Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 23, 24 - Năm học 2010-2011

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 23, 24 - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất.

- Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng "nhận dạng" hàm số bậc nhất, kĩ năng áp dụng tính chất hàm số bậc nhất để xét xem hàm số đó đồng biến hay nghịch biến trên R (xét tính biến thiên của hàm số bậc nhất) biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ.

- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Bảng phụ vẽ sẵn hệ Oxy có lưới ô vuông. Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, phấn màu.

- Học sinh : Thước kẻ, ê ke.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức: 9A.

 9B.

 9C.

2. Kiểm tra:

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 23, 24 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 4/11/2010
Giảng:
Tiết 23: §2 - HÀM SỐ BẬC NHẤT
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau:
 + Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b (a ¹ 0)
 + Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R.
 + Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0, nghịch biến trên R khi 
a < 0.
- Kĩ năng: HS chứng minh được hàm số y = - 3x + 1 nghịch biến trên R, 
hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R. Từ đó thừa nhận trường hợp tổng quát: 
Hàm số y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0 , nghịch biến trên R khi a < 0.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ .
- Học sinh : Học bài và làm bài đầy đủ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 9A...................................................................
 9B...................................................................
 9C...................................................................
2. Kiểm tra: 
 Hàm số là gì ? Hãy cho 1 ví dụ về hàm số được cho bởi công thức.
- Làm bài tập 7 .
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- GV đưa bài toán lên bảng phụ.
- GV vẽ sơ đồ chuyển động như SGK.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Gọi HS điền vào bảng.
- Giải thích tại sao đại lượng S là hàm số của t ?
- Lưu ý HS trong công thức: 
S = 50t + 8 thay S bởi y, t bởi x Þ được công thức quen thuộc:
y = 50x + 8.
- Vậy hàm số bậc nhất là gì ?
- Yêu cầu 1 HS đọc định nghĩa SGK.
- GV đưa ra các ví dụ hàm số bậc nhất.
- Chỉ ra các hệ số a, b ?
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT :
?1.
 Sau 1 giờ ô tô đi được: 50 km.
 Sau t giờ ô tô đi được: 50t km.
 Sau t giờ ô tô cách trung tâm HN là:
 S = 50t + 8 (km).
?2.
t
1 2 3 4 ....
S=50t+8
58 108 158 208 ...
S là hàm số của t.
Có: y = ax + b (a ¹ 0) là hàm số bậc nhất.
*Định nghĩa: SGK/Tr47
VD: a) y = 1 - 5x ; b) y = mx + 2.
* Chú ý: Khi b = 0, hàm số có dạng
 y = ax
- Hàm số y = f(x) = -3x + 1 xác định với những giá trị nào của x ? Vì sao ?
- Chứng minh hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm ?3.
Cho hàm số bậc nhất y = f(x) = 3 + 1
- Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày bài làm.
- GV: TQ hàm số y = ax + b đồng biến khi nào ? Nghịch biến khi nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại tổng quát.
- Yêu cầu HS làm bài tập:
 Xét xem trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến, hàm số nào nghịch biến ? Vì sao ?
a) y = - 5x + 1 ; b) y = x.
c) y = mx + 2 (m ¹ 0).
- Yêu cầu HS làm ?4.
* GV nhắc lại các kiến thức đã học: Định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất.
2. TÍNH CHẤT :
VD: Xét hàm số: y = f(x) = -3x + 1.
- Hàm số y = -3x + 1 xác định mọi giá trị của x Î R vì biểu thức -3x + 1 luôn xác định mọi giá trị của x Î R .
 - Hàm số nghịch biến trên R.
Chứng minh:
- Lấy x1, x2 Î R sao cho: x1 < x2 
Þ f(x1) = - 3x1 + 1
 f(x2) = - 3x2 + 1.
Có x1 < x2.
Þ - 3x1 > - 3x2
Þ - 3x1 + 1 > -3x2 + 1
Þ f(x1) > f(x2).
Vậy x1 f(x2) nên hàm số 
y = -3x + 1 nghịch biến trên R.
?3. CM hàm số đồng biến trên R.
Lấy x1 , x2 Î R sao cho x1 < x2.
Þ f(x1) = 3x1 + 1.
 F(x2) = 3x2 + 1.
Ta có: x1 < x2 Þ 3x1 < 3x2
Þ 3x1 + 1 < 3x2 + 1
Þ f(x1) < f(x2)
Từ x1 < x2 Þ f(x1) < f(x2) Þ Hàm số 
y = f(x) = 3x + 1 đồng biến trên R.
TQ: - Khi a < 0, hàm số bậc nhất 
 y= ax+b nghịch biến trên R.
 - Khi a > 0, h/s bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R.
Bài tập:
a) y = -5x + 1 nghịch biến vì a = -5 < 0.
b) y = x đồng biến vì a = > 0.
c) HS y = mx + 2 đồng biến khi m >0, nghịch biến khi m < 0.
4.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Nắm vững định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất hàm số bậc nhất.
- BTVN:8, 9,10 SGK- tr48 ; 6, 8,9 SBT .
 ________________________________
Soạn: 4/11/2010
Giảng:
Tiết 24: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất.
- Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng "nhận dạng" hàm số bậc nhất, kĩ năng áp dụng tính chất hàm số bậc nhất để xét xem hàm số đó đồng biến hay nghịch biến trên R (xét tính biến thiên của hàm số bậc nhất) biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, rõ ràng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ vẽ sẵn hệ Oxy có lưới ô vuông. Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, phấn màu.
- Học sinh : Thước kẻ, ê ke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức: 9A..........................................................................
 9B..........................................................................
 9C..........................................................................
2. Kiểm tra:
HS1: Định nghĩa hàm số bậc nhất ?
Chữa bài tập 6 (c,d,e) SBT.
c) y = 5 - 2x2 không là hàm số bậc nhất vì không có dạng y = ax + b.
d) y = x + 1 là hàm số bậc nhất vì có dạng: y = ax + b ; a = ¹ 0, b=1. Hàm số đồng biến vì a > 0.
e) y = (x - )
 y = x - là hàm số bậc nhất.
a = ¹ 0 ; b = - .
Hàm số đồng biến vì a > 0.
- HS2: Nêu tính chất của HS bậc nhất? Chữa bài tập 9 .
Hàm số bậc nhất y = (m - 2)x + 3.
a) Đồng biến trên R khi m - 2 > 0 Û m>2.
b) Nghịch biến trên R khi m - 2 < 0
Û m < 2.
 Bài 10:
 Chiều dài, rộng hcn ban đầu là 30 (cm), 20 (cm). Sau khi bớt mỗi chiều x(cm), chiều dài, rộng hcn mới là 
30 - x (cm), 20 - x (cm).
Chu vi hình chữ nhật mới là:
 y = 2[(30 - x) + (20 - x)]
Û y = 2[30 - x + 20 - x]
Û y = 2 (50 - 2x)
Û y = 100 - 4x.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Yêu cầu HS làm bài 12 SGK.
GV HD HS làm 
Bài 8 .
Cho hàm số y = (3 - )x + 1.
a) Hàm số trên đồng biến hay nghịch biến trên R ? Vì sao ?
b) Tính giá trị tương ứng của y khi x nhận các giá trị sau: 0 ; 1 ; ; 3 + ; 3 - .
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bài tập 13 : 
Với những giá trị nào của m thì các hàm số sau là bậc nhất: 
 a) y = (x - 1).
 b) y = x + 3,5.
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Gọi HS nhận xét các nhóm.
- Yêu cầu HS làm bài 11SGK .
- Gọi hai HS lên bảng, mỗi em biểu diễn 4 điểm.
- GV đưa lên bảng phụ: 
Ghép số ở cột bên trái với 1 ô ở cột bên phải để được kết quả đúng.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 12: y = ax + 3.
Thay x = 1 ; y = 2,5 vào hàm số
 y = ax+3 Û 2,5 = a.1 + 3
Û - a = 3 - 2,5
Û - a = 0,5 Û a = - 0,5 ¹ 0.
 Bài 8 .
a) Hàm số là đồng biến vì :
 a = 3 - > 0.
b) x = 0 Þ y = 1
x = 1 Þ y = 4 - 
x = Þ y = 3 - 1
x = 3 + Þ y = 8
x = 3 - Þ y = 12 - 6.
 Bài 13:
a) Hàm số y = (x - 1)
Û y = . x - là hàm số bậc nhất.
Û a = ¹ 0.
Û 5 - m > 0
Û - m > - 5 Û m < 5.
b) hàm số y = x + 3,5 là hàm số bậc nhất khi:
 ¹ 0
tức là m + 1 ¹ 0 và m - 1 ¹ 0
Þ m ¹ ± 1.
Bài 11 .
HS lên bảng biểu diễn .
Cả lớp làm vào vở 
HS hoạt động theo nhóm 
A.Mọi điểm trên mặt phẳng tọa độ có tung độ bằng 0 
1. đều thuộc trục hoành Ox, có phương trình là y = 0
Đáp án ghép
A - 1
B. Mọi điểm trên mặt phẳng tọa độ có hoành độ bằng 0
2. đều thuộc tia phân giác của góc phần tư I hoặc III có phương trình là y = x
B - 4
C. Bất kì điểm nào trên mặt phẳng tọa độ có hoành độ và tung độ bằng nhau .
3. đều thuộc tia phân giác của góc phần tư II hoặc IV, có phương trình là y = - x
C - 2
D. Bất kì điểm nào trên mặt phẳng tọa độ có hoành độ và tung độ đối nhau 
4. đều thuộc trục tung Oy, có phương trình là x = 0 
D - 3
- GV khái quát Þ đưa ra kết luận lên bảng phụ.
- HS ghi các kết luận trên vào vở.
* Kết luận:
 Trên mặt phẳng toạ độ Oxy:
- Tập hợp các điểm có tung độ bằng 0 là trục hoành, pt là y = 0.
- Tập hợp các điểm có hoành độ bằng o là trục tung, có pt x = 0.
- Tập hợp các điểm có hoành độ và tung độ bằng nhau là đường thẳng:
 y = x.
- Tập hợp các điểm có hoành độ và tung độ đối nhau đường thẳng:
 y = - x.
4.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - BTVN: 14 .
 11; 12a,b; 13 .
Duyệt ngày 8/11/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẠI 9 - Tiết 23,24.doc