I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý ?
- Cách phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào là hợp lý ?
- Hiểu được tính hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý .
2. Kỹ năng:
Tìm tòi, khám phá để tổ chức được bữa ăn ngon, bổ, rẻ, không lãng phí.
3. Thái độ:
II.CHUẨN BỊ :
- G: + Tranh ảnh (thực đơn) các bữa ăn gia đình.
+ Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận phần I/SGK-105
- H: Đọc SGK phần I, II trang 105.
III.PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH:
1.Ổn định: Kiểm diện 61: 63: 64:
2.Kiểm tra bài cũ: KT trong hoạt động 1.
Tuần 27- Tiết 54 Ngày dạy: Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý ø? - Cách phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào là hợp lý ? - Hiểu được tính hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý . 2. Kỹ năng: Tìm tòi, khám phá để tổ chức được bữa ăn ngon, bổ, rẻ, không lãng phí. 3. Thái độ: II.CHUẨN BỊ : - G: + Tranh ảnh (thực đơn) các bữa ăn gia đình. + Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận phần I/SGK-105 - H: Đọc SGK phần I, II trang 105. III.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. IV.TIẾN TRÌNH: 1.Ổn định: Kiểm diện 61: 63: 64: 2.Kiểm tra bài cũ: KT trong hoạt động 1. 3.Giảng bài mới: Hoạt động của G và H. Nội dung bài học. * Hoạt động 1:Tìm hiểu về bữa ăn hợp lý trong gia đình. G: cho H xem tranh ảnh (thực đơn) các bữa ăn gia đình. - Bữa ăn hợp lý cần những loại thực phẩm nào ? H: cần thực phẩm giàu đạm, béo, đường bột, vitamin- khoáng chất (8đ). G: treo bảng phụ và nêu câu hỏi : - Hãy nêu nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình: + Có những loại món ăn nào ? + Món ăn đó thuộc nhóm dd nào ? + Có đủ dùng và ngon miệng ? H: thảo luận nhóm và nêu nhận xét. G: nhận xét, bổ sung . - Vậy, thế nào là bữa ăn hợp lý ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách phân chia số bữa ăn trong ngày. ĐVĐ: ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn, việc phân chia số bữa ăn trong ngày có cần thiết không ? - Mỗi ngày em ăn mấy bữa? (2; 3 hay nhiều bữa ăn ?) - Bữa nào là bữa ăn chính, bữa ăn phụ trong ngày ? G: Ở thành phố, thị xã, thị trấn - họ thường có 2 bữa ăn chính: trưa & tối; ăn sáng là bữa ăn phụ. Còn ở nông thôn, bữa ăn sáng lại là bữa chính, để kéo dài thời gian làm việc trong buổi. G: Mỗi ngày chúng ta ăn từ 2 bữa trở lên để dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. - Tại sao ta cần ăn đủ bữa và ăn đúng giờ mỗi ngày ? H: ăn đủ bữa, đúng giờ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. G: có thể hướng dẫn và gợi ý để HS hiểu rõ tác dụng của sự phân chia số bữa ăn trong ngày => kết luận (như SGK). H: đọc lại kết luận /SGK. I. Thế nào là bữa ăn hợp lý ? Bữa ăn hợp lý được phối hợp các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. II. Phân chia số bữa ăn trong ngày: - Việc phân chia số bữa ăn trong ngày rất quan trọng . - Phân chia số bữa ăn trong ngày phù hợp: sáng, trưa, tối . - Mỗi bữa ăn cách nhau 4 đến 5 giờ. * Tóm lại: Aên uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe, tăng tuổi thọ. 4. Củng cố- Luyện tập: -G hệ thống lại nội dung phần I, II của bài học. -Hãy kể tên những món ăn mà em thường dùng hàng ngày trong bữa ăn. -H:( liên hệ thực tế ở gia đình để trả lời). -Em hãy nhận xét xem các món ăn đó đã hợp lý chưa ? -H:( dựa vào 4 nhóm chất dinh dưỡng để nêu nhận xét). -Thế nào là bữa ăn hợp lý ? -H: bữa ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng 5. Hướng dẫn về nhà: -Học bài, xem lại các bữa ăn thường ngày của gia đình đã hợp lý chưa? -Đọc và tìm hiểu phần III/ SGK-106. -Chú ý: + Sự cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn. + Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình. V.RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: