A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm được các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.
2. Kĩ năng: Phân tích được mối quan hệ giữa sự hình thành địa hình với lịch sử phát triển lãnh thổ và các yếu tố tự nhiên khác, kể cả con người.
3. Thái độ:
Có kĩ năng đọc bản đồ địa hình, phân tích các mối liên hệ địa lý.
B.Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại gợi mở.
C.Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt nam.
- Át lát Địa lý Việt Nam.
2. Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu, loại địa hình phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. vậy những đặc điểm đó được thể hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay,.
Tiết 34. Bài 28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM NS: 12/3/2010 ND: 15/3/2010 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. 2. Kĩ năng: Phân tích được mối quan hệ giữa sự hình thành địa hình với lịch sử phát triển lãnh thổ và các yếu tố tự nhiên khác, kể cả con người. 3. Thái độ: Có kĩ năng đọc bản đồ địa hình, phân tích các mối liên hệ địa lý. B.Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại gợi mở. C.Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Bản đồ tự nhiên Việt nam. - Át lát Địa lý Việt Nam. 2. Học sinh: Soạn bài D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II.Bài cũ: III.Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu, loại địa hình phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. vậy những đặc điểm đó được thể hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay,... 2. Triển khai bài: Hoạt động vủa GV và HS TG Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Nhóm HS dựa vào H28.2, bảng 23.2 kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học: HS: Thảo luận nhóm theo gợi ý: - Cho biết nước ta có mấy dạng địa hình? dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn? - Đọc tên các đồi núi, sơn nguyên , đồng bằng lớn ở nước ta. - Nêu đặc điểm từng dạng địa hình, ví dụ minh hoạ. - Cho biết địa hình có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? -> Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. GV: Chuẩn xác. * Hoạt động 3: Cá nhân, nhóm HS dựa vào H 28.1, lát cắt AB trang 9 át lát địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đó học làm rõ nhận định: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Gợi ý: + Nâng cao với biên độ lớn ( núi trẻ có độ cao lớn? + Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra thung lũng hẹp, vách dựng đứng (thung lũng sông Đà),... ? Xác định các vùng núi cao, cao nguyên bazan, đồng bằng trẻ ở lược đồ.Nhận xét về hướng nghiêng? * Hoạt động 3: Nhóm ? Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người? HS dựa vào H 28.1, tranh ảnh , kết hợp nội dung SGK và vốn hiểu biết: ? Kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta. Giải thích sự hình thành của chúng. - Cho biết khi con người chặt phá rừng thì điạ hình sẽ thay đổi như thế nào? tại sao? hướng giải quyết? - Kể tên các dạng địa hình nhân tạo trên đất nước ta. Nói rỏ nguồn gốc hình thành. 15 13 13 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: - Địa hình nước ta đa dạng. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp. - Đồng bằng chiếm ¼ diện tích: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. - Các đảo, quần đảo. 2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: - Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa,... - Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung. - Hình thành nhiều bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, bậc thềm sông, thềm biển,... 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người. - Các khối núi bị xâm thực. - Địa hình Cacxto. - Rừng bao phủ, đất đai vụn bở. - Các dạng địa hình nhân tạo. IV. Củng cố: 3p 1. Khoanh tròn ý sau trong câu sau: Địa hình nước ta có đặc điểm cơ bản sau: a. Đồi núi chiếm diện tích lớn nhất, quan trọng nhất. b. Địa hình được trẻ lại và phân thành nhiều bậc. c. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người d. Tất cả các ý trên. 2. Nhận định sau đúng hay sai? tại sao? Ngoại lực là nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta. 3. Làm bài tập ở SGK. V. Dặn dò: 1p - Làm bài tập ở tập bản đồ - Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm các khu vực địa hình.
Tài liệu đính kèm: