Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp)

.Mục tiêu bài học

 1.Về kiến thức:- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 2. Thái độ: Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

 3. Kĩ năng: - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).

II. Phương tiện thực hiện

- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, bảng phụ

 

doc 67 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :1 Soạn :21/ 8/ 08 
Tiết : 1 Giảng :27/ 8/ 08
Bài 1: tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức:- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 2. Thái độ: 	Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
 3. Kĩ năng: - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
II. Phương tiện thực hiện
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, bảng phụ
Trò: SGK, Vở ghi
III. Cách thức tiến hành
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức. 6A	6B	
2. Kiểm tra bài cũ
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Gv: Cho học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu”
HS: Trả lời các câu hỏi sau:
Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
GV: Tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân...
HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể.
* Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.
Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập”
Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động”
Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” 
HS: sau khi các nhóm thảo luận xong , cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có)
GV chốt lại
GV: Hướng dẫn học sinh bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ. 
Ghi chú: Phần này nếu có điều kiện thì có thể cho học sinh sắm vai
* Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 ăn uống kiên khem để giảm cân.
 ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 và 2 trong sách giáo khoa.
Có thể cho học sinh làm bài tập theo nhóm đã được phân công.
1.Tìm hiểu bài (truyện đọc)
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
2.ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ, tự rèn luyện thân thể.
 a.ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
- Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí...
b. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào:
- ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).
- Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.
4. Củng cố:
 -Rèn luyện sức khoẻ như thế nào?
- Tìm ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ của con người?
5. HDHT
- Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5).
- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ.
Tuần :2 Soạn :3/ 9/ 08 
Tiết : 2 Giảng :6/ 9- 10/9
Bài 2 :Siêng năng, kiên trì (T1 )
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Thái độ
	Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trỉtong học tập, lao động và các hoạt động khác.
 3. Kĩ năng
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.
II.Tài liệu, phương tiện thực hiện
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, bảng phụ
Trò: SGK, Vở ghi
III. Cách thức tiến hành
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
6a	6b	6c
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
 - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?
3. Bài mới.	 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác HồGV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi)
GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
HS: Trả lời theo phần gạch chân trong SGK.
GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
Câu 2: Bác đã tự học như thế nào?
HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm)
Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;...
GV: Nhận xét... cho điểm
Câu 3: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
Câu 4: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
HS: Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
GV: Nhận xét và cho học sinh ghi
Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
GV: Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.
GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tónh siêng năng, kiên trì. 
HS: Làm bài tập ttrắc nghiệm sau: (đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý):(5/)
Người siêng năng:
- Là người yêu lao động.
- Miệt mài trong công việc.
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
- làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
- Học bài quá nửa đêm. 
GV: Sau khi học sinh trả lời, gv phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu.
HS: Lắng nghe và phát biểu thế nào là siêng năng, kiên trì.(3/)
GV: Nhận xét và kết luận: 
1. Tìm hiểu bài (truyện đọc)
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
2. Nội dung bài học.
 a. Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ
4. Cũng cố.
 GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học.
 Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa.
5. HDHT	
- Học bài, nắm vững kiến thức thế nào là SNKT.
- Nêu những biểu hiện của SNKT? 
----------------------------------------------------------------------------------------------------	
Tuần :3 Soạn :3/ 9/ 08 
Tiết : 3 Giảng :13/ 9- 17/9
Siêng năng, kiên trì( Tiết 2)
iv. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
6A	6B	6C
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là siêng năng, kiên trì? Em sẽ làm gì để trở thành một người có đức tính siêng năng, kiên trì? 
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì. 
GV: chia nhóm để học sinh thảo luận theo 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.
HS: Thảo luận xong cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.
GV: Chia bảng hoặc khổ giấy Ao thành 3 phần với 3 chủ đề: 
b. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
- Đi học chuyên cần
- Chăm chỉ làm bài
- Có kế hoạch học tập
- Bài khó không nản chí
- tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao
- Chăm chỉ làm việc nhà
- Không bỏ dở công việc
- Không ngại khó
- Miệt mài với công việc
- Tiết kiệm
- tìm tòi, sáng tạo
- Kiên trì luyện TDTT
- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hộ.
- Bảo vệ môi trường.
- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chử.
GV: Có thể gợi ý thêm cho các nhóm và nhận xét (Chú ý đánh giá thời gian và lượng kiến thức)
GV: Đặt câu hỏi tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì:
HS:- Tay làm hàm nhai
Siêng làm thì có
Miệng nói tay làm
Có công mài sắt có ngày nên kim
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Cần cù bù khả năng
GV: Nhận xét và cho điểm.
 Rút ra ý nghĩa:
GV nêu ví dụ về sự thành đạt nhờ đức tính siêng năng, kiên trì:
GV: Gợi ý để học sinh nêu những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì qua bài tập: Đánh dấu x vào cột tương ứng.
Hành vi
Không
Có
- Cần cù chịu khó
- Lười biếng, ỷ lại
- Tự giác làm việc
- Việc hôm nay chớ để ngày mai
- Uể oải, chểnh mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đẩy, trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
x
x
x
x
x
GV:Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và nêu phương hướng rèn luyện. Phê phán những biểuhiện trái với siêng năng, kiên trì.
HS: nêu hướng giải quyết các vấn đề trên
Luyện tập khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và cũng cố hành vi. GV: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập (a)
Đánh dấu x vào tương ứng thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
+
+
+
+
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập
- Gặp bài tập khó Bắc không làm
- Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật 
- Hùng tự tự giác nhặt rác trong lớp
- Mai giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
Bài tập b. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
+
+
+
+
+
+
- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn
- Năng nhặt, chặt bị 
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
- Liệu cơm, gắp mắm
- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
Bài tập c. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
Biểu hiện
- Siêng năng, kiên trì trong học tập;...
- Siêng năng, kiên trì trong lao động;...
- Siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội khác;... 
ý nghĩa
Siêng năng và kiên trì giúp cho con  ... Điều 73 Hiến pháp 1992 ( ghi trên bìa - phần sau).
 2.Nội dung bài học
? Từ việc phân tích, thảo luận tình huống em hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì?
*. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì?
( Bài học a)
... là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta ( Điêù 73 Hiến pháp 1992).
- HS đọc lại bài học a, GV nhấn mạnh; đọc lại Điều 73 Hiến pháp 1992. Pháp luật quy định như thế nào về quyền này?
- HS đọc BHb, GV nhấm mạnh.
*.Những quy định của pháp luật ( Bhb)
Không ai được chiếm đoạt hoặc tự tý mở thư tín, điện tín; không được nghe trộm điện thoại.
? Theo em, những hành như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?
- Đọc trộm thư của người khác.
- Thu gửi thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
- Nghe trộm điện thoại của người khác.
- Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết.
? Những vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
( GV thảo luận, nêu ý kiến)
- HS đọc điều 125 Bộ luật hình sự 1999.
? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
- Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy.
- Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Nếu bạn vẫn không nghe, có thể nhờ thầy cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu.
- HS đọc lại nội dung bài học.
* Ghi nhớ ( SGK)
 3. Bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập a.
- HS trả lời bài tập b.
- GV nhận xét, bổ sung BTc.
BTd: Trả lời nhanh các tính huống sau bằng cách đánh dấu đúng (Đ), sai (S) vào ô tương ứng.
- Minh đọc trộm thư của Hà S
- Mai nghe điện thoại của Dũng S
- Nhặt được thư của bạn trong lớp 
đem trả lại Đ
- Phê bình bạn An bóc thư của 
 người khác Đ
D. Củng cố:
- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?
E. HDHT: 
	- Học bài, thuộc nội dung bài học; làm bài tậpd SGK, làm hết SBT.
	- Chuẩn bị tốt bài thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương.
	 ( An toàn giao thông)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 32	Ngày soạn:.. 
Tiết: 32	Ngày giảng:.
Ngoại khoá các vấn đề của địa phương
và thực hành các nội dung đã học
Giáo dục pháp luật về trật tự ATGT 
I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần đạt được:
1. Kỹ năng: 
- Nêu được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Giải thích được một số quy định về làn đường, quy định về vượt xe, tránh xe.
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc các bạn cùng thực hiện những quy định trên.
3. Thái độ:
- Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.
- ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
II. Phương tiện thực hiện	
- Sách giáo khoa trật tự an toàn giao thông.
- Luật giao thông đường bộ năm 2002.
- Một số hiểu biết, tranh ảnh về các tình huống đi đường.
- Máy chiếu, giấy trong.
- Phiếu học tập.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
- Số liệu, sự kiện, tình hình thực hiện an toàn giao thông. 
- Thông tin cập nhật gần nhất.
III. Cách thức tiến hành
- Thảo luận tổ, lớp.
- Xử lý tình huống.
IV. Tiến trình bài giảng
A. ổn định tổ chức : 6A	6b	6c
B.KT bài cũ: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là gì? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
C. Bài mới: ( GV đưa ra bảng thống kê về tình hình tệ nạn giao thông toàn quốc và tỉnh Quảng Bình năm 2006 và tết 2007, quý I/2007, một số vụ việc tiêu biểu liên quan đến lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh -> tầm quan trọng của ATGT...).
	( Theo số liệu của Phòng CSGT CA tỉnh Quảng Bình đến quý I/2007)
 1. Phân tích tình huống
- Tình huống:
- Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống, ghi ý kiến lên bìa khổ lớn, đại diện nhóm trình bày. 
Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
(BT2 SGD TTATGT)
Trường hợp 1: Khi thấy trên đường cố một hố to hoặc có một cống lớn, bị mất nắp có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì?
Trường hợp 2: Một người đi xe đạp đi vào phần đường dành cho ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người bị ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
( Gv đọc tình huống bài tập 1 - SBT GĐTTAGT - HS làm thể hiện ý kiến bằng bìa...)
Trường hợp 3: ( BT1 sách GD TTATGT)
Trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc ta nạn giao thông em tán thành những việc làm nào sau đây.
- Đáp án đúng: a, c, đ, h, k.
 2.Nội dung bài học
-> GV chốt lại đáp án đúng, rút ra kết luận chung.
1. Những quy định chung về đảm bảo TTATGT.
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn...
- Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông...
( HS đọc phần 1 nội dung bài học)
2. Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ
- GV dùng tranh vẽ hai vạch kẻ đường để giới thiệu với học sinh.
- HS nêu kinh nghiệm của các em khi gặp vạch kẻ đường nêu trên?
- GV chốt lại: ( đọc phần 2 SGD TTATGT)
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
+ Khi đi xe đạp ngang qua đường của xe cơ giới, phải nhường đường cho phương tiện cơ giới.
3. Các quy tắc vượt xe, tránh xe đi ngược chiều.
- HS đọc thông tin tr4 sách GD TTATGT
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận
Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là gì?
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại.
a) Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là do người điều khiển xe máy vượt ô tô không chú ý quan sát, đã vượt đúng lúc ô tô rẽ trái.
b) H đã vi phạm quy định về ATGT.
c) Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu ( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt, phải vượt về bên trái.
- HS đọc lại nội dung bài học 2 (tr6).
 3. Bài tập: 
- HS làm bài tập 4 (T1) sách GDTTATHT.
- 1 - 3 em trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại.
D. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống bài giảng
E.HDHT:- Về nhà làm bài tập 3, 5 ( sách GD TTATGT).
- Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về các trường hợp vi phạm TTATGT.
- Liên hệ bản thân em xem đã thực hiện đúng các quy định về TTATGT chưa? Đề xuất những thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu để cô giải đáp.
	- Thực hiện tốt các quy định về TTATGT, có kiểm tra đánh giá định kỳ.
Tuần: 33	Ngày soạn: 	
Tiết :33 Ngày giảng :	
Ngoại khoá các vấn đề của địa phương
và thực hành các nội dung đã học
Giáo dục pháp luật về trật tự ATGT 
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Giải thích một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Về kỹ năng
- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định trên.
3. Về thái độ
- Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.
- ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông .	
II. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông.
-Luật giao thông đường bộ năm 2001.
- Số liệu, sự kiện về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương, cả nước.
III. Cách thức tiến hành
- Thảo luận tổ, lớp.
- Xử lý tình huống.
IV. Tiến trình bài giảng
A. ổn định tổ chức : 6A	6b	6c
B.KT bài cũ: 
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải làm gì?
-Khi xảy ra tai nạn giao thông, mọi người phải làm gì?
C. Bài mới
 I. Quy tắc chung về giao thông đường bộ
? Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
- HS kể, HS khác bổ sung, GV chốt lại.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2. Tín hiệu đèn giao thông.
3. Biển báo hiệu đường bộ.
4. Vạch kẻ đường.
5. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ.
6. Hàng rào chẵn.
? Nêu ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
- HS đọc nội dung bài học ( trang 13 sách giáo dục trật tự an toàn giao thông)
? Em hiểu thế nào là đi đúng phần đường quy định? Ví dụ?
 II. Một số quy định cụ thể
- HS thảo luận, phân tích tình huống.
Tình huống 1: (T10 sách GD TTATGT)
GV đọc tình huống, HS thảo luận:
?Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?
Theo em, em của Hùng có vi phạm không? Vì sao?.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
( GV nên đọc tình huống 1)
- Hùng vi phạm: điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe.
- Em của Hùng vi phạm quy định về an toàn giao thông vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy.
Tình huống 2: ( BT1 tr.21 SGK TTATGT)
Hãy cho biết Lâm đã có những vi phạm gì về an toàn giao thông đường bộ?
( GV đọc lần lượt từng hành vi - HS thể hiện ý kiến bằng bìa).
? Em còn biết có những quy định nào đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp nữa?
- HS kể; hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng.
( GV đọc tình huống 2)
- Lâm đã có những vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, thể hiện ở các câu b, c, đ, e.
Một số quy định cụ thể:
+ Đối với người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy.
+ Đối với người điều khiển xe đạp, người ngồi trên xe đạp.
+ Đối với người điều khiển xe thô sơ. 
Chúng ta phải nghiêm túc thực hiện những quy định để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho người khác.
 III. Một số quy định về ATGT đường sắt
? Khi đi trên đường bộ giao cắt đường sắt, chúng ta phải làm gì?
- HS phát biểu, thảo luận cách ứng xử trong mỗi trường hợp.
- GVchốt lại nội dung bài học .
- Tại nơi đường bộ giao cắt có rào chắn.
- Tại nơi đường bộ giao cắt chỉ có đèn tín hoặc chuông báo hiệu.
- Tại nơi đường bộ giao cắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu.
- HS liên hệ tình hình thực hiện an toàn giao thông của bản thân, của các bạn, những vi phạm có liên quan đến nội dung vừa học.
D.Củng cố: -GV hệ thống bài học.
E.HDHT : - Thực hiện tốt ATGT tại địa phương .
 -Tự ôn tập từ bài 12->18 giờ sau ôn tập học kì II .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO DUC CONG DAN 6 HL.doc