A- Mục tiêu.
- Hiểu được thế nào là hình chiếu.
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh của bài 2, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, mẫu vật khối hộp chữ nhât.
HS: Đọc trước nội dung bài 2, chuẩn bị các mẫu vật có dạng hình chữ nhật: Bao diêm, hộp phấn, bao thuốc.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ choc ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống?
? Vì sao chúng ta phải môn vẽ kĩ thuật?
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Khái niệm về hình chiếu.
GV nêu các hiện tượng có sẵn trong tự nhiên: bóng của một vật được chiếu lên tường, lên đất nhờ ánh sáng. Sau đó phân tích dựa vào hình vẽ 2.1 SGK.
? Vẽ hình chếu của một điểm như thế nào?
? Em hãy nêu cách vẽ hình chiếu của một vật thể. Phân tích hình 2.1 SG.
- Tia AA là tia chiếu.
- Mặt phẳng chứa bóng của vật là mặt phẳng chiếu.
- Bóng của vật trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu.
- Hình chiếu của một điểm là bóng của điểm đó trên mặt phẳng chiếu.
- Nối các điểm cơ bản của vật trên mặt phẳng chiếu ta được hình chiếu của một vật.
Tiết 1. Tuần 1. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống. Mục tiêu. Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống. Có nhận thức đúng đắn trong việc học tập môn vẽ kĩ thuật. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK, SGK và các tài liệu tham khảo. Tranh vẽ các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc, xây dựng. HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 1 SGK. Tìm đọc các tài liệu tham khảo. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV cho học sinh xem một số bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống. GV dẫn dắt nêu mục tiêu của chương và mục tiêu của bài học. Hoạt động 2: Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và hỏi: ? Trong giao tiếp hàng ngày con người thường dùng các phương tiện giao tiếp nào? Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV cho học sinh quan sát 1 số sản phẩm cơ khí và một số bản vẽ của sản phẩm xây dựng. Các sản phẩm và công trình đó muốn chế tạo và thi công như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng gì? Người công nhân khi chế tạo và thi công các công trình đó thì phải căn cứ vào đâu? Bản vẽ kĩ thuật có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cũng như trong sản xuất? Con người thường sử dụng tiếng nói, chữ viết, cử chỉ, hành động hình vẽ để giao tiếp. Người thiết kế phải thể hiện ý tưởng của mình trên bản vẽ kĩ thuât. Người thi công phải căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung dung trong kĩ thuật. Hoạt động 3: Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống. GV cho học sinh quan sát Hình 31a- SGK và hỏi. Muốn sử dụng an toàn và có hiệu quả các tiết bị và đồ dùng đó ta phải làm như thế nào? Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo các sản phẩm trong trao đổi và sử dụng. Hoạt động 4: Bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật. GV dùng sơ đồ sau giới thiệu cho học sinh biết các lĩnh vực sử dụng bản vẽ kĩ thuật. Xây dựng Nông nghiệp Cơ khí Điện lực Giao thông Bản vẽ kĩ thuật Quân sự Kiến trúc . 4- Củng cố. - GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá giờ học ở lớp và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở nhà. 5- Hướng dẫn vè nhà. - Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. - Đọc và tìm hểu trước bài Hình chiếu. Tiết 2. Tuần 1. Thứngàythángnăm 200 Bài 2. Hình chiếu. A- Mục tiêu. - Hiểu được thế nào là hình chiếu. - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh của bài 2, bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu, mẫu vật khối hộp chữ nhât. HS: Đọc trước nội dung bài 2, chuẩn bị các mẫu vật có dạng hình chữ nhật: Bao diêm, hộp phấn, bao thuốc. C- Tiến trình dạy học. 1- Tổ choc ổn định. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và trong đời sống? ? Vì sao chúng ta phải môn vẽ kĩ thuật? 3- Bài mới. Hoạt động 1: Khái niệm về hình chiếu. GV nêu các hiện tượng có sẵn trong tự nhiên: bóng của một vật được chiếu lên tường, lên đất nhờ ánh sáng. Sau đó phân tích dựa vào hình vẽ 2.1 SGK. ? Vẽ hình chếu của một điểm như thế nào? ? Em hãy nêu cách vẽ hình chiếu của một vật thể. Phân tích hình 2.1 SG. Tia AA’ là tia chiếu. Mặt phẳng chứa bóng của vật là mặt phẳng chiếu. Bóng của vật trên mặt phẳng chiếu gọi là hình chiếu. Hình chiếu của một điểm là bóng của điểm đó trên mặt phẳng chiếu. Nối các điểm cơ bản của vật trên mặt phẳng chiếu ta được hình chiếu của một vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 và mô hình 3 mặt phẳng chiếu rôì nêu rõ vị trí, tên gọi của các mặt phẳng chiếu. Học sinh làm việc theo nhóm. GV nhận xét và rút ra kết luận: Hình chiếu của vật thể nên các mặt phẳng tương ứng có tên gọi tương ứng GV sử dụng mô hình và hình 2.4 , 2.5 để xác định vị trí các hình chiếu. Quan sát hình 2.5 và cho biết vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. GV nhấn mạnh các chú ý khi vẽ các hình chiếu. Phân tích hình 2.3 Hình vẽ gồm có 3 mặt phẳng chiếu: Mặt phẳng chiếu đứng: Là mặt chính diện. Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng. Mặt bên phải là mặt phẳng chiếu cạnh. Tên gọi các hình chiếu. Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới và nằm trên mặt phẳng chiếu đứng. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ ỉên xuống và nằm trên mặt phẳng chiếu bằng. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang và nằm trên mặt phẳng mặt phẳng chiếu cạnh. Vị trí. Hình chiếu đứng giữ nguyên vị trí. Hình chiếu bằng được mở xuống phía dưới hình chiếu đứng một góc 900. Hình chiếu cạnh mở sang bên phải hình chiếu đứng một góc 900. Chú ý: Các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Các quy định: SGK- T10. 4- Củng cố. - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài học và yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. 5- Hướng dẫn về nhà. - Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài. - Đọc và tìm hiểu trước bài 4: Bản vẽ các khối đa diện. .. Hết tuần 1.
Tài liệu đính kèm: