Giáo án Địa lý 7 - Tuần 9 - Đoàn Thị Thuận

Giáo án Địa lý 7 - Tuần 9 - Đoàn Thị Thuận

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Hs nắm được đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hoà là nền công nghiệp hiện đại thể hiện trong công nghiệp chế biến

- Biết và phân biệt các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp

2. Kỹ năng : rèn luyện kỹ năng phân tích bố cục 1 ảnh địa lý, đọc lược đồ các vùng công nghiệp

3. Thái độ : Hs nhận thức được KHKT là chìa khoá mở cửa cho sự tiến bộ và phát triển của nền KTế

II CHUẨN BỊ

1. Gv : + Cảnh quan công nghiệp ở các nước

 + Các cảng biển lớn trên TG, BĐ công nghiệp TG

2. Hs : + Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho bài học

 + Tìm hiểu lược đồ H 15.315.5

III. TIẾN TRÌNH LN LỚP

1. Ổn định : kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ: 3

- Để sx ra khối lượng nông sản lớn có chất lượng cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì?

- Trình bày sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi ở đới ôn hoà?

3. Bi mới,giới thiệu bi: 1

Tiết học trước cho ta thấy nền sx nông nghiệp ở đới ôn hoà là nền nông nghiệp tiên tiến tạo ra khối lượng hàng hoá với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, không chỉ có nông nghiệp mà ở đới ôn hoà nền sx CN cũng là nền KT có qui mô lớn áp dụng KHKT tiên tiến trong sx và tạo ra 1 khối lượng sản phẩm chiếm phần lớn trên TG

 

doc 15 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tuần 9 - Đoàn Thị Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết17 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ
 Ngày soạn:25/9/09
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
Hs nắm được đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hoà là nền công nghiệp hiện đại thể hiện trong công nghiệp chế biến
Biết và phân biệt các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
2. Kỹ năng : rèn luyện kỹ năng phân tích bố cục 1 ảnh địa lý, đọc lược đồ các vùng công nghiệp
3. Thái độ : Hs nhận thức được KHKT là chìa khoá mở cửa cho sự tiến bộ và phát triển của nền KTế
II CHUẨN BỊ
1. Gv : 	+ Cảnh quan công nghiệp ở các nước
	+ Các cảng biển lớn trên TG, BĐ công nghiệp TG
2. Hs : 	+ Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho bài học
	+ Tìm hiểu lược đồ H 15.3 ®15.5ù
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP	
1. Ổn định : kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
Để sx ra khối lượng nông sản lớn có chất lượng cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì?
Trình bày sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi ở đới ôn hoà?
3. Bài mới,giới thiệu bài: 1’
Tiết học trước cho ta thấy nền sx nông nghiệp ở đới ôn hoà là nền nông nghiệp tiên tiến tạo ra khối lượng hàng hoá với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, không chỉ có nông nghiệp mà ở đới ôn hoà nền sx CN cũng là nền KT có qui mô lớn áp dụng KHKT tiên tiến trong sx và tạo ra 1 khối lượng sản phẩm chiếm phần lớn trên TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Nền cơng nghgiệp hiện đại cĩ cơ cấu đa dạng
+Ở đới ôn hoà có các ngành CN chủ yếu nào?
Giải thích: 
.CN khai thác: lấy trực tiếp nguyên liệu, nhiên liệu từ thiên nhiên để cung cấp cho nguồn công nghiệp chế biến
.CN chế biến: biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm cung cấp cho thị trường
+CN khai thác ­ ở những nơi nào?
+Vì sao nói ngành CN chế biến ở đới ôn hoà hết sức đa dạng và thế mạnh của vùng?
+Sản phẩm CN đới ôn hoà so với TG?
+Phần lớn các nguyên liệu, nhiên liệu nhập từ đâu?
+Em có nhận xét gì về sự phân bố các ngành CN? Tại sao?
+Các nước CN đứng hàng đầu TG là những nước nào?
 ®Đây là những nước giàu trên TG
-Y/c Hs đọc thuật ngữ “Cảnh quan CN hoá” tr.186
+Cảnh quan CN hoá gồm có những gì?
+Khu CN là gì? Mục đích của các khu CN?
+Trung tâm CN là gì?
+Vùng CN được hình thành ntn?
+Tìm và xđ trên BĐ TG 1 số vùng CN?
-Giới thiệu với Hs 2 ảnh 15.1, 15.2
+Hãy miêu tả 2 ảnh trên?
+Trong 2 khu CN này khu nào có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất? Tại sao?
1 Hs đọc, cả lớp đọc thầm theo
+2 ngành: khai thác, chế biến
+Nơi tập trung nhiều KS, rừng (ĐB Hoa Kỳ, Uran, Xibia, PL, Canađa)
-Từ các ngành truyền thống như luyện kim, cơ khí, hoá chất đến các ngành trí tuệ cao như điện tử, hàng hông vũ trụ
+Chiếm ¾ slượng CN TG
+Các nước đới nóng
+Chủ yếu là ở các cảng sông, cảng biển, các đô thị lớn
+Để tiện việc nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm
-Hs đọc và xác định trên BĐ TG gồm 8 nước: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hoa Kỳ, Canađa, Nga
“được hình thành bởi quá trình ­CN”
-Nhà máy, công xưởng, hầm mỏnối với nhau bằng các tuyến đường giao thông chằn chịt
+Các nhà máy có liên quan với nhau phân bố tập trung thành các khu CN để hợp tác sx, giảm chi phí vận chuyển 
+Nhiều khu CN hợp thành trung tâm CN
+Nhiều trung tâm CN ®tập trung lại thành vùng CN
+Vùng ĐB Hoa Kỳ, trung tâm nước Anh, B81c Pháp, Bỉ, vùng Uran, Italia, LB Nga
-15.1: các nhà máy nằm san sát nhau có đường cao tốc và giao lộ nhiều tầng
-15.2: 1 cơ sở CN cao nằm ở giữa cánh đồng có thảm cỏ, cây xanh bao quanh
+Khu CN 15.1 dễ gây ô nhiễm nhất vì các nhà máy san sát nhau, không có cây xanh lọc bụi
1. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng
-Đới ôn hoà là nơi có ngành CN phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm
-CN khai thác tập trung nơi có nhiều khoáng sản, rừng
-CN chế biến: là thế mạnh nổi bật và hết sức đa dạng từ các ngành truyền thống đến các ngành công nghệ cao
Phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phải nhập từ các nước đới nóng
-CN đới ôn hoà chiếm ¾ sản lượng thế giới
2. Cảnh quan công nghiệp
Ở đới ôn hoà cảnh quan CN phổ biến khắp mọi nơi
-Nhiều nhà máy có liên quan với nhau, tập trung và gắn liền nhau ®tạo thành khu CN
-Nhiều khu CN hợp thành trung tâm CN
-Nhiều trung tâm CN tập trung trên 1 lãnh thổ tạo nên vùng CN
*Các khu CN cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường
4 Củng cố: 5’
a. Nêu 2 ngành CN chủ yếu ở đới ôn hoà (khai thác và chế biến), cách phân bố
	+ CN khai thác: tập trung ở nơi có nhiều KS (ĐB Hoa Kỳ, Uran, Xibia) nơi có nhiều rừng (Phần Lan, Canađa)
b. Treo bản đồ CN Hoa Ky gọi Hs lên xđ trung tâm CN, vùng CN
5 Dặn dị:1’ 
- Tìm hiểu “Đô thị hoá ở đới ôn hoà”
- Nghiên cứu kênh hình 16.1 ®16.3
- Sưu tầm tranh ảnh các đô thị lớn
IV RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần 9 Tiết : 18 
Ngày soạn:25/9/09
Ngày dạy:
 	 Bài 16 : ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : nắm đặc điểm cơ bản về đô thị hoá ở đới ôn hoà (phát triển về số lượng chiều rộng, chiều cao, chiều sâu, liên kết với nhau thành chùm đô thị hoặc siêu đô thị, phát triển đô thị có quy hoạch)
Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển (nạn thất nghiệp, thiếu chỗ ở và công trình công cộng ô nhiễm, ùn tắc giao thông) và cách giải quyết)
2. Kỹ năng : Hs nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh
3. Thái độ : Hs hiểu và thấy được việc quy hoạch các khu đô thị mới, giải toả các khu nhà ổ chuột ở các đô thị là vấn đề hết sức cần thiết
II. CHUẨN BỊ
1. Gv : 	+ Ảnh các đô thị lớn ở các nước phát triển
	+ BĐ TG
	+ Ảnh về người thất nghiệp, các khu phố nghèo ở các nước phát triển
2. Hs : 	+ Sưu tầm các tranh ảnh phục vụ cho nội dung bài học
	+ Trả lời các câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định: kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ: 2’
Nêu các ngành CN chủ chốt ở đới ôn hoà?
Cảnh quan CN đới ôn hoà biểu hiện ntn?
3. Bài mới1’
Đại bộ phận ds ở đới ôn hoà sống trong các đô thị lớn, nhỏ. Đô thị hoá ở hoá ôn hoà có gì khác biệt hơn đô thị hoá ở đới nóng. Đó là điều mà chúng ta cần khai thác tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Đơ thị hĩa ở mức độ cao
+Tỷ lệ dân thành thị ở đới ôn hoà là bao nhiêu?
+Tại sao tỷ lệ dân thành thị cao như vậy?
Liên hệ: Ở VN tỷ lệ dân thành thị hiện nay khoảng 25% do nền CN của VN chưa ­ dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông.
+Tìm và xđ trên bđ ds TG các siêu đô thị?
-Các đô thị mở rộng kết nối ®chùm đô thị, chuỗi đô thị ®­theo quy hoạch
-Giới thiệu H 16.1, 16.2
+Có sự khác nhau ntn giữa đô thị cổ và đô thị hiện đại?
 ®Các đô thị ­không những chỉ mở rộng ra chung quanh mà còn vươn cả chiều sâu, lẫn chiều cao (các toà nhà chọc, từ các cầu vượt, đường vượt, các tàu xe điện ngầm)
ÞLối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư ở môi trường đới ôn hoà
-Giới thiệu 2 ảnh đô thị ở Tokiô, Niu-Ioóc Þ đô thị cổ hay đô thị hiện đại?
-Y/c Hs đọc đoạn “Sự mở rộngtrình độ kỹ thuật”
+Việc tập trung dân cư quá đông vào các đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì đối với môi trường?
+Có quá nhiều phương tiện giao thông trong các đô thị sẽ có ảnh hưởng gì đến môi trường?
-Y/c Hs qs H 16.3, 16.4
+Dân đô thị tăng nhanh thì việc giải quyết nhà ở , việc làm sẽ ntn?
-Giới thiệu với Hs về cuộc sống vô gia cư 1 số đô thị đới ôn hoà
+Theo sự hiểu biết của các em ở TXVL ta hiện nay đã có xảy ra những vấn đề này chưa?
(mặc dù TXVL là 1 đô thị nhỏ)
Gợi ý: môi trường?, Giao thông?, nhà ở, việc làm?
 ®Cho Hs xem những hình ảnh cụ thể ở địa phương
+Vậy các nước đới ôn hoà phải làm gì để giải quyết các vấn đề đô thị vừa kể trên?
 ®Y/c Hs theo dõi để trả lời câu hỏi (ở đoạn cuối)
ÞHs quan sát H 15.3 ®Khu CN mới
+Chiếm 75%
+Do sự phát triển mạnh mẽ của CN và dịch vụ ®tỉ lệ dân thành thị cao
-Dựa vào ký hiệu để xđ các siêu đô thị
-Quan sát 2 ảnh
+Đô thị cổ: toà nhà thấp
Đô thị hiện đại: các toà nhà cao
 ®Các đô thị cổ bảo tồn nhiều công trình kiến trúc của các TK trước: thánh đường, lâu đài, chùa chiền, các đô thị mới phát triển, các trung tâm thương mại. Dịch vụ, các toà nhà chọc trời, giao thông ­ mạnh
-Quan sát
-Nhận xét : đô thị hiện đại (Niu-Iooc)
-1 Hs đọc to, cả lớp đọc thầm theo
+Gây ô nhiễm môi trường ®Bầu không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
+Nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông, ô nhiễm bầu không khí
+Nạn thất nghiệp, vô gia cư ngày càng tăng
+TXVL hiện nay đang có những khó khăn
.Môi trường nước, KK bị ô nhiễm, giao thông: khó khăn giờ cao điểm
.Có nhiều người vô gia cư, thiếu việc làm
+Quy hoạch đô thị theo hướng phi tập trung, xây dựng nhiều thành phố vệ tinh chuyển dịch các hoạt động CN, dịch vụ đến các vùng mới, đô thị hoá nông thôn
1. Đô thị hoá ở mức độ cao: 20’
Do công nghiệp và dịch vụ phát triển thu hút nhiều dân sống trong các đô thị (75%)
-Sự phát triển các đô thị được tiến hành theo quy hoạch
-Các thành phố dân số tăng nhanh trở thành siêu đô thị
-Nhiều đô thị mở rộng, kết nối với nhau tạo thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị
-Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến
2. Các vấn đề của đô thị: 15’
-Sự phát triển mạnh của các đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải:
+Ô nhiễm môi trường
+Ùn tắc giao thông
+Thiếu chỗ ở, thất nghiệp
-Nhiều nước đang quy hoạch lại đô th ... những gây hậu quả nghiêm trọng cho đới ôn hoà mà cho toàn thế giới
4 Củng cố 5
’a) Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?
Do khói bụi từ các nhà máy, xe cộ thải vào không khí
Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí
b) Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước? Do nước thải từ nhà máy, khu dân cư, hoá 
 chất thải ra từ nhà máy, phân hoá học từ các đồng ruộng.
5 Dặn dị 2’
Học bài, chuẩn bị thực hành, ôn tập về đặc điểm môi trường đới ôn hoà
IV RÚT KINH NGHIỆM
.
..
 Tuần : 10 	Tiết : 20 
 Ngày soạn:30/9/09
 Ngày dạy:
Bài 18 : THỰC HÀNHNHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : củng cố cho hs các kiến thức:
- Đặc điểm về khí hậu ở các kiểu môi trường ở đới ôn hoà
2. Kỹ năng : 
Nhận biết các kiểu khí hậu qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
Nhận biết các kiểu rừng ở đới ôn hoà qua ảnh địa lý
Đọc và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại
Cách tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ khí hậu vẽ theo T = 2p
3. Thái độ : Hs yêu thích môn địa lý hơn
II CHUẨN BỊ
1. Gv : + Biểu đồ các kiểu khí hậu của đới nóng, đới ôn hoà, ảnh 3 kiểu rừng ôn đới
2. Hs : + Tìm hiểu ảnh các kiểu rừng, các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở đới ôn hoà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 ổn định lớp:kiểm diện
2 kiểm tra bìa cũ 5’
3 bài mới	
 Giới thiệu bài : 1’
	Nhằm củng cố lại kiến thức về môi trường đới ôn hoà và rèn luyện kỹ năng nhận biết biểu đồ, xác định ảnh địa lý, hôm nay chúng ta tiến hành thực hành nhận biết đặc điểm môi trường ôn hoà
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-Gv nêu yêu cầu của bài thực hành
-Giải thích: cách thể hiện biểu đồ lượng mưa có khác với các biểu đồ trước (biểu đồ thể hiện bằng đường màu xanh thay cho biểu đồ cột)
-Phương pháp tiến hành: hoạt động nhóm
-Y/c Hs đọc BT1: xác định các biểu đồ tương quan nhiệt ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà.
-Gv treo 3 biểu đồ đã vẽ sẵn lên bảng, -Gợi ý
+Em hãy nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa? ®KL: thuộc kiểu môi trường nào?
Thời gian 5’, giao việc cho nhóm
Tổ 1 biểu đồ 1
Tổ 2 biểu đồ 2
Tổ 3 biểu đồ 3
Tổ 4 nhận xét 3 tổ
-Cá nhân độc lập suy nghĩ 1’ sau đó hội ý
Gv kết luận – ghi bài
-Y/c Hs đọc BT2 “Dưới đâynào”
+Xác định ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hoà (hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng)
+Tìm hiểu đặc điểm 3 ảnh đặc trưng cho 3 kiểu rừng ở SGK
-Y/c Hs thảo luận nhóm thời gian 5’
-Giao việc cho từng nhóm
-Nhận xét, chuẩn xác kiến thức
-Y/c Hs đọc BT3: “lượng khí thảigia tăng đó”
+Vẽ biểu đồ gia tăng lượng CO2 trong không khí từ 1840 ®1997, giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó
-Y/c Hs vẽ 2 đại lượng
.Trục đứng: phần triệu (CO2)
.Trục ngang: năm
Ghi tên biểu đồ phía dưới
+Biểu đồ có thể là biểu đồ đường hay biểu đồ cột
 ®Kết luận: ghi bảng
Cả lớp có 4 tổ ®mỗi tổ 1 nhóm
1 bạn đọc, cả lớp chú ý
-Hs quan sát 3 biểu đồ trên bảng kết hợp 3 biểu đồ SGK
-Tìm hiểu + hội ý trong 5’
Tổ 1 biểu đồ 1
Tổ 2 biểu đồ 2
Tổ 3 biểu đồ 3
Tổ 4 nhận xét chung
-Thống nhất ý kiến
-Cử đại diện trình bày kết quả, trong nhóm bổ sung, nhóm khác bổ sung ®hoàn chỉnh
1 bạn đọc, cả lớp chú ý
Nhóm 1: ảnh rừng Thuỵ Điển
Nhóm 2: rừng của Pháp
Nhóm 3: rừng của Canađa
Nhóm 4: nhận xét
.Nghiên cứu cá nhân 3’
.Hội ý nhóm, thống nhấg
.Cử đại diện trình bày kết quả
-Nhóm 4 nhận xét, bổ sung
Hoạt động cá nhân
-Hs chú ý
BĐ: gia tăng lượng khí
-Hs vẽ vào tập
-Giải thích: lượng khí thải gia tăng không ngừng kể từ khi các nước ở đới ôn hoà bắt đầu cuộc CM công nghiệp
Bài tập 1: 12’
Biểu đồ A: (55045’B)
-Nhiệt độ không quá 100C (tháng thấp nhất -300C; có 9 tháng dưới 00C)
-Mưa rất ít: tháng nhiều nhất không quá 50mm, có 9 tháng mưa tuyết
Þmôi trường ôn đới lục địa (vùng gần cực)
Biểu đồ B: (36043’B)
-Nhiệt độ cao nhấtù 250C thấp nhất 100C 
-Mưa vào mùa đông, mùa hạ khô hạn
ÞMôi trường địa trung hải
Biểu đồ C : (51041’B)
-Nhiệt độ trên 00C cao nhất là 150 (hạ); đông ấm
-Lượng mưa: mưa quanh năm tháng thấp nhất 40mm, cao nhất 250mm
Bài tập 2: 10’
-Rừng lá kim ở Thuỵ Điển
-Rừng lá rộng ở Pháp
-Rừng hỗn giao ở Canađa
Bài tập 3: 15’
4 Củng cố: 3’
- Đánh giá việc thực hiện các bài thực hành của Hs
- Củng cố lại kiến thức mà Hs chưa nắm vững
- Khen, biểu dương 1 số cá nhân, nhóm tích cực, xuất sắc trong tiết học
5 Dặn dị: 4’
- Tiếp tục thực hiện cho xong BT3 vào vở
- Tìm hiểu môi trường hoang mạc
 Tuần : 11 Tiết : 21 
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
 CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
 Bài 19 : MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : 
Hs nắm được những đặc điểm cơ bản của hoang mạc (khí hậu cực kỳ khô hạn và khắc nghiệt)
Phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc lạnh
Biết được cách thích nghi của Đv và Tv với môi trường hoang mạc
2. Kỹ năng : -Đọc và so sánh 2 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
	 -Đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ địa lý
3. Thái độ : Thấy được khí hậu khô hạn và khắc nghiệt ® tìm cách hạn chế sự mở rộng các hoang mạc
II CHUẨN BỊ
1. Gv : + Lđồ các kiểu môi trường trên thế giới
	 + Các tranh ảnh sưu tầm về hoang mạc
2. Hs : + Tìm hiểu bài, tìm hiểu kênh hình, lđồ, bđồ
	 + Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 ổn định lớp:kiểm diện
2 kiểm tra bài cũ:
3 bài mới:	
 Giới thiệu bài : 2’ Hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn, để tồn tại được ở môi trường hoang mạc thì Đv, Tv phải thích nghi như thế nào?và có loài nào sinh sống ở đây. Đó là những vấn đề mà chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:Đặc điểm của mơi trường
Treo lđồ các mtr địa lý lên bảng. y/c Hs :
+Xác định trên lđ mt hoang mạc?
+Cho biết các hoang mạc trên TG được phân bố ở đâu?
+Tại sao dọc 2 chí tuyến và giữa đại lục hình thành hoang mạc?
+Tại sao có 1 số nơi hoang mạc nằm sát biển?
-Treo 2 bđồ nhđộ của Xahara và Gôbi lên bảng
+Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
+Nêu sự khác lượng mưa ở 2 hoang mạc?
+Hai hoang mạc thuộc kiểu mt nào?
+Hãy mô tả quang cảnh hoang mạc qua 2 ảnh 19.4, 19.5
+Em hiểu gì về ốc đảo?
+Giải thích nguyên nhân hình thành ốc đảo?
*Nhấn mạnh: Hoang mạc có khí hậu khô khan, khắc nghiệt động thực vật rất nghèo nàn 
Chuyển ý: với khí hậu khắc nghiệt động thực vật có những đặc điểm nào để thích nghi?
Hoạt động 2:Sự thích nghi của sinh vật với mơi trường
+Em hãy kể 1 số loài Đv chủ yếu ở hoang mạc?
+Kể 1 số loài Tv củ yếu ở hoang mạc?
+Tv và Đv đã thích nghi với môi trường sống ở hoang mạc ntn?
-Giới thiệu với Hs 1 số ảnh sưu tầm về các loài Tv, Đv ở hoang mạc, yêu cầu Hs xác định đó là loài Tv nào, Đv nào?
-Có thể giới thiệu thêm 1 số ảnh về hoang mạc mà Hs sưu tầm được để khuyến khích các em
-Quan sát lđồ kết hợp với H 19.1 SGK
-Xác định dựa vào chú giải trên lđồ (màu vàng)
+Phần lớn nằm dọc theo đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu
+Vì dọc 2 chí tuyến và giữa 2 đại lục rất ít mưa (khô hạn)
+Các hoang mạc hình thành ở ven bờ biển là do ảnh hưởng của dòng lạnh (xđịnh dòng biển lạnh – màu xanh)
-Quan sát bđồ kết hợp với H 19.2, 19.3 SGK
+Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, lượng mưa ít
+.Xahara: nđộ cao : 400C không có độ ẩm
.Gôbi: cao nhất 240C, thấp nhất -160C
Mưa : Xahar mưa ít hơn Gôbi
+Hoang mạc Xahara : mt nhđới, Gôbi: mt đới ôn hoà
+Chủ yếu là cát và đá
-Động thực vật nghèo nàn (chỉ có Đv: bò sát và côn trùng)
+Nơi có mạch nước ngầm lộ ra sát mặt đất
-Nơi có mạch nước ngầm lộ ra, dân cư đến sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi
+Các loại bò sát, côn trùng, lạc đà, linh dương
+Cây chà là, xương rồng
+Tv tự hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước, chất dinh dưỡng, lá biến thành gai nhọn, rễ to, dài hút nước nuôi thân
-Bò sát, côn trùng: vùi mình trong hốc đá, kiếm ăn ban đêm, linh dương, lạc đà có khả năng chịu đói, khát, đi xa tìm nước, thức ăn
-Quan sát ảnh, xđịnh tên của từng loài Tv, Đv trên ảnh
1. Đặc điểm của môi trường: 20’
-Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt trái đất, chủ yếu nằm dọc theo 2 chí tuyến.
-Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt đồ giữa ngày và đêm rất lớn
-Do thiếu nước nên Tv cằn cỗi, Đv hiếm hoi.
2. Sự thích nghi của thực-động vật với môi trường: 17’
-Các loài Tv và Đv trong hoang mạc thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
4 Củng cố: 5’
Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
Khắc nghiệt, khô khan
Lượng mưa ít
Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn
Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn ntn?
Tv ; tự hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước trong cơ thể, lá biến thành gai nhọn, rễ to, dài
Đv : vùi mình trong hốc đá, kiếm ăn ban đêm, có khả năng chịu đói, nhịn khát, đi xa tìm thức ăn
Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây
Đặc điểm của môi trường hoang mạc
Địa hình
..
..
..
..
..
Khí hậu
..
..
..
..
..
Thực vật
..
..
..
..
..
Động vật
..
..
..
..
..
Ốc đảo
..
..
..
..
..
5 Dặn dị: 1’
Học sinh chuẩn bị bài “Hoạt động KT của con người ở hoang mạc”
Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động KT ở hoang mạc

Tài liệu đính kèm:

  • docDỊA 7 TUẦN 9.doc