Giáo án Công nghệ 7 - Năm học 2014-2015 - Ninh Văn Phú

Giáo án Công nghệ 7 - Năm học 2014-2015 - Ninh Văn Phú

I.MỤC TIÊU

1)Kiến thức

- HS nêu được vai trò và biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta, chỉ ra được biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ trồng trọt

- Hiểu được đất trồng là gì, biết được vai trò của đất trồng

- Biết được các thành phần của đất trồng

2)Kỹ năng

-Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá

3)Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học

II.CHUẨN BỊ

 1)Giáo Viên

 - Hình trong sgk phóng to, bảng phụ, Giáo án, sgk, sgv

 - Đất, đá

 2)Học Sinh

 - Đọc trước bài mới

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định (1’)

2.Kiểm tra bài cũ (Không)

3. Bài mới.(39’)

 

doc 138 trang Người đăng vanady Lượt xem 1553Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Năm học 2014-2015 - Ninh Văn Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 18/08/2014 
Ngày giảng : /08/2014
PHẦN I. TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
Tiết 1: Bài 1+2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I.MỤC TIÊU
1)Kiến thức
- HS nêu được vai trò và biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta, chỉ ra được biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ trồng trọt 
- Hiểu được đất trồng là gì, biết được vai trò của đất trồng
- Biết được các thành phần của đất trồng
2)Kỹ năng 
-Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá 
3)Thái độ 
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học 
II.CHUẨN BỊ
 1)Giáo Viên 
 - Hình trong sgk phóng to, bảng phụ, Giáo án, sgk, sgv
 - Đất, đá 
 2)Học Sinh 
 - Đọc trước bài mới
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định (1’) 
2.Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới.(39’)
Thời gian
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
14’
19’
4’
*Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Nước ta là nước nông nghiệp, 70% dân làm lao động nông nghiệp.Vì vậy trồng trọt có vai trò rất quan trọng. Để hiểu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, hiểu được đất trồng là gì, biết được vai trò của đất trồng, các thành phần của đất trồng? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Gv ghi tên bài lên bảng 
*Hoạt động 2.Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
- Gv giới thiệu H1 sgk.Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
 Trồng trọt có những vai trò gì?
 - HS trả lời, Gv kết luận ghi bảng
 Gia đình em đã trồng được những loại cây nào ngoài các lương thực trong hình 1 sgk ?
 - Hs trả lời, Gv kết luận
- Gv mở rộng kiến thức các mặt hàng xuất khẩu ở Việt nam: lúa, thanh long, hồ tiêu...
-Gv treo bảng phụ và gọi một hs đọc bảng phụ về nhiệm vụ của trồng trọt
- Gv chia 2 bàn/ nhóm thảo luận trong 5 phút 
Hãy nêu nhiệm vụ của trồng trọt? 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung
- Gv kết luận
- Gv chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong 5 phút
Sản lượng cây trồng trong 1 năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Giống, khí hậu, kĩ thuật chăm sóc...
Làm thế nào để tăng năng suất cây trồng trong năm?, nhiều vụ /năm ?
- Sử dụng giống mới, luân canh, xen canh, tăng vụ...
Làm thế nào để tăng diện tích canh tác ?
- Khai hoang lấn biển, mở rộng diện tích...
 Ở địa phương em có sử dụng biện pháp khai hoang không, khai hoang như thế nào để bảo vệ môi trường?
- Hs trả lời, Gv kết luận
Hoạt động 3.Tìm hiểu khái niệm đất trồng và thành phần của đất trồng 
- Gv đưa ra mẫu đất đá Yêu cầu HS quan sát. Hãy chỉ ra đâu là đất, đâu là đá ? Giải thích ?
- Hs trả lời, Gv kết luận
 Đất trồng là gì?
- Hs trả lời, Gv kết luận ghi bảng
- Gv cho Hs quan sát H2 sgk
Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau ?
- Hs thảo luận tại bàn trong 2 phút trả lời, nhận xét bổ sung, Gv kết luận
Vậy vai trò của đất trồng là gì? Làm thế nào để xác định được đất cung cấp nước?
- Đất cung cấp ôxi/đất cung cấp chất dinh dưỡng 
- Gv treo bảng phụ về thành phần của đất và yêu cầu Hs quan sát, cho biết đất có những thành phần nào?
Các thành phần đó cung cấp gì?
- Hs thảo luận trả lời, Gv kết luận
- Gv treo bảng phụ các thành phần của đất trồng
Nêu vai trò đối với cây trồng?
- Hs thảo luận trong 5 phút tại bàn trả lời, nhận xét, Gv kết luận
*Hoạt động 4.Tổng kết bài 
- Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ
 Cho biết nhiệm vụ trồng trọt ở địa phương em hiện nay là gì ?
I. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
1)Vai trò của trồng trọt 
- Cung cấp lương thực ,thực phẩm cho người 
- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu
2)Nhiệm vụ của trồng trọt 
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, 
- Phát triển cây công nghiệp và xuất khẩu
3)Biện pháp
- Khai hoang lấn biển để tăng diện tích 
- Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ 
- Sử dụng kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất 
II. Khái niệm đất trồng và thành phần của đất trồng 
1)Khái niệm đất trồng
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, ở đó cây trồng có thể sinh trưởng phát triển và cho sản phẩm 
2)Vai trò của đất trồng
- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững
3)Thành phần của đất trồng 
- Phần khí.Cung cấp ôxi
- Phần rắn. Cung cấp chất dinh dưỡng
- Phần lỏng. Cung cấp nước
Ghi nhớ(sgk)
4.Củng cố (4’)
 Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?
5.Dặn dò (1’)
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc trước Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng.
Tuần 2
Ngày soạn: 18/08/2014
Ngày giảng : /08/2014
Tiết 2 : Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I.MỤC TIÊU
1)Kiến thức
 - Biết được thành phần cơ giới của đất là gì?
 - Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính
 - Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
 - Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất?
2)Kỹ năng 
 - Biết cách phân biệt được độ chua, độ kiềm của đất 
3)Thái độ 
 - Hình thành ý thức giữ gìn độ phì nhiêu của đất bằng cách chăm sóc cải tạo đất 
II.CHUẨN BỊ
1)Giáo Viên - Mẫu đất sét, đất thịt, đất cát, bảng phụ, thang màu pH 
2)Học Sinh - Học bài cũ và đọc trước bài mới
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Ổn định (1’)
2)Kiểm tra bài cũ (4’)
 ? Đất trồng có vai trò gì? Các thành phần của đất trồng ?
3)Bài mới.(35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
7’
 9’
8’
6’
3’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
- Hiện nay cũng như trong tương lai cây trồng vẫn chủ yếu sinh trưởng phát triển trên đất. Để biết được thành phần cơ giới của đất, hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính, biết được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất, hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất 
*Hoạt động 2.Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất
*Em hãy cho biết đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào ?
- Gv yêu cầu HS đọc sgk 
*Dựa vào kích thước hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào ?
*Thành phần cơ giới khác thành phần của đất như thế nào?
*Đất cát, đất thịt, đất sét có đặc điểm cơ bản gì?
- Hs trả lời 
-Gv kết luận, ghi bảng 
*Hoạt động 3.Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất 
- Gv gọi 1 Hs đọc mục II(sgk)
- Gv thông báo trị số độ pH để đánh giá độ chua, độ kiềm ...
- Gv làm thí nghiệm đo độ PH của giấy quỳ 
- Xác định độ pH của 3 lọ dung dịch
- Hs quan sát và nêu nhận xét
- Gv kết luận 
*Hoạt động 4 .Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất 
 *Đất cát, đất thịt, đất sét đất nào giữ nước tốt nhất? làm thế nào để xác định được ?
- Gv treo bảng phụ và gọi Hs đọc
* Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất đinh dưỡng của từng loại đất?
- Hs thảo luận 2 bàn/ nhóm trong 5 phút, nhận xét 
 - Gv kết luận 
*Căn cứ vào đâu để biết khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất là tốt hay không tốt ?
- Kích thước hạt
*Hoạt động 5.Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất
- Gv gọi 1 Hs đọc mục IV (sgk) 
* Độ phì nhiêu của đất là gì ?
- Hs trả lời, Gv kết luận
*Độ phì nhiêu phải có đủ những đặc điểm quan trọng nào?
*Làm thế nào để đảm bảo cho đất luôn luôn phì nhiêu?
* Ở địa phương em đất có độ phì nhiêu như thế nào ?
- Hs trả lời, Gv kết luận
 *Hoạt động 4.Tổng kết 
-Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ(sgk)
- Gv hệ thống kiến thức đã học
I.Thành phần cơ giới của đất là gì ?
- Là tỷ lệ % các loại hạt cát, hạt li mon, hạt sét trong đất 
-Tuỳ từng loại hạt có trong đất mà chia thành các loại đất, đất cát, đất sét, đất thịt
II.Độ chua, độ kiềm của đất 
- Đất có PH < 6,5 là đất chua 
- Đất có PH = 6,6-7,5 là đất trung tính
- Đất có PH > 7,5 là đất kiềm 
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất 
-Đất sét giữ nước, chất dinh dưỡng tốt 
-Đất thịt giữ nước, chất dinh dưỡng trung bình
-Đất cát giữ nước, chất dinh dưỡng kém
IV. Độ phì nhiêu của đất 
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng, đảm bảo năng suất và không độc hại 
Ghi nhớ(sgk)
4.Củng cố (4’)
 Thế nào là đất chua,đất kiềm và đất trung tính ?
5.Dặn dò (1’)
 -Yêu cầu Hs học bài cũ 
 -Chuẩn bị báo cáo thực hành, thìa nhựa, mẫu đất cho tiết thực hành sau
Tuần 3
Ngày soạn: /08/2014
Ngày giảng: /0 /2014
 Tiết 3: Bài 5:Thực hành: XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT 
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MẦU
I.MỤC TIÊU
1)Kiến thức
 - Biết cách và xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản (so màu)
2)Kỹ năng 
 - Rèn luyện tính chính xác, khoa học trong học tập 
3)Thái độ 
 - Giáo dục ý thức yêu thích môn học 
II.CHUẨN BỊ
 1)Giáo Viên + Giấy chỉ thị màu, mẫu đất, thang đo độ pH 
 + Khay men, lọ chỉ thị màu, dao nhỏ để lấy mẫu đất 
 + Bảng phụ.
 2)Học Sinh + Mẫu đất, thìa nhựa.
 + Báo cáo thực hành.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định (1’) . 
 2.Kiểm tra bài cũ (4’)
 Nêu cách xác định đất chua, đất kiềm, đất trung tính bàng thang màu pH?
 3. Bài mới. (35’)
Thời gian 
Phương pháp
Nội dung
2’
3’
25’
5’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
Đất có tính chất cơ bản nào?
- Hs trả lời ( giữ nước và chất dinh dưỡng) 
*Gv nêu vấn đề. Bằng cách nào người ta xác định được độ chua, độ kiềm của đất? Bài hôm nay chúng ta cùng thực hành. 
*Hoạt động 2. Tổ chức thực hành
- Chia nhóm 2 bàn / nhóm, nhóm trưởng, thư ký
*Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Gv phát dung cụ, báo cáo thực hành, phân chia nơi thực hành ( Tại bàn)
- Gv nhắc nhở an toàn.
- Không nói to, đi lại gây ồn mất trật tự.
- Cẩn thận khi nhỏ chất chỉ thị màu, tránh đổ nhiều, đổ ra ngoài.
- Không được làm đất rơi ra sách vở, nơi thực hành
*Hoạt động 3: Thực hành
- Gv treo bảng phụ và gọi một Hs đọc quy trình.
- Gv vừa làm mẫu, vừa thao tác, giải thích quy trình của từng bước. 
- Gv lấy mẫu đất ở mẫu đã chuẩn bị có thể tích bằng hạt ngô (đất còn ở dạng cục, không bị vụn nát )
- Đặt mẫu đất vào vị trí giữa hay gần cán thìa. 
- Hs quan sát thực hành
- Gv quan sát, uốn nắn những sai sót và nhắc an toàn cho các nhóm
- Hướng dẫn và làm mẫu, nhỏ từ từ chất chỉ thị tổng hợp vào đất đến khi ẩm và dần dần làm ướt 
*Chú ý: 
- Tay bóp ống nhỏ giọt từ từ, nếu không dung dịch sẽ ồ ạt chảy xuống mẫu đất. 
- Hs quan sát thực hành
- Gv quan sát hướng dẫn, uốn nắn những sai sót và nhắc an toàn cho các nhóm
- Hướng nghiêng của thìa để nước trong mẫu đất chảy ra ngoài, đặt thang pH chuẩn gần nước ở trong thìa để so màu nước phù hợp ở thang màu chuẩn. Đọc trị số
- Hs thực hành, Gv quan sát hướng dẫn, nhắc sai sót và an toàn cho các nhóm
- Gv hướng dẫn.
- Mỗi mẫu đất làm 3 lần, lấy được 3 trị số pH, sau đó lấy trung bình cộng 
-Mỗi HS làm 2 mẫu đất, mỗi mẫu làm 3 lần, số trung bình cộng của 3 chỉ số pH là pH của mẫu đất. 
- Ghi kết quả theo mẫu  ...  phụ, giáo án
 - Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức 
2)HS: 
 -Học bài cũ, ôn tập theo sgk 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Ổn định (1’)
2)Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gv trả báo cáo thực hành, nhận xét, rút kinh nghiệm
3)Bài mới(35’)
Thời gian
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
1’
15’
16’
3’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Để hệ thống nội dung kiến thức đã học ở phần III chăn nuôi nhằm củng cố kiến thức đại cương về kỹ thuật chăn nuôi, ôn tập kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm chúng ta cùng ôn tập 
*Hoạt động 2. Ôn tập kiến thức
*Vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi?
*Thế nào là giống vật nuôi? Điều kiện công nhận là một giống vật nuôi?
*Thế nào là sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi?
* Nêu đặc điểm của sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi?
*Nêu một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi?
*Có mấy phương pháp nhân giống vật nuôi?
*Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
*Nêu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi?
*Nêu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi?
*Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi?
*Nêu phương pháp sản suất thức ăn giàu protein, giàu gluxit?
*Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi tránh các yếu tố thời tiết như thế nào ?
*Mức độ tiếp xúc với vi trùng ?
*Vậy chuồng nuôi có tầm quan trọng như thế nào?
*Những biện pháp chính để vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi là gì?
*Vệ sinh môi trường sống cho vật nuôi phải đạt được những yêu cầu nào?
*Vệ sinh thân thể cho vật nuôi gồm những công việc nào?
*Muốn cho việc chăn nuôi đạt kết quả thì ta phải nắm được đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non
*Mục đích chăn nuôi vật nuôi vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản, vật nuôi non ?
*Vậy bệnh ở vật nuôi là gì?
*Hậu quả của bệnh gây ra đối với vật nuôi là gì?
-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ 
*Biện pháp nào để phòng bệnh cho vật nuôi ?
*Văcxin là gì?
*Văc xin được chế ra từ đâu ?
*Có mấy loại văc xin và đó là những loại gì?
*Thế nào là Văc xin nhược độc ?
*Thế nào là Văc xin chết ?
*Kháng thể là gì ?
*Miễn dịch là gì ?
- Là khả năng chống lại các loại vi trùng gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể 
*Khi bảo quản các loại vắc xin ta phải chú ý điểm gì?
*Bảo quản vắc xin thế nào cho tốt ?
*Khi con vật đang ủ bệnh thì có cần thiết tiêm vắc xin hay không ?
- Không nên tiêm 
*Khi sử dụng vắc xin ta phải chú ý những điểm gì ?
*Hoạt động 3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 
- Gv hướng dẫn trả lời câu hỏi Sgk
*Nêu tình hình rừng nước ta hiên nay? Trước tình hình đó em phải làm gì để bảo về rừng và hạn chế cháy rừng?
- Giải thích những thắc mắc của học sinh
*Hoạt động 4.Tổng kết giờ ôn tập
- Gv nhận xét giờ học 
- Gv hệ thống lại nội dung ôn tập 
I Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi
II. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
1. Giống vật nuôi
- Khái niệm về giống vật nuôi
- Sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
- Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
- Nhân giống vật nuôi
2. Thức ăn vật nuôi
- Nguồn gốc thức ăn và thành phần hóa học
- Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
- Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Sản xuất thức ăn vật nuôi
III. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
1.Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
- Tầm quan trọng của chuồng nuôi 
- Vệ sinh phòng bệnh 
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi 
- Vật nuôi non, vật nuôi sinh sản
IV.Phòng, trị bệnh cho vật nuôi 
1)Khái niệm
2) Phòng, trị bệnh 
V.Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
1)Khái niệm về vắc xin
- Văcxin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
- Có 2 loại:
+ Văc xin nhược độc
+ Văc xin chết  
2)Tác dụng của vắc xin
- Tiêm vắc xin cho vật nuôi khỏe
- Cơ thể vật nuôi sản sinh ra kháng thể
- Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
3)Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin
4)Củng cố (4’)
- Gv hệ thống kiến thức đã ôn tập 
5)Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm 
Tuần 35
Ngày soạn: /04/2014 
Ngày giảng: /0 /2014 
Tiết 52: KIỂM TRA CUỐI NĂM
 I.MỤC TIÊU
1)Kiến thức 
- Đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học sinh 
2)Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng trình bày bài kiểm tra 
3)Thái độ 
- Giáo dục ý thức làm việc có kỷ luật 
II.CHUẨN BỊ
1)GV:
- Đề bài, đáp án, biểu điểm 
2)HS: 
- Học bài cũ, đọc trước bài mới 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Ổn định (1’)
2)Kiểm tra bài cũ (không)
3)Bài mới 
A.Đề bài
Câu 1. Nêu tình hình rừng ở nước ta hiện nay?
 Trước tình hình đó em phải làm gì để bảo vệ rừng và làm thế nào để hạn chế cháy rừng?
Câu 2 . Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?
Câu 3 . Vắc xin là gì? Nêu tác dụng của vắc xin và cách sử dụng Vắc xin cho vật nuôi ? 
 Tại sao không tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ốm ?
B.Đáp án –Biểu điểm
Câu 1. (3đ’) 
- Rừng nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng
- Diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh 
- Diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng
* Hs liên hệ 
Câu 2. (3đ’)
- Yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền)
- Yếu tố bên ngoài:
+ Cơ học
+ Lí học
+ Hóa học
+ Sinh học: Kí sinh trùng và vi sinh vật gây nên
* Cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Chăm sóc chu đáo vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin cho vật nuôi 
- Không bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm 
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ 
- Khi vật nuôi bị bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y đén khám và điều trị
- Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe
Câu 3( 4đ)
- Văc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
- Văc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh
* Có hai loại văc xin:
+ Văc xin nhược độc
+ Văc xin chết 
* Tác dụng của văc xin:
- Tiêm văc xin cho vật nuôi khỏe
- Cơ thể vật nuôi sản sinh kháng thể
- Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
* Bảo quản vắc xin theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc không để vắc xin chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời, thường Vắc xin bỏa quản ở nhiệt độ lạnh
* Sử dụng vắc xin:
- Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc 
- Vắc xin đã pha phải dùng ngay 
- Thời gian tạo miễn dịch: Từ 2- 3 tuần 
* Không tiêm vắc xin cho vật nuôi ốm vì như chúng ta đã biết vắc xin được chế từ chín mầm bênh nếu cơ thể vật nuôi đang ốm có nghĩa là đang bị bệnh mà chúng ta lại lại tiêm thêm mầm bệnh vào thì rất nguy hiểm làm cho vật nuôi ốm nặng hơn
4.Củng cố (1’)
- Gv yêu cầu học sinh nộp bài 
- Gv nhận xét giờ kiểm tra 
5.Dặn dò (1’)
-Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào sản xuất
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Môn. Công nghệ 7
Năm học. 2014- 2014
A.Đề bài
Câu 1. Nêu tình hình rừng ở nước ta hiện nay?
 Trước tình hình đó em phải làm gì để bảo vệ rừng và làm thế nào để hạn chế cháy rừng?
Câu 2 . Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?
Câu 3 .Vắc xin là gì? Nêu tác dụng của vắc xin và cách sử dụng Vắc xin cho vật nuôi ? 
Tại sao không tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ốm ?
B.Đáp án –Biểu điểm
Câu 1. (3đ’) 
- Rừng nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng
- Diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh 
- Diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng
* Hs liên hệ 
Câu 2. (3đ’)
- Yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền)
- Yếu tố bên ngoài:
+ Cơ học
+ Lí học
+ Hóa học
+ Sinh học: Kí sinh trùng và vi sinh vật gây nên
* Cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi:
- Chăm sóc chu đáo vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin cho vật nuôi 
- Không bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm 
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ 
- Khi vật nuôi bị bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y đén khám và điều trị
- Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe
Câu 3( 4đ)
- Văc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
- Văc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh
* Có hai loại văc xin:
+ Văc xin nhược độc
+ Văc xin chết 
* Tác dụng của văc xin:
- Tiêm văc xin cho vật nuôi khỏe
- Cơ thể vật nuôi sản sinh kháng thể
- Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
* Bảo quản vắc xin theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc không để vắc xin chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời, thường Vắc xin bỏa quản ở nhiệt độ lạnh
* Sử dụng vắc xin:
- Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc 
- Vắc xin đã pha phải dùng ngay 
- Thời gian tạo miễn dịch . Từ 2- 3 tuần 
* Không tiêm vắc xin cho vật nuôi ốm vì như chúng ta đã biết vắc xin được chế từ chín mầm bênh nếu cơ thể vật nuôi đang ốm có nghĩa là đang bị bệnh mà chúng ta lại lại tiêm thêm mầm bệnh vào thì rất nguy hiểm làm cho vật nuôi ốm nặng hơn
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Môn. Công nghệ 7
Năm học. 2014- 2014
A.Đề 2
Câu 1. ? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn
? Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn? ở gia đình em sử dụng phương pháp nào
Câu 2 . ? Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi
Câu 3 .? Vắc xin là gì? Nêu tác dụng của vắc xin và cách sử dụng Vắc xin cho vật nuôi 
? Tại sao không tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ốm
B.Đáp án –Biểu điểm
Câu 1. (3đ’) 
- Chế biến thức ăn nhằm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại
- Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
* Có 2 phương pháp dự trữ thức ăn
+ Làm khô
+ ủ xanh
- Hs tự liên hệ thực tế
Câu 2. (3đ’)
- Yếu tố bên trong( yếu tố di truyền)
- Yếu tố bên ngoài . + Cơ học
 + Lí học
 + Hóa học
 + Sinh học . Kí sinh trùng và vi sinh vật gây nên
* Cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi
- Chăm sóc chu đáo vật nuôi
- Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin cho vật nuôi 
- Không bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm 
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ 
- Khi vật nuôi bị bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y đén khám và điều trị
- Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe
Câu 3( 4đ)
- Văc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
- Văc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh
* Có hai loại văc xin
+ Văc xin nhược độc
+ Văc xin chết 
* Tác dụng của văc xin .
- Tiêm văc xin cho vật nuôi khỏe
- Cơ thể vật nuôi sản sinh kháng thể
- Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
* Bảo quản vắc xin theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc không để vắc xin chỗ nóng và có ánh sáng mặt trời, thường Vắc xin bảo quản ở nhiệt độ lạnh
* Sử dụng vắc xin
- Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc 
- Vắc xin đã pha phải dùng ngay 
- Thời gian tạo miễn dịch . Từ 2- 3 tuần 
* Không tiêm vắc xin cho vật nuôi ốm vì như chúng ta đã biết vắc xin được chế từ chín mầm bênh nếu cơ thể vật nuôi đang ốm có nghĩa là đang bị bệnh mà chúng ta lại lại tiêm thêm mầm bệnh vào thì rất nguy hiểm làm cho vật nuôi ốm nặng hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 7.doc