Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn tự sự

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn tự sự

1. Chữa bài về nhà:

 a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

 b. Thân bài:

 + Kể tóm tắt về mẹ:

 - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ

 - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?

 + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được nghe kể)

 - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc)

 - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?

 + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:

 - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.

 - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ.

 c. Kết bài:

 Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.

2. Bài mới:

I. Các kiểu chính.

 - Kể về một câu chuyện đã học.

 - Kể chuyện đời thường.

 - Kể chuyện tưởng tượng.

II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự.

 1. Kể lại một câu chuyện đã học.

 * Yêu cầu:

 - Nắm vững cốt truyện

 - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện.

 - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện.

 - Phải có cảm xúc đối với nhân vật.

 * Các hình thức ra đề:

 a. Kể theo nguyên bản.

- Dạng đề:

(1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng.

(2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất.

- Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình)

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 6 - Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung về văn tự sự
Chữa bài về nhà:
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cuộc sống của người Việt cổ.
Thân bài:
+ Nguồn gốc cao quí, đẹp đẽ (CRCT)
+ Sự nghiệp chống ngoại xâm TG)
+ Sự nghiệp chế ngự, chinh phục thiên tai để bảo vệ cuộc sống bình yên (ST, TT)
+ Sáng tạo văn hóa: phong tục tập quán đẹp (BC, BG)
Kết bài: 
 + Trang sử hào hùng -> kiêu hãnh, tự tôn.
 + Tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc.
II. Bài mới:
 1. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó.
 a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
 c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định.
 e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật. 
 f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó.
2. Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự:
	a, Tìm hiểu đề.
	b, Xác định chủ đề.
	c, Xây dựng nhân vật
	d, Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống.
	e, Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
	f, Lập dàn bài.
	g, Viết bài văn, đoạn văn
	 + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật. (Kết hợp miêu tả để làm nổi bật chân dung nhân vật.)
	 + Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại.
 + Đoạn văn: cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết. Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề) nói lên ý chính của cả đoạn, các câu còn lại bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề. (Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó).
Bài tập:
Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây.
 Đề bài: Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó.
+ Gợi ý:
 - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
 - Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa) 
 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi) 
 - Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau) 
 - Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn.
 - Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây:
 + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng 
 + Thân bài: 
Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn).
Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người. 
Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người.
 + Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai.
Bài về nhà:
 Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 
- GV gợi ý cho HS một số điểm sau:
+ Xác định yêu cầu của đề:
 - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng.
 - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ.
 + Lưu ý: 	
 - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?
 + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
 + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc.
Luyện tập cách làm bài văn văn tự sự
1. Chữa bài về nhà:
 a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
 b. Thân bài:
 + Kể tóm tắt về mẹ:
 - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ 
 - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?
 + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được nghe kể) 
 - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc)
 - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?
 + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:
 - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.
 - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ.
 c. Kết bài:
 Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.
2. Bài mới:
I. Các kiểu chính.
 - Kể về một câu chuyện đã học.
 - Kể chuyện đời thường.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự.
 1. Kể lại một câu chuyện đã học.
 * Yêu cầu: 
 - Nắm vững cốt truyện
 - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện.
 - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện.
 - Phải có cảm xúc đối với nhân vật.
 * Các hình thức ra đề:
 a. Kể theo nguyên bản.
- Dạng đề: 
(1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng.
(2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất.
- Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình)
 b. Kể sáng tạo.
 + Chuyển thể văn vần sang văn xuôi.
 VD: Từ nội dung bài thơ "Sa bẫy", em hãy kể lại câu chuyện.
 + Rút gọn.
 - Cách kể: Nắm ý chính, lướt qua ý phụ. Chuyển lời đối đáp của nhân vật (trực tiếp) thành lời gián tiếp.
 VD: Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 + Kể chuyện thay ngôi kể.
 - Thông thường trong truyện: ngôi 3 (gọi tên nhân vật, sự việc).
 - Thay ngôi (đóng vai): ngôi 1 (tôi, ta).
 - Tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện để kể lại. Cần chọn nhân vật chính hoặc nhân vật có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện.
 VD: Đóng vai thanh gươm thần để kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm.
2. Kể chuyện đời thường.
 - Kể về những nhân vật, sự việc trong cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với các em, biết do được chứng kiến hoặc nghe kể.
- Yêu cầu: 
 + Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật).
 + Tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa.
 + Kể về người: phải làm nổi bật được nét riêng biệt của từng người (hình dáng, phẩm chất, tính cách, tấm lòng).
 + Kể việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả -> ý nghĩa.
 + Ngôi kể: xác định ngôi 1 hay ngôi 3.
 VD: 
 + Kể về một người thân của em. 
 + Kể một tiết học mà em thích.
 3. Kể chuyện tưởng tượng.
 - Kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế -> có một ý nghĩa nào đó.
 - Yêu cầu:
 + Không biạ đặt tùy tiện.
 + Tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lí, thể hiện được một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống.
- Dạng đề:
 + Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới. VD: Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu.
 + Kể chuyện tưởng tượng về số phận và tâm tình của những con vật, sự vật. VD: Truyện sáu con gia súc tranh công.
 + Kể chuyện tương lai. VD: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay mình đang học.
Bài tập: Kể bác nông dân đang cày ruộng.
* Gợi ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu bác nông dân.
- Em gặp bác cày ruộng ở đâu, lúc nào?
b. Thân bài:
- Có thể kể qua về gia cảnh của bác. (VD: Bác Ba đông con, nghèo khó nhưng chăm chỉ làm việc và hiền lành, nhân ái với mọi người).
- Kể về hình dáng, trang phục, nét mặt.
(VD: Hôm nay được tận mắt chứng kiến công việc của bác, em mới vỡ lẽ ra rằng: Tại sao da bác đen sạm và nhiều nếp nhăn như vậy. Bác mặc bộ áo nâu dản dị lấm tấm bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...).
- Hoạt động:
 + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu.
 + Bước chân choãi ra chắc nịch.
 + miệng huýt sáo.
=> Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng.
- Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời.
- Thỉnh thoảng bác lại lau mồ hôi trên khuôn mặt sạm nắng...
- Nhìn they bác làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa).
c. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân.
Bài về nhà: Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Day them van tu su 6.doc