Giáo án Công nghệ 8 - Năm học 2008-2009

Giáo án Công nghệ 8 - Năm học 2008-2009

I.Mục tiêu:

 -Hiểu thế nào là Hình chiếu

 -Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên BVKT.

 -Ham thích tìm hiểu, học tập môn Vẽ kỹ thuật

II.Phương tiện

 -Giáo án, SGV, SGK

 -Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4: 1 số mô hình vật thể hình 2.3, 2.4, 2.5, Đèn pin

C.Tiến trình lên lớp

1.Tổ chức. 8A 8B

2.Kiểm tra.

 ? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống.

 3.Bài mới.

GV: Giới thiệu bái

HS:Đọc SGK phần I, QS – H 2.1

GV: Lấy ví dụ minh hoạ, giải thích

Dùng đèn Pin chiếu 1 số vật thể lên tường.

 ? Khi chiếu đèn pin ở những góc độ khác nhau thì bóng của vaath thể có thay đổi không ?

 ? Nêu khái niệm về hình chiếu

HS: Thảo luận ----trả lời

GV: Kết luận

GV: Cho HS q/s H2.2

 ? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình trên.

HS: Nhận biết đặc điểm các tia chiếu, phương của tia chiếu trả lời câu hỏi

GV: Kết luận

HS: Q/s h 2.3, và mô hình các mặt phẳng chiếu, đọc phần 1

GV: Nêu rõ vị trí, tên gọi các mặt phẳng chiếu.

HS: Gọi tên các MPC, chỉ trên mô hình

GV: Nhận xét, kết luận

HS:Q/s mô hình 3 MPC và hình 2.4

 ? Các MPC được đặt ở vị trí ntn so với người q/s.

 ? Vật thể được đặt ở vị trí ntn so với các mpc.

HS: Thảo luận----trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét, giải thích----kết luận

HS:Q/s H 2.5 đọc SGK

 ? Cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ chi tiết

HS: Trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét, giải thích---kết luận

 I.KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU

*Hình chiếu là hình biểu diễn các mặt của vật thể, theo các hướng chiếu khác nhau.

II.CÁC PHÉP CHIẾU

-Phép chiếu xuyên tâm

-Phép chiếu song song

-Phép chiếu vuông góc

III.CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

1.Các mặt phẳng chiếu.

- Mặt phẳng chiếu đứng

-Mặt phẳng chiếu cạnh

-Mặt phẳng chiếu bằng

-Mặt phẳng chiếu cạnh

2.Các hình chiếu

-HCĐ có hướng chiếu từ trước tới

-HCB có hướng chiếu từ trên xuống.

-HC có hướng chiếu từ trái sang.

IV.VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU

-HCĐ ở trước mặt

-HCB ở dưới HCĐ

-HCC ở bên phải HCĐ

 

doc 49 trang Người đăng vanady Lượt xem 1586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG: 27/08/2008 PHầN I: Vẽ kỹ thuật
Chương I: bản vẽ các khối hình học
Tiết 1- Bài 1 Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
I.Mục tiêu:
	-Biết được vai trò của BVKT đối với sản xuất và đời sống.
	-Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật.
II.Phương tiện
	-Giáo án, SGV, SGK
	-Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK
	-Tranh vẽ, mô hình 1 số sản phẩm cơ khí, kiến trúc.
C.Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức.	8A	8B
2.Kiểm tra.
	GV: Kiểm tra SGK, đồ dùng, dụng cụ học tập môn Công nghệ của học sinh.
	3.Bài mới.
GV: Giới thiệu bài học
Hướng dẫn HS quan sát H 1.1
 ? Con người thường dùng những phương tiện giao tiếp nào.
HS: trả lời ? 
HS: Đọc SGK , QS hình 1.2, các mẫu vật
 ? Các sản phẩm đó được làm ra ntn.
 ? Người công nhân căn cứ vào đâu, để sx sản phẩm, xây dựng các công trình
HS: Thảo luận nhóm – nêu ý kiến
GV: Nhận xét ý kiến các nhóm
GV: Kết luận
GV: Yêu cầu HS đọc phần II SGK,
HD HS –QS tranh H 1.3a, 1.3b, 1.3c
 ? Cho biết ý nghĩa của các hình trên
HS thảo luận tìm câu trả lời.
GV: Nhận xét các nhóm 
 ? Vai trò của BVKT trong đời sống.
GV: Lấy 1 số ví dụ thực tế như : SĐ mạch điện, bản vẽ nhà
HS: Thảo luận-----nêu ý kiến
GV:Nhận xét------Kết luận 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK 
 Treo bẳng phụ H1.4
 ?BVKT được dùng trong những lĩnh vực nào. Lấy ví dụ minh hoạ
 ? Học môn Vẽ kỹ thuật có lợi ích gì.
HS: Thảo luận---------ý kiến
GV: Nhận xét, giải thích------KL 
 *BVKT là phương tiện giao tiếp trong các ngành kĩ thuật.
I.Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
-BVKT là ngôn ngữ chung trong kĩ thuật.
*BVKT là căn cứ để người ccoong nhân tiến hành chế tạo, lắp rápcác ccoong trình, các sản phẩm.
II.Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
*BVKT giúp cho chúng ta biết cách sử dụng bảo dưỡng an toàn, hiệu quả, khoa học với các SP và các công trình xây dựng
III.Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật
-BVKT được dùng trong rất nhiều ngành như: công nghiệp, xây dựng, giao thông.
-Học môn vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, để tạo điều kiện học tốt những môn khoa học, kĩ thuật..
4.Củng cố.
-HS đọc ghi nhớ SGK (7)
? Vì sao nói BVKT là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật.
5.HD về nhà.
-Trả lời câu hỏi (7 SGK)
 -Đọc trước bài 2.
NG:30/08/2008	Tiết 2- Bài 2 Hình chiếu
I.Mục tiêu:
	-Hiểu thế nào là Hình chiếu
	-Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên BVKT.
	-Ham thích tìm hiểu, học tập môn Vẽ kỹ thuật
II.Phương tiện
	-Giáo án, SGV, SGK
	-Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4: 1 số mô hình vật thể hình 2.3, 2.4, 2.5, Đèn pin
C.Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức.	8A	8B
2.Kiểm tra.
	? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống.
	3.Bài mới.
GV: Giới thiệu bái
HS:Đọc SGK phần I, QS – H 2.1
GV: Lấy ví dụ minh hoạ, giải thích 
Dùng đèn Pin chiếu 1 số vật thể lên tường.
 ? Khi chiếu đèn pin ở những góc độ khác nhau thì bóng của vaath thể có thay đổi không ?
 ? Nêu khái niệm về hình chiếu
HS: Thảo luận ----trả lời
GV: Kết luận
GV: Cho HS q/s H2.2
 ? Nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình trên.
HS: Nhận biết đặc điểm các tia chiếu, phương của tia chiếu trả lời câu hỏi
GV: Kết luận
HS: Q/s h 2.3, và mô hình các mặt phẳng chiếu, đọc phần 1
GV: Nêu rõ vị trí, tên gọi các mặt phẳng chiếu.
HS: Gọi tên các MPC, chỉ trên mô hình
GV: Nhận xét, kết luận 
HS:Q/s mô hình 3 MPC và hình 2.4
 ? Các MPC được đặt ở vị trí ntn so với người q/s.
 ? Vật thể được đặt ở vị trí ntn so với các mpc.
HS: Thảo luận----trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, giải thích----kết luận
HS:Q/s H 2.5 đọc SGK 
 ? Cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ chi tiết
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, giải thích---kết luận 
I.Khái niệm về hình chiếu
*Hình chiếu là hình biểu diễn các mặt của vật thể, theo các hướng chiếu khác nhau.
II.Các phép chiếu
-Phép chiếu xuyên tâm
-Phép chiếu song song
-Phép chiếu vuông góc
III.Các hình chiếu vuông góc
1.Các mặt phẳng chiếu.
- Mặt phẳng chiếu đứng
-Mặt phẳng chiếu cạnh
-Mặt phẳng chiếu bằng
-Mặt phẳng chiếu cạnh
2.Các hình chiếu
-HCĐ có hướng chiếu từ trước tới
-HCB có hướng chiếu từ trên xuống.
-HC có hướng chiếu từ trái sang.
IV.Vị trí các hình chiếu
-HCĐ ở trước mặt
-HCB ở dưới HCĐ
-HCC ở bên phải HCĐ
4.Củng cố.
-HS đọc ghi nhớ SGK (10)
-Làm bài tập (T 10 –SGK)
5.HD về nhà.
 -Đọc trước bài 4.
 -Trả lời các câu hỏi (10)
NG: 06/09/2008	Tiết 3- Bài 4 Bản vẽ các khối đa diện
I.Mục tiêu:
	-HS nhận dạng được các khối đa diện thường gặp.
-Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều
	-Ham thích tìm hiểu về các ứng dụng của các khối đa diện trong thực tế.
II.Phương tiện
	-Giáo án, SGV, SGK, bảng phụ
	-Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5,4.6, 4.7: 1 số mô hình vật thể khối đa diện
C.Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức.	8A	8B
2.Kiểm tra.
	Thế nào là hình chiếu của vật thể, kể tên các phép chiếu?
	3.Bài mới.
GV: Giới thiệu bài
Cho HS q/s mô hình các khối đa diện, H 4.1
 ? Các khối đa diện đó được bao bởi các hình gì.
 ? Hãy kể một số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết
HS: Thảo luận------ ý kiến
GV: Nhận xét, lấy ví dụ minh hoạ----Kết luận
GV: Cho HS q/s mô hình và vật thể có dạng hình hộp chữ nhật: Hộp diêm, hộp phấnH4.2
 ? Hãy cho biết khối đa diện ở h4.2 được bao bởi các hình gì.
 ? Thế nào là hình hộp chữ nhật.
HS: q/s, hình, mô hình, thảo luận---ý kiến
GV: Nhận xét ------Ví dụ
GV: Kết luận
HS: Q/s h 4.3 đọc TT –SGK
GV: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi SGK điền vào bảng 4.1
HS: Thảo luận---điền bảng 4.1
GV: nhận xét----kết luận
GV: Cho hs q/s mô hình và h4.4
 ? Khối đa diện ở h4.4 được bao bởi những hình gì
 ? Thế nào là hình lăng trụ đều
HS: Q/s hình ,mẫu vật đọc thông tin SGK
 ----- Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét ----Kết luận
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin SGK, q/s h4.5 thảo luận trả lời các câu hỏi, điền lên bẳng phụ.(4.2)
 ? Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì, chúng có hình dạng ntn.
 ? Các hình chiếu 1,2,3 thể hiện những kích thước nào của vật thể hình lăng trụ đều.
GV: nhận xét ---Kết luận
HS: đọc SGK, q/s h4.6 và mô hình vật thể
 ? Khối đa diện ở hình 4.6 được bao bởi những hình gì.
 ? Thế nào là hình chóp đều.
HS: Trả lời các câu hỏi
GV: Nhận xét ---kết luận 
HS: Đọc tt SGK, q/s hình 4.7 và mô hình, trả lời câu hỏi SGK
 ? Các hình 1,2,3 là các hình chiếu gì của HCĐ, chúng có hình dạng gì.
 ? Các hình 1,2,3 thể hiện những kích thước nào của HCĐ
HS: Điền bảng phụ 4.3
GV: Nhận xét ----kết luận
I.khối đa diện
*Khối đa diện được bao bởi các đa giác phẳng.
II.hình hộp chữ nhật
1.Thế nào là hình hộp chữ nhật
*Hình hộp chữ nhật là hình được bao bởi hai đáy là hai HCN bằng nhau, 4 mặt bên là 4 HCN bằng nhau.
2.Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình
H/chiếu
H/dạng
K/thước
1
Đứng
HCN
a,h
2
Bằng
HCN
a,b
3
Cạnh
HCN
b,h
III.Hình lăng trụ đều
1.Thế nào là hình lăng trụ đều
*Hình lăng trụ đều là hình được bao bởi 2 đáy là 2 đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các HCN bằng nhau.
2.Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình
H/chiếu
H/dạng
K/thước
1
Đứng
HCN
h
2
Bằng
Tam giác
a,b
3
Cạnh
HCN
a,h
IV. hình chóp đều
1.Thế nào là hình chóp đều
Hình chóp đều là hình được bao bởi mặt đáy là 1 đa giác đều, các mặt bên là các tam giác cân, bằng nhau, có chung 1 đỉnh.
2.Hình chiếu của hình chóp đều
Hình
H/chiếu
H/dạng
K/thước
1
Đứng
Tam giác
h,a
2
Bằng
HCN
a
3
Cạnh
Tam giác
a,h
4.Củng cố.
-HS đọc ghi nhớ SGK (18)
Thế nào là hình hộp chữ nhật, kể tên một số vật thể có dạng HHCN ?
5.HD về nhà.
 -Đọc trước bài 5
-Chuẩn bị dụng cụ thực hành
NG: 11/09/2008	Tiết 4- Bài 5 Thực hành: Hình chiếu của vật thể
Đọc bản vẽ các khối đa diện
I.Mục tiêu:
	-Củng cố kiến thức đã học về các khối đa diện.
-Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện.
	-Ham thích tìm hiểu về các ứng dụng của các khối đa diện trong thực tế.
II.Phương tiện
	-Giáo án, SGV, SGK, bảng phụ, tranh vẽ hình 5.1, 5.2
	-Dụng cụ, vật liệu thực hành(SGK- 20), bản vẽ 4 vật thể
C.Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức.	8A	8B
2.Kiểm tra.
	Kể tên các khối đa diện thường gặp, lấy ví dụ thực tế ?
	GV: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS
	3.Bài mới.
Gv: Phổ biến quy định vệ sinh, an toàn lao động giờ thực hành, vị trí làm việc của các nhóm.
 Nêu mục tiêu giờ thực hành.
GV: Yêu cầu HS n/c SGK phần I.
1.Đọc bản vẽ hình chiếu 1,2,3,4 chỉ ra sự tương quan với các vật thể.
2.Vẽ HCĐ, HCB, HCC của các vật thể A, B, C, D.
HS: Thực hiện bài làm trên giấy vẽ A4
 Quan sát nghiên cứu kĩ các hình 5.1, 5.2 để tìm ra sự tương quan giữa hình chiếu và vật thể, đánh dấu vào bảng.
GV: Hướng dẫn HS các bước vẽ hình chiếu của vật thể.
HS: Chọn vẽ hình chiếu của 1 trong 4 vật thể.
GV: Q/s quá trình làm việc của hs, nhắc nhở kịp thời.
HS: Hoàn thành bài tại lớp
GV: Treo bản vẽ của 4 vật thể để hs tự so sánh, đánh giá bài làm của mình dưới sự hướng dân của GV.
I.Chuẩn bị
-Dụng cụ: Thước, eke, compa
Vật liệu: Giấy vẽ A4, chì, tẩy
II.Nội dung
-Đọc các bản vẽ H1,2,3,4
-Đối chiếu chỉ ra sự tương quan giữa hình chiếu và vật thể.
III.Các bước tiến hành
Bước 1: Đọc kĩ các yêu cầu thực hành, kẻ bảng 5.1 sau đó điền bảng.
Bước 2: Vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của 1 trong 4 vật thể A, B, C, D
Chú ý: - Đo kích thước trên các hình chiếu.
 - Vẽ mờ bằng chì mảnh trước
 -Tỉ lệ 1:1 hoặc 2:2
 -Vị trí các hình chiếu.
Bảng 5.1
V/thể
Bản vẽ
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
Hình chiếu của vật thể B
4.Kết thúc
 - GV nhận xét giờ thực hành
- HS thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh.
5.HD về nhà.
-Đọc trước bài 6.
-Vẽ các hình chiếu của các vật thể còn lại.
NG: 13/09/2008	Tiết 5- Bài 6 Bản vẽ các khối tròn xoay
I.Mục tiêu:
	-HS nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp.
-Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
	-Ham thích tìm hiểu về các ứng dụng của các khối tròn xoay trong thực tế.
II.Phương tiện
	-Giáo án, SGV, SGK
	-Tranh vẽ hình 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, bảng phụ: 1 số mô hình vật thể khối tròn xoay.
C.Tiến trình lên lớp
1.Tổ chức.	8A	8B
2.Kiểm tra.
Bài tập thực hành:
Vẽ các hình chiếu của HHCN có các kích thước: a= 5cm; b= 4cm; h= 1cm với tỉ lệ 1:1	3.Bài mới.
GV: giới thiệu bài lấy một số ví dụ các vật dụng có dạng khối tròn xoay
Gv. Yêu cầu hs đọc SGK q/s h6.2 nghe GV giảI thích hình.
 ? Kể tên các khối tròn xoay
 ? Các khối đó được bao bởi những hình gì. 
 ? Các khối đó được tạo ra như thế nào.
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi và điền chỗ trong sgk.
GV: nhận xét----- kết luận, giảI thích cụ thể trên hình vẽ.
 ? Hãy kể một số vật thể có dạng k ... ử dụng ntn.
? Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy nhóm.
Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau ntn?
GV: Treo tranh cho hs qsát.
? Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết.
? Nhiệm vụ của từng chi tiết.
? Giá đỡ và móc treo được ghép với nhau ntn.
Gv cho các nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
I. khái niệm về chi tiết máy:
1) Chi tiết máy là gì?
- Được cấu tạo từ 5 phần tử:
+ Trục: Hai đầu có ren để lắp vào càng xe như đai ốc.
+ Đai ốc hãm côn: Giữ côn ở lại một vị trí.
+ Đai ốc, vòng đệm: Lắp trục với càng xe.
+ Côn: Cùng với bi nồi tạo thành ổ trục.
- Đặc điểm: Có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy
KL: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
2) Phân loại chi tiết máy:
- Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chi tiết có công dụng chung: Bu lông, đai ốc,
+ Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Chỉ được dùng trong một loại máy.
II. chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tán, bằng ren và bằng trục quay
.a) Mối ghép cố định:
- Mối ghép tháo được: Rên, then,
- Mối ghép không tháo được: Hàn, 
b) Mối ghép động:
Chi tiết được ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau.
( bánh ròng rọc, trục) 
4. Củng cố: 
- Qsát chiếc xe đạp và cho biết một số mối ghép cố định và mối ghép động? Tác dụng của từng loại mối ghép đó?
- Chi tiết máy là gì gồm những loại nào?
- HS đọc mục “ghi nhớ” HS khác nhắc lại. 
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh.
5.Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK, trả lời các câu hỏi T85.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
NG:
Tiết 23 bài 25 Mối ghép cố định - mối ghép
 không tháo được
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép cố định, mối ghép không tháo được thường gặp.
II/ Chuẩn bị:
- SGK+ Giáo án +Tài liệu tham khảo 
- Tranh: Chi tiết máy và các mối ghép cố định 
- Mẫu vật: Bu lông, đai ốc, đinh tán, chi tiết để ghép.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1 . Tổ chức
8A	8B	
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau ntn?
Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
HS 2: Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?
3. Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu bài học
Tìm hiểu khái niệm chung.
QS hình 25.1 SGK trang 86
Gv treo tranh Cho biết 2 mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau?
Muốn tháo rời cá chi tiết trên ta phải làm thế nào? 
Tìm hiểu mối ghép bằng đinh tán
Hs qsát hình 25.2 SGK.
? Mối ghép đinh tán gồm mấy phần tử
? Cấu tạo của đinh tán
? Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán
HS: suy nghĩ trả lời---liên hệ thực tế 
GV: kết luận
Tìm hiểu mối ghép bằng hàn
Hs qsát hình 25.3 sgk. Gv giới thiệu cho hs cách tìm hiểu về các phương pháp hàn
? Nêu kháI niệm về các phương pháp hàn
HS : suy nghĩ trả lời
GV: tổng hợp---kết luận
HS đọc SGK phần b(88)
? Nêu các đặc điểm và ứng dụng của phương pháp hàn
I. mối ghép cố định:
Gồm 2 loại mối ghép
- Mối ghép tháo được 
- Mối ghép không tháo được
II. mối ghép không tháo được:
1. Mối ghép bằng đinh tán
a) Cấu tạo mối ghép:
- Đinh tán
-Chi tiết 1
-Chi tiết 2
Đinh tán: là chi hình trụ, đầu có mũ(hình chỏm cầu hay hình nún cụt)
b) Đặc điểm và ứng dụng: Dùng khi
 -Vật liệu tấm ghép khó hàn hoặc không hàn được
-Mối ghép phảI chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, chấn động mạnh.
2. Mối ghép bằng hàn
a) Khái niệm
làm nóng chảy kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau
-Hàn nóng chảy: 
-Hàn áp lực:
-Hàn thiếc
b) Đặc điểm và ứng dụng:
- Hình thành trong thời gian nhanh, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành.
- Khả năng chịu lực kém.
4 Củng cố: 
- Thế nào là mối ghép cố định Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó?
- HS đọc mục “ghi nhớ” HS khác nhắc lại.
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh.
5 Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK.
- Trả lời các câu hỏi sgk T89 
- Đọc và chuẩn bị cho bài 27. “Mối ghép tháo được”
NG:
Tiết 24 bài 26 : mối ghép tháo được
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép tháo được
- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
-Tìm hiểu về các mối ghép tháo được trong thực tế
II/ Chuẩn bị:
- SGK+ Giáo án +Tài liệu tham khảo 
- Tranh: Chi tiết máy và các mối ghép tháo được
- Mẫu vật: Bu lông, đai ốc, chi tiết để ghép.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1 . Tổ chức
8A	8B	
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó
3. Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu bài học
Tìm hiểu khái niệm chung.
Gv treo tranh Cho biết 3 mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau?
? Nêu cấu tạo của 3 mối ghép trên
Tìm hiểu mối ghép bằng ren.
Hs qsát hình 26.1 SGK.
? Mối ghép ren gồm mấy loại.
? Cấu tạo từng loại.
HS nêu—gv nhận xét giảI thích rồi liên hệ thực tế
? Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép ren.
GV lấy các ví dụ thực tế
Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt.
Hs qsát hình 26.2 sgk. Nêu cấu tạo của 2 loại mối ghép
Gọi HS nhận xét GV kết luận
Gọi HS đọc SGK (b -91)
? Nêu các đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt láy ví dụ thực tế
HS trả lời---nhận xét nhau
GV giảI thích—kết luận
1. mối ghép bằng ren:
1) Mối ghép bằng ren: 
a) Cấu tạo:
- Mối ghép bu lông
- Mối ghép vít cấy
- Mối ghép định vít
b) Đặc điểm và ứng dụng:
 -Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, được ding rộng rãI trong nhiều mối ghép cần tháo lắp.
-mối ghép Bulong thường ding để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn lắm.
-Vít cấy dùng để ghép các chi tiết có độ dày lớn.
-Đinh vít ding để ghép chi tiết mỏng, vào một chi tiết dày 
2) Mối ghép bằng then và chốt:
a) Cấu tạo của mối ghép:
-Mối ghép then: Then – Trục – bánh đai
- Mối ghép chốt: Chốt – trục - Đùi xe
b) Đặc điểm và ứng dụng:
- Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế, khả năng chịu lực kém.
-Thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai
-Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối hoặc truyền lực theo phương tiếp xúc giữa các chi tiết
4. Củng cố: 
- Mối ghép tháo được có các loại mối ghép nào?
- HS đọc mục “ghi nhớ” HS khác nhắc lại.
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK.
- Trả lời các câu hỏi sgk T 91.
- Đọc và chuẩn bị cho bài 27. “Mối ghép động”
NG:
Tiết 25 bài 27: mối ghép động
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm mối ghép động.
- Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp như: Khớp tịnh tiến, khớp quay.
II/ Chuẩn bị:
 - SGK+Giáo án +Tài liệu tham khảo 
- Máy chiếu + Pim mối ghép động
- Hộp bao diêm, xi lanh tiêm, ghế xếp.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức: 
8A	8B	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho biết thế nào là mối ghép động? Chúng có mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của mối ghép?
- Nêu cấu tạo mối ghép bằng ren và ứng dụng của từng loại?
3. Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu bài học
Tìm hiểu thế nào là mối ghép động?
Hs qsát chiếc ghế xếp ở 3 tư thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn. ? Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép theo kiểu nào.
Hs thảo luẩntả lời Gv kết luận.
Tìm hiểu các loại khớp động.
Gv chiếu pim mối ghép động cho hs qsát và kết hợp với hình 27.3 sgk.
? Bề mặt tiếp xúc của khớp tịnh tiến trên có hình dáng ntn.
? Khớp tịnh tiến có đặc điểm gì.
? Khớp tịnh tiến được sử dụng ở đâu.
Hs qsát hình 27.4 sgk. ? Khớp quay gồm bao nhiêu phần tử
 ? Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì.
? Nêu ứng dụng của khớp quay
I. thế nào là mối ghép động:
Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép động hay khớp động.
II. các loại khớp động:
1) Khớp tịnh tiến: 
a) Cấu tạo: 
- Mối ghép pit tông – Xi lanh.
- Mối ghép sông trượt – Rãnh trượt.
b) Đặc điểm: 
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động giống hệt nhau.
- Hai chi tiết trượt trên nhau tạo ra ma sát lớn.
c) ứng dụng: 
Được dùng chủ yếu trong cơ cấu biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại
2) Khớp quay: 
a) Cấu tạo: 
-ổ trục
-bạc lót( vòng bi)
-Trục
Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
b) ứng dụng: 
Được dùng trong thiết bị, máy như: Bản lề cửa, xe đạp, 
4. Củng cố: 
- HS đọc mục “ghi nhớ” HS khác nhắc lại.
- Thế nào là khớp quay? Nêu công dụng của khớp quay?
- Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay?
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài theo vở ghi + SGK.
- Trả lời các câu hỏi T95.
- Đọc và chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thực hành cho bài 28. 
NG:
Tiết 26 bài 28: thực hành
ghép nối chi tiết
I/ Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và sau xe đạp.
- Biết sử dụng đúng dụng cụ, rèn kỹ năng tháo, lắp ổ trục trước, sau xe đạp.
- Giáo dục cho hs lòng ham học tự tìm tòi.
II/ Chuẩn bị:
 - SGK+ Giáo án +Tài liệu tham khảo 
- Vật liệu: Moay ơ trước và sau xe đạp
- Dụng cụ: Mỏ lết, cờ lê, tua vít, kìm.
- Hs: Chuẩn bị giẻ lau, dầu mỡ, xà phòng, báo cáo thực hành.	
III/ Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức: 
8A	8B	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là mối ghép động?
- Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay?
3. Bài mới: 
Giáo viên h/dẫn chung.
- Giới thiệu mục tiêu bài học, nêu quy định thực hành.
- Phân dụng cụ cho các nhóm học tập.
Gv hướng dẫn cho hs tìm hiểu cấu tạo của ổ trục trước và sau xe đạp.
( Gv phát mẫu vật cho hs qsát)
? Nêu cấu tạo. 
GGv làm mẫu Hs các nhóm thao tác và qsát theo gv.
Gv qsát và uốn nắn những hs còn yếu ? Khi tháo côn cần chú ý gì.
Hs trả lời . 
 Gv nhận xét và đưa ra câu trả lời.
Hs trả lờ 3 câu hỏi sgk T97 vào mẫu báo cáo thực hành. 
I. chuẩn bị:
 ( như SGK) 
II. nội dung và trình tự thực hành:
1) Tìm hiểu cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp:
-Moay ơ: Trục, côn xe, đai ốc hãm, đai ốc, vòng đệm.
2) Quy trình tháo lắp ổ trục trước, sau:
a) Quy trình tháo:
 (sgk)
b) Quy trình lắp:
( ngược với quy trình tháo)
c) Yêu cầu sau khi tháo, lắp:
- Các ổ trục phải quay trơn, nhẹ , không đảo.
- Các chi tiết không được hư hại, không để dầu mỡ bám bẩn vào moay ơ.
- Các mối ghép ren phải siết chặt, chắc chắn.
4. Củng cố: 
- Gv cho hs thu dọn dụng cụ.
- Gv thu báo cáo thực hành về nhà chấm.
- Hs tự đánh giá bài thực hành của mình dựa vào mục tiêu bài học.
- GV nhận xét và đánh giá giờ học của học sinh và cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Xem trước chương V và đọc trước bài 29 . “Truyền chuyển động”.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoi-soangiaoancn8.doc