Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập

A. Mục tiêu

- Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm; cách chọn thực phẩm phù hợp.

- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và công đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.

B. Chuẩn bị

1. Của thầy: - PHT.

- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.

2. Của trò: - Đồ dùng học tập

3. Phương pháp giảng dạy.

 - Trực quan

 - Làm việc theo nhóm nhỏ

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

1. Tổ chức

2. Kiểm tra

- Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ?

- Em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn như thế nào ?

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1468Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 – T41
SN: 20/01/2010
Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm(t2)
A. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm; cách chọn thực phẩm phù hợp.
- Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và công đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: - PHT.
- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.
2. Của trò: 	- Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Trực quan
	- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra 
- Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ?
- Em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn như thế nào ?
3. Bài mới
GV nêu câu hỏi:
- An toàn thực phẩm là gì ?
HS suy nghĩ trả lời.
GV bổ sung và kết luận như SGK.
- Em thường mua sắm những thực phẩm gì ? Hãy kể tên ?
- HS trả lời - GV bổ sung.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 3.16 SGK để HS tự phân loại thực phẩm và nêu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm theo SGK.
GV kết luận: Để đảmbảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, cầnphải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc
- Trong gia đình, thực phẩm thường được chế biến tại dâu ?
- Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ?
- Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào ?
GV gọi HS trả lời, GV bổ sung chi tiết phù hợp.
GV hướng dẫn HS đọc mục 1 SGK và nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
GV cho HS quan sát hình 3.16 và tự tìm biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình.
HS phát biểu - GV bổ sung và cho HS ghi vở.
- Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực như thế nào ?
GV kết luận: Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản, cần phải giữ vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp trong quá trình chế biến, nấu chín và bảo quản thức ăn chu đáo.
II. An toàn thực phẩm
- Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau, quả
- Thực phẩm đóng hộp: sữa hộp, thịt hộp, đậu hộp
* Những biện pháp đảm bảo ATTP:
- Bảo quản lạnh đối với TP tươi sống
- Xem nhãn mác, hạn sử dụng đối với thực phẩm đóng hộp.
- Không để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến.
* Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn trong quá trình chế biến thức ăn trong nhà bếp như: thái thịt, cắt rau, trộn hốn hợpNếu thức ăn không nấu chín hay bảo quản chu đáo, vi trùng sẽ phát triển mạnh, gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
- Do vi sinh vật
- Thức biến chất
- Bản thân có sẵn độc
- Ô nhiễm các chất độc hoá học.
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
a. Phòng tránh tránh nhiễm trùng.
(SGK)
b. Phòng tránh nhiễm độc.
- Không sử dụng thực phẩm đóng hộp khi đã quá hạn ghi trên bao bì, những hộp bằng kim loại đã bị gỉ vì thực phẩm có thể đã bị biến chất do nhiễm độc hoặc nhiễm trùng.
- Đối với thực phẩm khô như bột, gạo, đạu hạtcần giữ nơi khô ráo, mát mẻ. Tránh chuột bọ, côn trùng xâm nhập.
D. Củng cố	
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ
- Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm, Công nghệ lưu ý những yếu tố nào ?
E. Hướng dẫn.
	- Học bài theo vở và sách giáo khoa.
	- Đọc thêm mục "Có thể em chưa biết"
Tuần 21 - T42
NS: 20/01/2010
Bài 17: bảo quản chất dinh dưỡng
Trong chế biến món ăn(t1)
A. Mục tiêu
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm
- áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để chế tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
B. Chuẩn bị
1. Của thầy: - PHT.
- Sưu tầm các loại tranh ảnh có liên quan.
2. Của trò: 	- Đồ dùng học tập
3. Phương pháp giảng dạy.
	- Trực quan
	- Làm việc theo nhóm nhỏ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra 
- Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng ?
- Đọc lại ghí tráng 80 SGK.
3. Bài mới
GV mở bài: Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến. Vậy phải bảo quản như thế nào để góp phần tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực ?...
Gv nêu câu hỏi: Những thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến ?
HS liên hệ thực tế và các kiến thức đã học để trả lời (thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt, ngũ cốc)
Gv cho HS quan sát hình 3.17 (SGK) để tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá.
? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì ?
Hs nghiên cứu trả lời. 
GV kết luận.
? Đối với loại thực phẩm này, chúng ta cần bảo quần như thế nào để có giá trị sử dụng tốt ?
HS trả lời theo sự hiểu biết cá nhân, GV rút ra ý chính.
Gv hướng dẫn HS xem hình 3.18 (SGK) và gọi HS kể tên các loại rau, của quả thường dùng trong chế biến thức ăn ?
GV: Rau, củ, quả trước khi chế biến phải qua thao tác gì ?
HS trả lời, GV bổ sung: got, rửa, cắt, thái
? Cách gọt rửa có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng ?
HS trả lời, GV bổ sung: Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu hủy nếu thực hiện không đúng cách. Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi gọt.
GV cho HS xem hình 3.19 (SGK) và gọi HS nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng.
GV gợi ý HS liên hệ kiến thức có liên qun đã học để tìm biện pháp bảo quản thích hợp.
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
1. Thịt, cá
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái và chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi..
- Cần bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm.
+ Không để ruồi, bọ bâu vào.
+ Giữ thịt, cá ở nhiệt dodọ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
- Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, nên:
- Rửa rau thật sạch, không ngâm lâu trong nước, không thái nhỏ khi rửa, không để khô héo.
- Chỉ nên cắt nhỏ trước khi nấu
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3. Đậu hạt khô, gao.
- Đậu hạt khô: Bảo quả chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt
- Gạo tẻ, gạo nếp: Không nên vo quá kĩ, sẽ bị mất sinh tố B
D. Củng cố	
- GV cùng HS hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài.
- Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ?
E. Hướng dẫn.
	- Học bài theo vở và sách giáo khoa.
	- Học thuộc phần ghi nhớ ý 1 SGK trang 83
	- Đọc thêm phần "Có thể em chưa biết""'

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc