Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 27-28

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 27-28

I. Mục tiêu :

- Làm cho hs hiểu được các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi (VN) non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.

- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : H72 Sgk, tài liệu có liên quan.

 - HS : Xem trước nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

- Chuồng nuôi là gì? Có vai trò gì trong chăn nuôi?

- Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?

- Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yều cầu nào?

2/. Bài mới :

- Hãy kể các loài vật nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay?

- Cách chăm sóc các loài này có giống nhau không?

- Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao chúng ta phải biết những vấn đề gì ở Việt Nam?

Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao chúng ta phải biết được những đặc điểm của từng giai đoạn sinmh trưởng và phát triển của vật nuôi. Từ đó mà hình thành các phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng VN cho phù hợp.

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 27-28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 :
Tiết 53 :	Bài 45 : NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Làm cho hs hiểu được các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi (VN) non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.
Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : H72 Sgk, tài liệu có liên quan.
	- HS : Xem trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Chuồng nuôi là gì? Có vai trò gì trong chăn nuôi?
Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yều cầu nào?
2/. Bài mới : 
Hãy kể các loài vật nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay?
Cách chăm sóc các loài này có giống nhau không?
Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao chúng ta phải biết những vấn đề gì ở Việt Nam?
Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao chúng ta phải biết được những đặc điểm của từng giai đoạn sinmh trưởng và phát triển của vật nuôi. Từ đó mà hình thành các phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng VN cho phù hợp.
Hoạt động 1 : Chăn nuôi vật nuôi non.
Mục tiêu : Biết được đặc điểm sự phát triển của cơ thể vạt nuôi non.
1) một số đặc điểm của sự phát cơ thể vật nuôi non :
- Yêu cầu hs đọc mục 1 sgk, quan sát H72, hỏi.
 + Vì sao VN có khả năng thích nghi với môi trường sống yếu kém?
 + VN điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?
 + Khả năng chống lại vi trùng gây bệnh của VN non ntn?
 + Thức ăn của gia súc non là gì? (mới sinh).
 + Phải cho gia súc non bú sữa đầu nhằm mục đích gì?
 + Muốn VN non có đủ sữa bú, người chăn nuôi phải làm gì?
 + Tại sao phải tập cho ăn thức ăn thêm?
 + VN tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì?
- Hs đọc thông tin, quan sát H72, trả lời.
 + Điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch yếu, ăn uống kém.
 + Không lạnh, không nóng phù hợp VN.
Lợn con 28 - 30o C.
Gia cầm con 25 - 27o C
 + Kém, vì khả năng miẽn dịch chưa tốt.
 + Sữa mẹ.
 + Có kháng thể, nhiều chất dinh dưỡng.
 + Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa.
 + Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì VN con lớn sữa mẹ cạn không đủ cung cấp.
 + Diệt khuẩn, kích thích thần kinh con vật nhanh nhẹn, ....
	Tổng kết bằng sơ đồ 13 - 14
Sơ đồ 13.
Đặc điểm cơ thể VN non
	Điều tiết thân nhiệt kém.
	Hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
	Chức năng miễn dịch chưa tốt.
	2) Nuôi dưỡng và chăm sóc VN non :
Sơ đồ 14
Đủ sữa mẹ để bú	Nuôi dưỡng gia súc non	Cho con bú sữa đầu
	 Thức ăn sớm
Sơ đồ 15
VN mẹ khoẻ mạnh	 Chăm sóc VN non	Chuồng trại hợp vệ sinh
(Gà mẹ ấp con, lợn mẹ
cho con bú)	Cho vận động tiếp xúc ánh sáng buổi sớm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục đích chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi VN đực 
	giống.
- Cho hs đọc mục 2 Sgk.
 + Mọi người nuôi gà trống và đàn gà mái nhằm mục đích gì?
 + Tìm VD minh hoạ vật nuôi con giống bố?
 + Đực giống có vai trò gì?
 + Chăm sóc VN giống phải làm gì?
 + Nuôi dưỡng VN giống phải làm gì?
- Hs đọc thông tin mục 2 Sgk/120, quan sát sơ đồ 12.
 + Đạp mái, trứng đẻ ra mới nở thành con.
 + Lợn trắng ngoại lai với lợn nái nội đen, con sinh ra giống bố có màu trắng.
 + Phối giống bảo đảm đời con sinh ra có được giống tốt.
 + Vận động, tắm chải, kiểm tra sức khoẻ.
 + Thức ăn đủ Prôtêin, khoáng, Vitamin.
Khả năng phối giống	Chất lượng đời sau.
Mục đích chăn nuôi VN đực giống
Chăm sóc	Nuôi dưỡng.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục đích chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi VN cái 
	sinh sản.
- Hs đọc mục III Sgk.
 + Nuôi VN cái sinh sản nhằm mục đích gì?
 + Khi VN mẹ mang thai phải cho ăn đủ dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
 + + Khi VN mẹ mới đẻ cho ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
 + Muốn gia cầm đẻ nhiều trứng và đều phải nuôi dưỡng thế nào?
 + Nguyên nhân gà mẹ đẻ trứng kém?
- Trả lới câu hỏi.
 + Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoả mạnh.
 + Nuôi thai, nuôi cơ thể, chuẩn sữa.
 + Tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể mẹ sau đẻ.
 + Ăn đủ Prôtêin, lipit, khoáng, ...
 + Do giống, thức ăn, chăm sóc kém.
Nhu cầu dinh dưỡng của VN cái sinh sản
Giai đoạn Giai đoạn mang thai nuôi con
 Nuôi thai	 Tạo sữa nuôi con
Nuôi cơ thể mẹ và 	 Nuôi cơ thể mẹ
 tăng trưởng	
Chuẩn bị cho tiết	 Phục hồi cơ thể sau đẻ
 Sữa sau đẻ	 (chuẩn bị cho ký sinh sản sau)
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Học phần ghi nhớ, trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Chăn nuôi VN non phải chú ý vấn đề gì?
Cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống?
Chăn nuôi VN cái sinh sản cần chú ý vấn đề gì? Tại sao?
4/. Dặn dò : 
Học kỹ các sơ đồ.
Nghiên cứu trước nội dung bài 46.
Tiết 54 :
	Bài 46 : PHÒNG TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHOVẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Nêu được khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi.
Nguyên nhân sinh bệnh ở vật nuôi.
Trình bày một số biện pháp, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Phát hiện vật nuôi ở gia đình và địa phương.
II. Phương tiện dạy học :
GV : Sơ đồ 14 Sgk, tài liệu có liên quan.
HS : Xem trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Chăn nuôi vật nuôi non chú ý gì?
Ghiláiơ đồ câm 13.
2/. Bài mới : Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu cách nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi, nhưng trong thực tế người chăn nuôi gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy việc phòng trị bệnh cho vật nuôi cũg hết sức cần thiết để, giải quyết vấn đề trên cũng là mục tiêu của bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về bệnh và nguyên nhân sinh bệnh.
- Cho hs đọc I, II Sgk/121.
 + Em có thể phát hiện vật nuôi bj bệnh không?
 + Vật nuôi bị bệnh có đặc điểm gì?
+ Nếu không chữa kịp à hậu quả gì?
- Hs đọc thông tin quan sát sơ đồ 14.
 + Có thể.
 + Kém ăn, nằm im, sốt, phân không bình thường.
 + Vật nuôi gầy yếu, tăng trọng kém à chết.
	Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạnn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh bao gồm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong làm hạn chế khả năng thích nghi củ cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân sỉnha bệnh ở vật nuôi.
- Quan sát sơ đồ 14 tìm nguyên nhân.
 + Nguyên nhân nào sinh bệnh ở vật nuôi?
 + Tìm VD yếu tố bên trong (DT) gây bệnh?
 + Tìm yếu tố cơ học làm vật nuôi bệnh?
 + Tìm yếu tố sinh học gây bệnh?
 + Yếu tố hoá học gây bệnh?
=> Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường.
- Hs quan sát sơ đồ thóng nhất ý kiến
 + Bên trong cơ thể, do tác động môi trường ngoài.
 + Bạch tạng, dị tật, quái thai.
 + Dẫm đinh, gãy xương, hút nhau chảy máu.
 + Giun sán kí sinh, gây tắc ruột,
 + Ngộ độc thức ăn, nước uống.
	 Bệnh truyền nhiễm	Bệnh do di truyền
Nguyên nhân sinh bệnh
Yếu tố DT bên trong	Yếu tố bên ngoài môi 
 con vật	trường
	 Bệnh thông thường
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh thông thường
- Do vi sinh vật gây nên.
- Lây lan nhanh thành dịch.
- Gây tổn thất lớn : làm chết nhiều vật nuôi.
- Không phải vi sinh vật gây ra.
- Không lây lan, không thành dịch.
- Không làm chết nhiều vật nuôi.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu kỹ thuật phòng bệnh cho vật nuôi.
- Cho hs đọc mục 3 Sgk/122.
 + Phòng và trị bệnh biện pháp nào hiệu quả hơn?
 + Muốn phòng bệnh ta làm gì?
 + Trị bệnh vật nuôi cần làm gì?
- Hs đọc thảo luận nhóm.
 + Phòng là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 + Tiêm Vacxin.
 + Mời cán bộ y tế khám và trị.
	Muốn phòng trị bệnh cho vật nuôi phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.
Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chấtdinh dưỡng.
Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
 	3/. Kiểm tra đánh giá :
Đọcphần ghi nhớ.
Điền từ vào chỗ trống :
+ Bệnh truyền nhiễm 
+ Bệnh thông thường 
Nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? Nêu cách phòng bệnh?
4/. Dặn dò :
Học kỹ sơ đồ, trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Nghiên cứu trước nội dung bài 47.
Tuần 28 :
Tiết 55 :	Bài 47 : VACXIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Nêu được khái niệmcủa vacxin, tác dụng của vacxin.
Nêu được cách bảo quản và sử dụng một số vacxin thông thường,, phòng bệnh cho vật nuôi.
Nêu được cách dùng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi trong gia đình
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Một vài mẫu vacxin nếu có.
	 + Kim tiêm để hs xem, H73, 74.
	- HS : Học bài + nghiên cứu trước nội dung.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi?
Nêu cách phòng bệnh?
2/. Bài mới : Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể chết hàng loạt vật nuôi, với thành tựu tiên tiến của KHKT, người ta chế được chế phẩm phòng bệnh đặc biệt hiệu quả gọi là vacxin. Hôm naychúng ta nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc gia cầm.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về tác dụng phòng bệnh của vacxin.
- Yêu cầu hs đọc mục 1 Sgk.
 + Vacxin là gì?
 + Có mấy loại vacxin?
 + Xử lý mầm bệnh để chế tạo vacxin nhược độc ntn?
 + Xử lý mầm bệnh để chế tạo vacxin chết ntn?
- Yêu cầu hs nêu VD, Sgk.
 + Kháng thể là gì?
+ Miễn dịch là gì?
- Hs đọc thông tin, quan sát H73.
 + Chế phẩm sinh học để phòng bệnh
 + Vacxin nhược độc và vacxin chết.
 + Chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp phù gia rồi tiêm cho vật nuôi.
 + Giết chết chính mầm bệnh rồi chế tạo thành vacxin cho vật nuôi.
=> Khái niệm về vacxin.
 + Khi có mầm bệnh, kháng nguyên (vi rút, vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể -> cơ thể chống lại mầm bệnh -> kháng thể.
 + Là khả năng chống lại vi trùng gây bệnh khi nó xâm nhậpvào cơ thể
	Vacxin là chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
Cơ thể VN có khả năng miễn dịch
Cơ thể VN sinh kháng thể
Cơ thể VN chưa nhiễm bệnh
	 Tiêm vacxin
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách bảo quản và sử dụng vacxin.
- Cho hs đọc mục II Sgk/124.
 + Bảo quản vacxin ntn cho tốt?
 + Vật nuôi đang ủ bệnh cần tiêm vacxin không?
 + Cơ thể vật nuôi chưa phục hồi có nên tiêm vacxin không?
 + Vacxin đã pha sử dụng ntn?
+ Nếu vật nuôi bị dị ứng thuốc phải làm gì?
- Hs đọc thông tin.
 + Chỗ tối nhiệt độ 15oC không để lâu.
 + Không nên tiêm vacxin.
 + Không nên tiêm vì hiệu quả thấp.
 + Phải dùng ngay, dùng không hết để đúng quy định, xử lý bằng Phương pháp diệt trùng.
 + Báo ngay với cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
Bảo quản vacxin nơi nhiệt độ thấp 15oC không để nốic ánh sáng chiếu vào.
Sử dụng đúng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho hs đọc phần ghi nhớ.
Vacxin là gì? Có tác dụng gì đối với cơ thể vật nuôi?
Khi sử dụng vacxin cần chú ý gì?
4/. Dặnn dò :
Họcbài, trả lời 3 cauhỏi cuối bài.
Xem trước nội dung bài48.
Tiết 56 : 
	Bài 48 :	THỰC HÀNH
	NHẬN BIẾT MỘT SỐ VACXIN PHÒNG BỆNH CHO 
 GIA CẦM VÀ PHƯƠNGPHÁP SỬ DỤNG VACXIN
I. Mục tiêu :
Nhận biết tên đặc điểm một số loại vacxin.
Biết sử dụng vacxin bằg phương pháp : tiêm, nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Vận dụng vào sản xuất của gia đình và địa phương.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vacxin.
II. Phương tiện dạy học :
Các loại vacxin nếu có, bông thấm nước.
Nước cất, bơm kim tiêm, cồn 75o.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Vacxin là gì? Có tác dụng ntn đối với cơ thể vật nuôi?
Khi sử dụng vacxin cần chú ý gì?
2/. Bài mới :
a) Nhận biết một số loại vacxin phòg bệnh cho gia cầm.
Quan sát chung : Loại vacxin, đối tượng dùng, thời hạn sử dụng.
Dạng vacxin : Bột nước, màu sắc thuốc.
Liều dùng : Tuỳ loại vacxin, cách dùng (tiêm, nhỏ, phun, chích), thời gian miễn dịch.
b) Phương pháp sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà.
Nhận biết các bộ phận và tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm.
Tập tiêm trên thân cây chuối, tay phải cầm bơm tiêm, HDhs cách bơm tiêm.
Pha chế và hút vacxin để hoà tan.
Tập tiêm dưới da phí trong của cánh gà, nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà.
IV. Thực hành : 
Hs chia nhóm và thực hành theo quy trình trên.
Hs quan sát các loại vacxin ghi vào phiếu mẫu Sgk.
TT
Tên thuốc
Đặc điểm vacxin màu sắc
Đối tượng dùng
Phòng bệnh
Cách dùng: nơi tiêm chích, nhỏ, liều dùng
Thời gian miễn dịch
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Nhận xét sự chuẩn bị của hs.
Thái độ của hs khi tiến hành làm.
4/. Dặn dò :
- Về nhà xem lại các bài từ chương II bài 44.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27-28.doc