1.1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
1.2. Kĩ năng:
- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ; Biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
Bài 1 Tiết 1 Tuần dạy : 1 Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 1.2. Kĩ năng: - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ; Biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao. 1.3.Thái độ: - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân. 2. Trọng tâm : Ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Hình ảnh Bác Hồ tập thể dục. - Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. - Tìm hiểu về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: GV: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS. 4.3 Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Cha ông ta thường nói: “ Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. GV: Nếu cho em hai điều ước: sức khỏe, tiền bạc em sẽ ước được gì trước tiên? HS:Trả lời. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý. - Họat động 2: Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện. GV:Nhắc HS lắng nghe bài. GV: Em cho biết điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? HS: Minh được đi bơi và biết bơi GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? HS: Minh được thầy hướng dẫn và kiên trì luyện tập. GV: Theo em sức khỏe có cần cho mỗi người hay không? Vì sao? HS: Rất cần.Vì có sức khỏe là có tất cả. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Họat động 3 : Liên hệ thực tế. GV: Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chuyển ý. - Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học. *GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2: Chủ đề “ Sức khỏe đối với học tập”? HS: Sức khỏe không tốt thì kết quả học tập sẽ kém GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3,4: Chủ đề “ Sức khỏe đối với lao động”? HS: Công việc khó hoàn thành,ảnh hưởng tới tập thểkhi sức khỏe không đảm bảo. HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. -Nhóm 5, 6:Chủ đề “ Sức khỏe đối với vui chơi giải trí”? HS: Tinh thần bực bội, khó chịu, chán nảnkhông hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. GV:Việc chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý. GV:Cho HS quan sát tranh Bác Hồ tập thể dục. GV: Quan sát tranh em có suy nghĩ gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. GV:Phải rèn luyện sức khỏe như thế nào? GV: Cho HS làm bài tập. *Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng trong những câu dưới đây: 1. Ăn uống điều độ, đầy đủ. 2. Ăn ít khiêng, khem để giảm cân. 3. Nên ăn cơm ít,ăn vặt nhiều. 4. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao. 5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. 6. Vệ sinh cá nhân không liên quan đ1n sức khỏe. 7. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý GV: Kết luận bài học. GV:Cho HS làm bài tập a ( 5) HS: HS đọc và làm bài tập. GV:Nhận xét, cho điểm cho điểm HS. I. Truyện, đọc:”Mùa hè kì diệu”. Tìm hiểu truyện đọc : 2. Liên hệ thực tế : II.Nội dung bài học: 1.Ý nghĩa: - Sức khỏe là vốn qúy của con người. - Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, cuộc sống lạc quan, vui vẻ thoải mái,yêu đời. 2.Rèn luyện tính lễ độ: - Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng - Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để. III/ Bài Tập: Bài a : Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe: 1,2,3,5. 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố. GV: Cho HS làm bài tập. * Hãy lựa chọn ý kiến đúng: 1. Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục. 2.Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng. 3. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm. 4. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám. HS: Trả lời. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 4. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 4,5. + Tìm ca dao, tục ngữ về sức khỏe. * Bài mới: Chuẩn bị bài 2:” Siêng năng kiên trì” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/6,7. + Xem trước bài học, bài tập SGK/7. + Tìm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về siêng năng kiên trì. 5/ Rút kinh nghiệm : Bài 2 Tiết 2 Tuần dạy : 2 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì . - Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì . 1.2. Kĩ năng: - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập, lao độngđể trở thành người tốt. 1.3.Thái độ: - Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động khác. - Phê phán những biểu hiện lười biếng, ngại khó, ngại khổ. 2. Trọng tâm : Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về siêng năng, kiên trì. - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1. Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào ? (5 điểm) HS: Sức khỏe tốt giúp học tập lao động tốt. Câu 2. Bản thân em đã rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt ? (5 điểm) HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Kể cho học sinh nghe một câu chuyện GV: Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của 2 anh em con nhà cô Mai. HS: Hai anh em có tính siêng năng, kiên trì. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý. - Họat động 2: Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện. GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi. GV: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? HS: Biết tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc. GV: Bổ sung tiếng Đức, Ý, Nhật GV: Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ? HS: Học vào giờ nghỉ, viết 10 từ vào tay áo GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ? HS: Bác vừa học vừa làm GV:Nhận xét, bổ sung. GV : Vây trái với siêng năng kiên trì là như thế nào ? Hs : tự trả lời theo suy nghĩ. Gv : Lớp mình có ai không siêng năng, kiên trì không? Hs tự liên hệ. GV:Nhận xét, bổ sung,chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Thế nào là siêng năng ? HS: Trả lời GV: Nhận xét chốt ý. GV: Thế nào là kiên trì ? HS: Trả lời GV: Nhận xét chốt ý. GV:Cho học sinh làm bài tập. *Bài tập: siêng năng kiên trì là: 1. Là người yêu lao động. 2. Miệt mài trong công việc 3. Là nguười chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ 4. Làm việc thường xuyên, đều đặn. 5. Làm tốt công việc không cần khen thưởng. 6. Làm theo ý thích, gian khổ không làm. HS: Trả lời. GV: Nhận xét chốt ý. - Họat động 4 : Liên hệ thực tế. GV: Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng kiền trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ? HS: Nhà Bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng. GV: Nhận xét, chuyển ý. GV: Em hãy kể 1 tấm gương siêng năng kiên trì ở lớp em? HS: Trả lời GV:Nhận xét, chốt ý. GV: Cho HS làm bài tập a SGK/7 HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý GV: Kết luận bài học. I. Truyện đọc: : “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. Tìm hiểu truyện đọc : 2. Liên hệ thực tế : II.Nội dung bài học: 1.Định nghĩa: - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. III/ Bài tập: Bài tập a: Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì: - Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà. - Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập. 4.4/ Câu hỏi , bài tập củng cố. GV: Cho HS chơi trò chơi. GV: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt đọc ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì. HS: Thảo luận, trả lời. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 7. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 7. + Tìm ca dao, tục ngữ siêng năng, kiên trì . * Bài mới: Chuẩn bị bài 2: “ Siêng năng, kiên trì” ( tiếp theo) + Xem trước bài học, bài tập SGK/7. + Tìm tranh ảnh về siêng năng, kiên trì. 5/ Rút kinh nghiệm: Bài 2 Tiết 3 Tuần dạy : 3 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì . - Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì . 1.2. Kĩ năng: - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập, lao độngđể trở thành người tồt. 1.3.Thái độ: - Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động khác. - Phê phán những biểu hiện lười biếng, ngại khó, ngại khổ. 2. Trọng tâm : Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Hãy kể 1 tấm gương có tính siêng năng, kiên trì ? (10 điểm) HS: - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. -Hs töï lieân heä thöïc teá keå veà 1 taám göông sieâng naêng kieân trì GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Nhận xét bài cũ và chuyển vào bài mới. - Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. GV:Chia lớp làm 6 nhóm. Thảo luận nhóm (3 phút) HS: Thảo luận, trình bày kết q ... n xâm phạm, tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trong báo tiền phong. HS: Nghe đọc bài, phát biểu suy nghĩ cá nhân. GV:Nhận xét dẫn vào bài mới. GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào? HS: Trả lời 3 phần chính của bài GV: Chuyển ý - Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống. GV: Cho một nhóm lên sắm vai theo tình huống HS: Sắm vai. GV: Nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến cá nhân. GV: Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? HS: Phượng không được đọc vì đó không phải là thư giửi cho Phượng Học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho bạn không? Tại sao? HS: Không đồng ý , vì việc làm đó là lừa dối bạn, vi phạm pháp luật Học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào? HS: Giải thích để Phượng hiểu việc làm đó là sai Học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 73- Hiến pháp1992. GV: Giải thích điện thoại, điện tín, thư tín. HS: Lắng nghe, nêu thắc mắc. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Gọi HS đọc điều 125- Bộ luật hình sự 1999(SGK/58) GV: Chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận nhóm(3 phút) HS:Thảo luận, trình bày kết qủa. Nhóm 1,2: Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học. Nhóm 3: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính. Nhóm 4: Người vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ bị xử lí như thế nào? HS: Trả lời theo điều 125. GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học. Nhóm 5,6: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học. - Hoạt động 3: Liên hệ thực tế, rèn kỹ năng. GV: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? HS: Nhắc nhở, phân tích để bạn hiểu, có thể nhờ cha mẹ, thầy cô giúp đỡ khi cần thiếtCác bạn khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. * Hướng dẫn HS làm bài tập. GV: Kết luận bài học I. Tình huống: II.Nội dung bài học 1/ Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: - Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là quyền cơ bản của công dân. - Công dân có quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín : + Không ai được tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại, trừ trường hợp pháp luật cho phép. 2/ Trách nhiệm của công dân: - Phải biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - Phải biết tự bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình. - Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trái với quy định của pháp luật. III. Bài tập: * Bài tập d. (SGK/58) - Giữ nguyên đem trả cho người khác; Nói cho cha mẹ hiểu và tôn trọng em 4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố : GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập d (SGK/58). HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét. Học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận toàn bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 57,58. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 58. * Bài mới: - Chuẩn bị bài: “Thực hành ngoại khóa các vấn đề môi trường” + Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương. + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung các bài ôn tập. 5/ Rút kinh nghiệm: -Noäi dung : -Phöông phaùp : -Söû duïng ñoà duøng, thieát bò phương tiện daïy hoïc : Bài Tiết 32 Tuần dạy 33 Tên bài dạy THÖÏC HAØNH NGOAÏI KHOÙA CHUÛ ÑEÀ VEÀ GIAÙO DUÏC MOÂI TRÖÔØNG 1. Mục tiêu bài học : 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức, các vấn đề xảy ra ở địa phương giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, phát huy khả năng hòa nhập, tư duy, nắm bắt thực tế của HS. Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách cư xử đúng, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 1.3.Thái độ: - Tôn trọng và có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, biết cách giữ gìn và bảo vệ môi trường, tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và cố gắng trong học tập. 2. Trọng tâm : Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, các biện pháp xử lý 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Hình ảnh HS hút thuốc lá, hình ảnh cuộc sống gia đình. - Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về nội dung thực hành. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra miệng : C1 : Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ? - Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là quyền cơ bản của công dân. - Công dân có quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín : + Không ai được tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại, trừ trường hợp pháp luật cho phép. C2 : Trách nhiệm của công dân ? - Phải biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. - Phải biết tự bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình. - Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trái với quy định của pháp luật. 4.3 Giảng bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Giới thiệu cho HS biết nội dung, cách thức thực hiện tiết thực hành. GV: Chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1: Lớp 6A có một số bạn lười học, không chịu lao động, thích ăn chơi, đua đòi, rủ nhau la cà quán nước, trêu chọc phụ nữ, lấy cắp đồ của bạn trong lớp. Em hãy nêu thái độ của mình đối với các bạn ấy? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. *Cho học sinh quan sát hình ảnh HS hút thuốc lá. HS: Nêu nhận xét của mình. Nhóm 2: Em hãy điền đầy đủ các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và nêu ý nghĩa của chúng. - Một cây.. Ba cây - Của ít.. - Một miếng. - Lá lành.. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3: Hãy khoanh tròn thái độ nào sau đây nói về khoan dung và kể một việc làm thể hiện khoan dung hoặc chưa khoan dung của bản thân. a. Thù hằn, ghen ghét. b. Tha thứ. c. Cố chấp. d. Độ lương. HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 4: Thành và Thái là hai anh em nhưng mỗi người một tính: Thành hay nổi khùng khi không vừa ý điều gì; Thái thì cái gì cũng cho mình đúng, không chịu thua ai. Có lần hai anh em đánh nhau chỉ vì tranh nhau qủa bóng. Em nhận xét gì về Thành và Thái. Nếu là Thành hoặc Thái em sẽ cư xử như thế nào? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. *Cho học sinh quan sát hình ảnh cuộc sống gia đình HS: Nêu nhận xét của mình. Nhóm 5: Em ứng xử như thế nào trong các tình huống sau đây: a. Bạn vô tình làm đổ mực vào vở của mình. b. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình. c. Bạn đặt điều nói xấu mình. d. Bạn có thái độ gắt gỏng, khó chịu. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 6: Hằng và Hoa cùng học lớp 7C, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Lớp trưởng đang bàn bạc cách giúp đỡ cả hai bạn. Nhưng Hồng nghĩ: mình chỉ cần giúp Hoa thôi vì Hoa thường hay giúp mình làm toán. Theo em, cách nghĩ của Hồng như vậy có thể hiện đoàn kết, tương trợ không? Vì sao? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. - Họat động 6 : Liên hệ thực tế. GV: Các nhóm có thể liên hệ với bản thân đưa ra những tình huống theo nội dung các câu trên. HS: Tự liên hệ bản thân mình. GV: Nhận xét, chuyển ý. I. Nội dung bài học : Đáp án: Câu 1: Thái độ đối với các bạn: - Góp ý, phê bình, chỉ rõ khuyết điểm của bạn. - Thân mật, vui vẻ nhưng nghiêm khắc với thói hư, tật xấu của bạn. Câu 2: + Điền từ: - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Của ít lòng nhiều. - Một miếng khi đói bằng một gói khi no. - Lá lành đùm lá rách. + Ý nghĩa: Các câu ca dao, tục ngữ trên nói về tình đoàn kết, tương trợ. Câu 3: - Thái độ nói về khoan dung: b, d. - Học sinh kể một việc làm của bản thân thể hiện sự khoan dung Câu 4: - Nhận xét về hai anh em: chưa hòa thuận, không biết nhường nhịn nhau, chưa góp phần xây dựng gia đình văn hóa. - Em sẽ ứng xử: + Nếu là Thành sẽ biết kiềm chế bản thân, biết nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng người khác + Nếu là Thái phải biết lắng nghe , tiếp thu ý kiến của người khác, biết yêu thương nhường nhịn. Câu 5: Em sẽ ứng xử như sau: a. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn. b. Tìm hiểu rõ sự việc, xác định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn. c. Nhẹ nhàng giải thích để bạn thấy đó là hành vi không tốt. d. Tìm nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi bạn. Câu 6: - Cách nghĩ của Hồng chưa thể hiện đoàn kết, tương trợ. - Vì: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, chứ không phải chỉ khi nào bạn giúp mình thì mình mới giúp bạn. 4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố. GV: Mỗi nhóm thực hiện một tình huống đã chuẩn bị: sắm vai, kể chuyện. HS: Trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa và sách tình huống. + Làm các bài tập sách giáo khoa, sách tình huống ở các bài đã thực hành. * Bài mới: - Chuẩn bị tiết 33 ôn tập học kì II. + Ôn nội dung các bài: từ bài 12 đến bài 18. + Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện liên quan đến các bài ôn tập 5/ Rút kinh nghiệm: -Noäi dung : -Phöông phaùp : -Söû duïng ñoà duøng, thieát bò phương tiện daïy hoïc :
Tài liệu đính kèm: