Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 19-20

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 19-20

I. Mục tiêu :

- Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi.

- Biết được nhiệm vụ phát triể của ngành chăn nuôi.

- Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao đời sống vật chất, đồng thời biết được nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong những năm tới.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : + H50 sơ đồ 7.

 + Sưu tầm tranh ảnh các loại thức ăn từ vật nuôi.

 - HS : Sưu tầm tranh ảnh vật nuôi.

III. Hoạt động dạy học :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

 2/. Bài mới : Chăn nuôi và trồng trọt là 2 ngành sản xuất chính trog nông nghiệp luôn hổ trợ nhau để phát triển CN toàn diện, trên cơ sở đẩy mạnh CN trang trại và gia đình để đáp ứng tiêu dùng ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu, đồng thời biết được nhiệm phát triển CN của nước ta trong những năm tới. Chúng ta sẽ nghiên cứu bài “Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi”

 

doc 11 trang Người đăng vanady Lượt xem 1345Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 19-20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 :
	PHẦN III.	CHĂN NUÔI
	CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
Tiết 37 :	Bài 30 : VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN 
CHĂN NUÔI
I. Mục tiêu :
Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi.
Biết được nhiệm vụ phát triể của ngành chăn nuôi.
Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao đời sống vật chất, đồng thời biết được nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong những năm tới.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + H50 sơ đồ 7.
	 + Sưu tầm tranh ảnh các loại thức ăn từ vật nuôi.
	- HS : Sưu tầm tranh ảnh vật nuôi.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Chăn nuôi và trồng trọt là 2 ngành sản xuất chính trog nông nghiệp luôn hổ trợ nhau để phát triển CN toàn diện, trên cơ sở đẩy mạnh CN trang trại và gia đình để đáp ứng tiêu dùng ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu, đồng thời biết được nhiệm phát triển CN của nước ta trong những năm tới. Chúng ta sẽ nghiên cứu bài “Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi”
Hoạt động 1 : Tìmhiểu vai trò của chăn nuôi.
- Yêu cầu hs đọc thông tin mục 1 kết hợp quan sát H50.
 + CN cung cấp thực phẩm gì?
 + Thực phẩm đó có vai trò gì trong đời sống?
 + Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
 + Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi?
 + Hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi?
 + Ngành y, dược dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì?
- Các nhóm quan sát H50 thảo luận thống nhất nội dung, trả câu hỏi.
Ngành chăn nuôi cung cấp :
Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng co cho con người, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ (lông, da, sừng, chế biến thịt, ).
Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi một số loài thuỷ sản.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
- Yêu cầu các nhóm quan sát sơ đồ 7 Sgk để thảo luận nội dung.
 + Nước ta có những vật nuôi nào?
 + Kể vài loại vật nuôi ở địa phương.
 + Hãy cho biết ở địa phương em có cơ sở quản lý về CN không? Cơ sở đó tên gì? Chức năng ntn?
- Các nhóm quan sát sơ đồ 7 Sgk, thảo luận gợi ý của GV.
 + Trạm thú y, giúp đỡ kỹ thuật chăn nuôi cho từng hộ gia đình.
	Phát triển CN toàn diện : đa dạng về loài, đa dạng về qui mô CN.
Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đầu tư cho nghiên cứu và quản lý nhằm tạo ra nhiều sản phẩm CN cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho hs đọc phần ghi nhớ.
Ngành CN có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
Nhiệm vụ phát triển CN trong thời gian tới là gì?
4/. Dặn dò :
Học bài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
Sưu tầm tranh có giống vật nuôi có năng suất cao.
Xem trước nội dung bài “Giống vật nuôi”.
Tiết 38 :
	Bài 31 : 	GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Hs hiểu được về khái niệm nuôi.
Biết cách phân loại giống vật nuôi.
Hiểu được vai trò giống vật nuôi trong CN.
Có ý thức trong sản xuất nông nghiệp và trong CN.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Tham khảo tài liệu Sgk.
	 + Tìm hiểu về giống vật nuôi ở địa phương.
	 + H51, 52, 53, bảng phụ.
	- HS : Tranh ảnh các loại về giống vật nuôi.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
CN có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
Nhiệm vụ phát triển CN trong nền kinh tế là gì?
2/. Bài mới : Bài trước các em đã biết được vai trò của CN trong đời sống XH, CN phát triển đời sống vật chất chúng ta được nâng cao. Trong CN muốn có năng suất, sản lượng, chất lượng cao thì giống vật nuôi có vai trò quan trọng trong mục đích sản xuất chăn nuôi. Vậy bài học hôm nay các em tìm hiểu xem giống vật nuôi là gì và có vai trò như thế nào trong CN.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi.
Mục tiêu : Hs hiểu thế nào là giống vật nuôi? phân loại giống vật nuôi? điều kiện phân loại giống vật nuôi.
1) Thế nào là giống vật nuôi :
- Bằng phương pháp gợi mở kết hợp với tranh ảnh GV nêu câu hỏi giúp hs hiểu bài.
 + Trong CN yếu tố trước tiên cần có là gì?
 + Nuôi giống vật nuôi phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV treo tranh các giống vật nuôi. Hỏi tiếp :
 + Để nhận biết vật nuôi của 1 giống cần chú ý đặc điểm gì?
- GV uốn nắn phân tích để hình thành giống vật nuôi.
- Cho hs làm bài tập điền từ Sgk.
- Hs đọc vật nuôi Sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi GV.
 + Đặc điểm ngoại hình: màu sắc, lông, các bộ phận của cơ thể.
 + Các số liệu về năng suất, sản lượng.
 + Ổn định về di truyền các đặc điểm của ở đời sau.
- Thứ tự từ điền: ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm.
	Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
2) Phân loại giống vật nuôi : (4 cách như Sgk)
- Cho hs xem tranh (mô hình) giống vật nuôi.
- GV HDhs phân loại theo địa lý, hình thái, ngoại hình, mức độ hoàn thiện của giống theo hướng sản xuất.
- GV nêu ví dụ minh hoạ, HDhs tìm hiểu.
à theo dõi uốn nắn.
3) Điều kiện để công nhận GVN :
- GV gọi hs đọc thông tin, cho ví dụ cụ thể
=> nêu 4 điều kiện để công nhận là giống vật nuôi.
- Hs nghiên cứu Sgk, thảo luận.
- Có nhiều cách phân loại: (Sgk)
 + Theo địa lý 
 + Theo hình thái, ngoại hình
 + Theo mức độ hoàn thiện giống.
 + Theo hướng sản xuất.
- Hs tìm ví dụ cụ thể những giống vật nuôi ở quê (siêu thịt, lợn nạc, bò sữa).
- Hs đọc thông tin, tìm hiểu nội dung.
	Có điều kiện để công nhận là giống vật nuôi :
Có chung một nguồn gốc.
Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
Có tính di truyền ổn định.
Có số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của GVN trong chăn nuôi.
1) GVN quyết định đến năng suất CN :
- GV treo bảng năng suất CN của 1 số GVN.
- Yêu cầu hs xem Sgk, quan sát bảng mẫu thảo luận nhóm, so sánh năng suất giữa các GVN.
- Yêu cầu hs quan sát rút ra kết luận vai trò của GVN đối với năng suất.
- GV nhận xét VD của hs, hoàn thiện kiến thức.
2) GVN quyết định đến chất lượng sản phẩm CN :
- Yêu cầu hs xem VD Sgk/85. So sánh chất lượng sữa các giống trâu bò khác nhau?
- GV HDhs tìm thêm vài VD địa phương để hiểu thêm => GV nhận xét.
 + Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét bổ sung.
- Đọc Sgk à xem bảg mẫu.
- Thảo luận nhóm.
 + SS năng suất gà Lơgo > gà ri.
 + SS năng suất sữa bò HL > bò sin
- Nhóm khác nhận xét.
- Hs ứng dụng cho VD thực tế ở địa phương.
- Hs nghiên cứu VD, trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận, đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 +
- Nhóm khác nhận xét.
	GVN có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm CN. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn GVN phù hợp.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ.
Hãy nêu các điều kiện công nhận là giống vật nuôi.
So sánh lượng sữa bò hà Lan và bò Sind trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng (=, >, <).
4/. Dặn dò :
Họcbài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị nội dung bài 32.
Tuần 20 :
Tiết 39 :	Bài 32 :	 SỰ SINH TRƯỞNG 
 PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục.
Biết được đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục vật nuôi.
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Bảng số liệu về cân nặng của 1 số loài vật nuôi.
	 + Bảng phụ, sơ đồ sự sinh trưởng và phát dục của VN.
	- HS : + Nghiên cứu bảng Sgk/87, quan sát sơ đồ 8.
	 + Đọc trước nội dung bài 32.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Em hiểu thế nào là GVN cho VN?
ĐK để công nhận là GVN?
GVN có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
2/. Bài mới : Sự sinh trưởng của vật nuôi từ hợp tử à cá thể non à trưởng thành à già cõi, diễn ra rất phức tạp và tuân theo quy luật nhất định. Trong giờ học này chúng ta nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát dục, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục. Qua đó hiểu được vai trò nuôi dưỡng và điều kiện sống trong mối quan hệ với yếu tố di truyền tạo nên năng suất, hiệu quả kinnh tế trong chăn nuôi.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1) Khái niệm sự sinh trưởng :
- GV treo bảng 28 sách thiết kế trang 51, HDhs đọc nội dung số liệu. Hỏi :
 + Quan sát hình 3 con ngan em có nhận xét gì về số lượng, hình dạng, kích thước cơ thể?
 + Nhận xét số lượng các giống lợn qua các giai đoạn từ sơ sinh à cai sữa à trưởng thành được ghi trên bảng 28 (Sách thiết kế/51)?
 + Người ta gọi sự tăng trưởng của con ngan, lợn trongquá trình nuôi dưỡng là gì?
- Hs đọc số liệu bảng.
- Đọc mục 1 Sgk + quan sát H54 + trả lời.
 +
 +
 +
	Sự sinh trưởng là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận của cơ thể co vật. Sự sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào, tế bào được sinh ra giống tế bào đã sinh ra nó.
2) Khái niệm về sự phát dục :
- GV nêu vấn đề.
 + Quan sát H54 xem mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì?
 + Con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống nhỏ ở những điểm nào?
=> kết luận
- Quan Sát H54, Đọc Mục 2 Sgk/87.
 + Mào đỏ rõ hơn con gà thứ 2 àđặc điểm con ngan đã thành thục sinh dục.
 + Mào đỏ, to biết gáy, biết đạp mái.
Đặc điểm ngan trưởng thành có mào to, gà trống biết gáy, đạp mái thể hiện sự phát dục của vật nuôi.
Hs hoàn thành bảng bài tập Sgk/87.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
* Sinhtrưởng phát dục theo giai đoạn :
- GV sử dụng sơ đồ 8 Sgk/87, HD hs thảo luận.
- Treo bảng 29 (sách thiết kế) cho hs đọc, nêu vấn đề.
 + Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn diễn ra ntn?
 + Tìm VD về sinh trưởng phát dục theo giai đoạn nào của con gà?
 + Sinh trưởng phát dục có đặc điểm nào?
* Sinh trưởng phát dục không đồng đều :
- GV treo bảng 30 (sách thiết kế/151), hs đọc nội dung.
 + Giai đoạn bào thai khối lượng tăng?
 + Giai đoạn từ sơ sinh đến trưởng thành khối lượng tăng lên bao nhiêu lần?
 + Sự tăng trọng 2 giai đoạn có giống nhau không?
* Sinh trưởng phát dục theo chu kì :
- GV treo sơ đồ câm về đặc điểm sinh trưởng phát dục vật nuôi, gọi hs lên điền các đặc điểm vào.
- Cho hs đọc các VD Sgk/88, điền chữ a, b, c, d vào ô thích hợp trong bảng sơ đồ câm.
- Hs đọc sơ đồ 8 Sgk/87
- Hs đọc nội dung bảng 29, trả lời câu hỏi.
 + Theo các giai đoạn khác nhau.
 + Phôi trong trứng à phát triển phôi khi ấp trứng (2 ngày) à gà con (1-6 tuần) à gà dò (7-14 tuần) à trưởng thành.
 + Hs nêu 3 đặc điểm như sơ đồ 3 đã cho.
- Hs đọc nội dung bảng 30 – 151.
 + Tăng 2.500 lần.
 + Tăng 200 lần.
 + Giai đoạn bào thai tăng nhanh hơn.
- Hs lên bảng điền các đặc điểm vào sơ đồ câm của GV.
- HS đọcthảo luận nhóm điền vào :
 + Không đồng đều a, b
 + Theo giai đoạn d, f
 + Theo chu kì c
	Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục vật nuôi theo từng giai đoạn, theo chu kì, không đồng đều.
Về khả năng tăng trọng : Vật nuôi non tăng nhanh à trưởng thành tăng chậm à sau đó dừng lại không tăng.
Về sựphát triển các cơ quan bộ phận : con non xương phát triển nhanh à càng lớn cơ càng phát triển nhanh à xương phát triển chậm lại.
 Về khả năng tích luỹ mỡ : càng lớn à tích luỹ mỡ càng mạnh.
Mỗi loài vật nuôi có chu kì động dục khác nhau : lợn 21 ngày, ngựa 23 ngày, gà vịt hàng ngày.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát dục vật nuôi.
- GV treo bảng 28 sách thiết kế trang 151.
 + Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì?
- Hs quan sát nội dung bảng.
 + Chọn giống tốt, kỹ thuật nuôi tốt
	Thức ăn
	Vật nuôi	Chuồng trại chăm sóc
	Khí hậu
Yếu tố bên trong.
Đặc điểm di truyền.
Yếu tố bên ngoài, điều kiện ngoại cảnh.
Biết được các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể điều khiển sự sinh trưởng phát dục vật nuôi theo hướng có lợi.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọcphần ghi nhớ.
GV hệ thống bài học nêu câu hỏi hs trả lời.
HDhs 2 câu hỏi cuối bài và nội dung bài mới.
4/. Dăn dò :
Học bài trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị nội dung bài mới.
Tiết 40 :
	Bài 33 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC.
	 QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Hiểu được khái niệmvề GVN.
Biết được một số phương pháp chọn GVN đang dùng ở nước ta.
Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lý GVN.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Đọc kỹ Sgk và tham khảo tài liệu.
	 + Sơ đồ 9 Sgk/90.
	- HS : Nghiên cứu trước nội dung.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Nêu đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của GVN.
Cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi?
2/. Bài mới : Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm việc đó là chọn giống.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi.
- GV : Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con gười tiến hành giữ lại con tốt làm giống.
 + Mục đích chọn GVN để làm gì?
 + Tìm mục đích chăn nuôi của một số vật nuôi?
 + Muốn chọn lợn, gà tốt thì phải chọn ntn? (sử dụng bảng 32, 33 cho hs quan sát).
=> Tiểu kết.
- Hs đọc mục 1 Sgk/89, thỏ luận nhóm à thống nhất ý kiến.
 + Đáp ứng yếu cầu mục đích con người.
 + Con lợn, bò sữa, gà, vịt.
 + Hs quan sát bảng 32, 33 ghép đôi chọn nội dung đúng.
	Căn cứ mục đích chăn nuôi lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn GVN.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
1) Chọnn lọc hàng loạt :
- Cho hs đọcthông tin mục 1.
- GV giải thích: căn cứ mục đích sản xuất và chỉ tiêu kỹ thuật của con vật từng thời kì rồi chọn giống và nuôi đồng loạt.
- Phát phiếu học tập cho hs (sách thiết kế/160) ghép đôi 5 nội dung ứng a, b, c, d, e.
=> Kết luận.
- Hs đọc mục 1 Sgk/89.
- Hs tiếp thu thông tin của GV.
- Hs thảo luận nhóm làm bài tập
 a5, b4, c3, d2, e1
	Căn cứ tiêu chuẩn từng giống lợn, trong đàn lợn những con nào đạt chuẩn thì chọ nuôi đồng loạt.
2) Kiểm tra năng suất :
- GV: Qua phiếu học tập ta thấy những con giống chọn sẽ nuôi dưỡng khoảng 6 tháng, điều kiện chăm sóc như nhau, rồi căn cứ tiêu chuẩn lợn giống ta chọn vàgiữ lại những co tốt nhất để làm giống gọi là kiểm tra năng suất.
- GV nêu tiêu chuẩn chọn giống móng cái và bảng kết quả kiểm tra đàn lợn hậu bị, hs quan sát.
- Hs tiếp thu kiến thức của GV.
- Hs đọc mục 2 Sgk/89.
- Hs quan sát tiêu chuẩn, nghiên cứu bảng kết quả à chọn giống lợn.
	Phương pháp kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt, hưng khó thực hiện hơn.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục đích và những công việc quản lý GVN.
- Yêu cầu hs đọc mục 3 Sgk/90.
 + Quản lý GVN nhằm mục đích gì
 + Các biện pháp quản lý GVN?
- Hs đọc mục 3 SGk/90, trả lời.
 + Nâng cao chất lượng GVN.
 + 4 biện pháp Sgk.
Chính sách chăn nuôi
Đăng kí quốc gia các GVN
Quản lý GVN
Quy định về sử dụng 
Phân vùng chăn nuôi
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho 1, 2 đọc phần ghi nhớ.
1. Căn cứ vào đâu để chọn GVN?
a. Kích thước b. Ngoại hình	 c. Mục đích chăn nuôi	 d. a,b,c đúng
	2. Cho biết phương pháp chọn lọc GVN phổ biến ở nước ta?
a. Chọn lọc hàng loạt	b. Kiểm tra cá thể	c. cả a, b
	3. Mục đích của quản lý GVN là gì?
	4/. Dặn dò:
Học bài trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
Tìm hiểu nội dung bài nhân “giống vật nuôi”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19-20.doc