Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011

I/ MỤC TIÊU

- Hiểu thế nào là một bất đẳng thức.

- Phát hiện tính chất liên hệ giữa thứ tự của phép cộng.

- Biết sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự của phép cộng để giải một số bài tập.

II/ CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Thước, bảng phụ (hình ?2)

- Học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: thực hiện trong bài

 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1 : Giới thiệu chương (2’)

- GV giới thiệu sơ lược nội dung chương IV, gồm:

- Liên hệ giữa thứ tự & phép cộng

- Liên hệ giữa thứ tự & phép nhân

- Bất phương trình một ẩn.

- Bất phương trình bậc nhất một ẩn

- Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. - HS nghe giới thiệu, ghi tựa bài.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết: 57
Ngày soạn:04/03/2011 
Ngày dạy: 14/03/2011
Lớp: 8/1 + 8/2
KIỂM TRA CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức đã học ở Chương I .
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đề kiểm tra 
- H : Ôn tập kiến thức của chương I. 
- Phương pháp: HS tự lực cá nhân 
III. ĐỀ KIỂM TRA
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
 2. Phát đề kiểm tra
 Ma trận đề
Các nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phương trình bậc nhất 1 ẩn
1 – 0,5
1 – 2
2 – 1
1 – 0,5
5 – 4đ
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
1 – 0,5
1 – 2đ
2 – 2,5
Phương trình tích
1 – 0,5
1 – 0,5
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
1 – 3đ
1 – 3
Tổng
2 – 1
1 – 2
3 – 1,5
1 – 2
1 – 0,5
1 – 3
9 – 10
ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất; mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1 : Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng : 
 	A) ax + b = 0 	B) + b = 0 (a ¹ 0)
 	C) ax + b = 0 (a ¹ 0) 	D) ax2 = 0 (a ¹ 0) 
Câu 2 : Điều kiện xác định của phương trình là: 
A) x ¹ 0 ; x ¹ 1 	B) x ¹ 1 ; x ¹ – 1 
C) x ¹ 0 ; x ¹ – 1 	D) x ¹ 0 ; x ¹ 1 ; x ¹ – 1
 	Câu 3 : x = –2 là nghiệm của phương trình : 
 	A) 3x –1 = x – 5 	B) 2x + 1 = x – 2 
 	C) –x +3 = x –2 	D) 3x + 5 = –x –2
Câu 4: Các cặp phương trình nào sau đây là tương đương với nhau : 
 	A) 2x = 2 và x = 1 	B) 5x – 4 = 1 và x – 5 = 1 – x
 	C) x – 1 = 0 và x2 – 1 = 0 	D) 5x = 3x + 4 và 2x + 9 = –x
 	Câu 5 : Trong các phương trình sau, phương trình bậc nhất một ẩn là: 
 	A) 3x + x2 = x2 + 1 	B) x + x2 = 0 
 	C) 3 – 2x = 5 – 2x 	D) 2x + y = 3 
Câu 6 : Phương trình (x – 1)(x – 2) = 0 có nghiệm : 
 	A) x = 1 ; x = 2 	B) x = – 1; x = – 2 
 	C) x = – 1; x = 2 	D) x = 1 ; x = – 2 
B. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 7. Giải các phương trình sau : 
a) 2x + 3 = 7 	 b) 
Câu 8. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 4 km/h. Lúc về người đó đi với 
vận tốc 5 km/h, nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính quãng đường AB
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
A
A
C
A
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 7
a. 2x + 3 = 7 2x = 7 – 3 2x = 4 x = 2 
Vậy S = {2}
2đ
b. ĐKXĐ: x 0
 x(4 + 3x) = 3(x2 + 1)
 4x + 3x2 = 3x2 + 3
 4x = 3
 x = (thỏa mãn điều kiện)
 Vậy S = {}
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 8
Gọi quãng đường AB là x (x > 0, km)
Thời gian lúc đi là: 
Thời gian lúc về là: 
Theo bài ra ta có phương trình: – = 
 5x – 4x = 10 x = 10 (thỏa mãn điều kiện)
Vậy quãng đường AB dài 10 km.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3. Theo dõi HS
 	- Chú ý theo dõi nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, tránh gian lận, gây mất trật tự
4. Thu bài
 	- Sau khi trống đánh, yêu cầu HS nộp bài ra đầu bàn. 
 	- GV thu bài, kiểm tra số lượng bài nộp
5. Hướng dẫn về nhà 
- Xem trước nội dung bài mới: “ LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......
......
......
......
Tuần: 28
Tiết: 58
Ngày soạn:05/03/2011 
Ngày dạy: 14/03/2011
Lớp: 8/1 + 8/2
LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
I/ MỤC TIÊU
- Hiểu thế nào là một bất đẳng thức. 
- Phát hiện tính chất liên hệ giữa thứ tự của phép cộng. 
- Biết sử dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự của phép cộng để giải một số bài tập. 
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Thước, bảng phụ (hình ?2) 
- Học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà. 
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: thực hiện trong bài
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương (2’)
- GV giới thiệu sơ lược nội dung chương IV, gồm: 
- Liên hệ giữa thứ tự & phép cộng 
- Liên hệ giữa thứ tự & phép nhân 
- Bất phương trình một ẩn. 
- Bất phương trình bậc nhất một ẩn 
- Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. 
- HS nghe giới thiệu, ghi tựa bài. 
Hoạt động 2 : Thứ tự trên tập số (12’)
- Gọi HS so sánh các số: 7 và 7; 7 và 9; 12 và 7.
- Ghi kết quả so sánh lên bảng bằng ký hiệu và giới thiệu các ký hiệu : = ; .
- Hỏi khi so sánh 2 số a và b có những trường hợp xảy ra ?
- Vẽ lên bảng trục số và điểm biểu diễn số 0 
- Nói: khi biểu diễn các số thực trên trục số thì điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn. 
- Gọi HS biểu diễn các số -2, 5; -1; 2  
- Nêu ?1 gọi HS thực hiện 
- Giới thhiệu cách nói gọn về các kí hiệu ³ ; £ và cho ví dụ minh hoạ. 
- HS đứng tại chỗ phát biểu, so sánh. 
- Trả lời: 3 trường hợp a = b; a b 
- HS vẽ trục số vào vở (một HS thực hiện ở bảng) 
- HS biểu diễn các số trên trục số 
- Trả lời ?1 
- Chú ý nghe, ghi bài 
1/ Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số : 
So sánh 2 số a và b, ta có:
- Hoặc a = b
- Hoặc a > b
- Hoặc a < b 
Biểu diễn các số –1; 0 ; -2,5; ; 2 trên trục số: 
0
1
2
3
-1
-2
-3
Khi a lớn hơn hoặc bằng b, ta có: a ³ b 
Ví dụ: x2 ³ 0 với mọi x 
Khi a nhỏ hơn hoặc bằng b, ta có: a £ b 
Ví dụ : - y2 £ 0 với mọi y 
Hoạt động 3 : Bất đẳng thức (5’)
- GV giới thiệu như sgk 
- Hãy lấy ví dụ về bất đẳng thức và chỉ ra vế trái, vế phải của bất đẳng thức đó. 
- HS nghe GV trình bày.
- HS lấy ví dụ về bất đẳng thức 
Chẳng hạn –1 < 3.
 x + 3 > x 
Rồi chỉ ra vế trái, vế phải của bất đẳng thức  
2/ Bất đẳng thức : 
Ta gọi hệ thức dạng a b, a £ b, a ³ b) là các bất đẳng thức, trong đó a là vế trái, b là vế phải 
Ví dụ : (sgk) 
Hoạt động 4 : Thứ tự và phép cộng (18’)
- Cho biết bất đẳng thức biểu diễn mối quan hệ giữa (-4) và 2 ? 
- Khi cộng 3 vào cả 2vế của bất đẳng thức đó, ta được bất đẳng thức nào? 
- GV treo hình vẽ 36 sgk lên bảng 
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
-4 + 3
2 + 3
- Nói: Hình vẽ này minh hoạ cho kết quả: Khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức - 4 < 2 ta được bất đẳng thức –1 < 5 cùng chiều với bất đẳng thức đã cho 
- Yêu cầu HS làm ?2 
- GV giới thiệu tính chất và ghi bảng 
? Hãy phát biểu thành lời tính chất trên ? 
- GV cho HS xem ví dụ 2 rồi làm ?3 và ?4 
- Gọi hai HS lên bảng 
- GV nêu lưu ý như sgk 
- HS : – 4 < 2 
- HS : – 4 + 3 < 2 + 3 
 Hay – 1 < 5 
- Quan sát hình theo hướng dẫn của GV 
- Đọc, suy nghĩ và trả lời ?2 
a) Được bất đẳng thức
- 4 + (- 3) < 2 + (- 3)
b) Được bất đẳng thức
- 4 + c < 2 + c
- HS phát biểu 
- HS khác nhắc lại và ghi bài 
- HS đọc ví dụ và làm ?3 , ?4 
- Hai HS làm ở bảng 
?3 Có – 2004 > - 2005 
Þ -2004+(-777) > -2005+(-777) 
?4 Có < 3 
Þ +2 < 3 +2 hay+2 < 5
- HS nghe, ghi bài 
3/ Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng : 
* Tính chất: 
Với ba số a, b và c, ta có: 
- Nếu a < b thì a + c < b + c ; nếu a £ b thì a + c £ b + c. 
- Nếu a > b thì a + c > b + c ; nếu a ³ b thì a + c ³ b + c. 
 Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho 
Ví dụ : (sgk) 
Lưu ý: (sgk) 
 4. Củng cố
	- Bài 1 trang 37 SGK 
- Đưa bài tập 1 lên bảng phụ, yêu cầu HS đọc và trả lời. 
- Bài 2 trang 37 SGK
- Nêu bài tập 2 cho HS thưc hiện
 5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài: nắm vững tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng. 
- Làm bài tập: 1(c, d); 3 sgk trang 37
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
... 
 Kí duyệt, 10/03/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28.doc