo khoa, ca dao, tục ngữ
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1) ỔN ĐỊNH
2) KIỂM TRA BÀI CŨ:
Tuần 4 Tiết 4 Bài 3 TIẾT KIỆM I./ MỤC TIÊU: Giúp HS: Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. Biết sống tiết kiệm không xa hoa lãng phí. Biết tự đánh giá mình đã có ý thức thực hành tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể. II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. III./ TÀI LIỆU: kênh hình sách giáo khoa, ca dao, tục ngữ IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1) ỔN ĐỊNH 2) KIỂM TRA BÀI CŨ: a- Em hãy tìm những ví dụ thể hiện tính kiên trì của một HS? Và đạt được kết quả như thế nào? b- Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói lên tính siêng năng, kiên trì? 3) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1./ GIỚI THIỆU BÀI Ơû bài học trước chúng ta đã tìm hiểu tính siêng năng, kiên trì. Một con người có tính siêng năng, kiên trì thì ắt sẽ đem lại nhiều của cải vật chất. Nhưng nếu như người đó mà không biết tiết kiệm thì điều gì sẽ xảy ra? HS: trả lời. GV: kết luận: nếu như chúng ta không biết tiết kiệm thì tiền của chẳng mấy khi tiêu mất. Chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Qua đó để hiểu tiết kiệm là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ2./ KHAI THÁC TRUYỆN ĐỌC GV: yêu cầu Hs đọc truyện HS: đọc diễn cảm GV: nêu câu hỏi 1) Qua truyện trên em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? HS: Thảo có suy nghĩ là không nhận tiền thưởng của mẹ cho, mà Thảo dùng số tiền ấy để mua gạo cho cả nhà. Việc làm đó thể hiện đức tính tiết kiệm của Thảo. 2) Em hãy phân tích suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Từ đó em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện? HS: + Trước: Hà đòi mẹ thưởng tiền đi chơi cùng với các bạn. + Sau : Hà đến nhà Thảo chứng kiến sự việc của hai mẹ con Thảo khiến Hà cảm động và em đã hối hận. Hà đã trở về nhà không đi chơi nữa. Hà cũng bắt đầu tập tiết kiệm? 3) Qua hai nhân vật trong truyện em sẽ học hỏi được ở bạn nào nhiều nhất? Em học được điều gì? HS: em học hỏi được ở bạn Thảo. Học được tính tiết kiệm. GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? HS: trả lời SGK GV: nhận xét HS: ghi bài. 1./ Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. HĐ3./ THẢO LUẬN TÌM BIỂU HIỆN CỦA TIẾT KIỆM VÀ LÃNG PHÍ GV: yêu cầu HS thảo luận HS: ngồi theo nhóm nhỏ ( 4 em trong 1 nhóm ) HS: mõi nhóm thảo luận 1 câu GV: nêu câu hỏi Là HS chúng ta thể hiện tiết kiệm như thế nào? Em sẽ làm gì khi hôm nay tổ trực nhật không tắt quạt gió trước khi ra về? Hãy cho biết những việc làm nào gọi là lãng phí? Tại sao Nhà nước ta luôn đề cập đến khẩu hiệu: “ tiết kiệm là quốc sách hàng đầu”? HS: thảo luận GV: mời đại diện nhóm trả lời HS: các nhóm khác nhận xét GV: tổng hợp các ý kiến. Tuyên dương nhóm làm việc giỏi. GV: qua quá trình thảo luận chúng ta đã thấy sự cần thiết phải tiết kiệm. Muốn giàu có, cuộc sống không thiếu thốn, có nhiều thời gian để làm việc thì nhất nhất phải tiết kiệm. GV: từ những vấn đề trên em hãy cho biết tại sao ta phải tiết kiệm? HS: trả lời SGK. GV: nhận xét. HS: ghi bài. 2) Tại sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. HĐ4./ LUYỆN TẬP- CŨNG CỐ Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Thế nào là lãng phí? Hãy giải thích câu tục ngữ: “ Tích tiểu thành đại” Cho HS làm bài tập a) SGK/10 Đánh x vào các câu tiết kiệm: Năng nhặt chặt bị o Cơm thừa, gạo thiếu o Góp gió thành bảo o Của bền tại người o Vung tay quá trán o Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ o HĐ5./ DẶN DÒ: Học bài, làm bài tập b,c SGK/ 10 Chuẩn bị bài: “ Lễ Độ” Tìm hiểu thế nào là lễ độ? Đọc trước truyện SGK. Xem nội dung bài học và bài tập Tìm những câu ca dao tục ngữ nói lên lễ độ Trái ngược với lễ độ?
Tài liệu đính kèm: