Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Giúp HS nắm được phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, bằng sức nóng trực tiếp của lửa, làm chín thực phẩm trong môi trường chất béo.

 2. Kỹ năng:

 _ HS biết cách, nướng, rán, ran, xào một số món ăn

 3. Thái độ:

 _ Giúp HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

 + Giáo viên: Hình vẽ phóng to (H 3.21, 3.22, 3.23 SGK)

 + Học sinh: Vở, viết, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp

 2. Bài cũ:

 a/ Thế nào là món nấu? Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của pp này như thế nào?

 b/ Thế nào là món kho? Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của pp này như thế nào?

 3. Đặt vấn đề:

 _ Ở tiết trước chung ta đã tìm hiểu một số phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. Vậy, ngoài các phương pháp đó còn có phương pháp nào khác làm chín thực phẩm nữa không thì chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 22/01/2011
Tiết: 45 Ngày dạy: 24/01/2011
BÀI 18:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 _ Giúp HS nắm được phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, bằng sức nóng trực tiếp của lửa, làm chín thực phẩm trong môi trường chất béo.
 2. Kỹ năng:
 _ HS biết cách, nướng, rán, ran, xào một số món ăn
 3. Thái độ: 
 _ Giúp HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 + Giáo viên: Hình vẽ phóng to (H 3.21, 3.22, 3.23 SGK) 
 + Học sinh: Vở, viết, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Bài cũ: 
 a/ Thế nào là món nấu? Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của pp này như thế nào?
 b/ Thế nào là món kho? Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của pp này như thế nào?
 3. Đặt vấn đề:
 _ Ở tiết trước chung ta đã tìm hiểu một số phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. Vậy, ngoài các phương pháp đó còn có phương pháp nào khác làm chín thực phẩm nữa không thì chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
 4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
- GV: Cho HS xem (H 3.22) và một số ví dụ, phân tích dẫn đến khái niệm món nướng là gì?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm về một số món nướng (nướng thịt, nướng mực )
- GV kết luận và cho HS ghi vào vở
_ HS quan sát và phân tích
_ HS thảo luận theo nhóm
_ HS ghi vào vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
_ GV: Cho HS xem (H 3.23) và một số ví dụ, phân tích dẫn đến khái niệm món rán?
_ GV cho HS thảo luận nhóm về một số món rán 
_ HS rút ra quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món rán?
_ GV kết luận và cho HS ghi vào vở
_ GV gọi HS nêu một số món xào mà các em thường dùng trong bữa ăn.
- GV ghi lên bảng, phân tích dẫn đắt đến khái niệm.
- GV cho HS thảo luận nhóm về trạng thái, màu sắc, hương vị  của một số món xào.
_ GV yêu cầu hs tự rút ra kết luận
_ HS quan sát và lấy ví dụ
_ HS thảo luận theo nhóm
_ HS tự rút ra kết luận
_ HS ghi vào vở
_ HS nêu
_ HS lắng nghe
_ HS thảo luận theo nhóm
_ HS kết luận quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món xào
Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố
- Rang là gì ? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật ?
- Nướng là gì ? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật ?
_ Rán là gì ? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật ?
_ Phân biệt sự khác nhau giữa rán và rang
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
*Nhận xét: Tinh thần học tập của cả lớp, cho điểm vào sổ đầu bài
 * Dặn dò: Học bài và trả lời các câu hỏi trong sásh giáo khoa, chuẩn bị bài mới. 
5. GHI BẢNG
 3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:
 * Nướng: Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa., nướng 2 mặt cho đến khi vàng đều 
 Vd : Nướng thịt
 * Quy trình thực hiện(sgk)
 * Yêu cầu kỹ thuật (sgk)
4/- Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
 a/ Rán: Làm chín thực phẩm trong lượng chất béo khá nhiều, đun lữa vừa với thới gian đủ để làm chín thực phẩm
 VD: Rán chả ram, Rán cá
 * Quy trình thực hiện:(sgk)
 * Yêu cầu kỹ thuật: (sgk)
 b/ Rang: Làm chín thực phẩm trong môi trường ít chất béo, hoặc không có chất béo, với thới gian đủ để làm chín thực phẩm
 VD rang cơm , rang đậu phộng
 * Quy trình thực hiện:(sgk)
 * Yêu cầu kỹ thuật: (sgk
 c/ Xào: Làm chín thực phẩm trong môi trường vừa chất béo. Có thể kết hợp vừa thịt động vật và thưc vật
. * Quy trình thực hiện:(sgk)
 * Yêu cầu kỹ thuật: (sgk)
 - Trình bày đẹp
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 24 Ngày soạn: 22/01/2011
Tiết: 46 Ngày dạy: 25/01/2011
BÀI 18: 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (tt)
I. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
 2/Kỹ năng: 
 _ HS biết cách trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua.
 3/Thái độ: 
 _ Có thái độ học tập đúng đắn .
II. CHUẨN BỊ
 + Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
 + Học sinh: Vở, viết, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1/ Ổn định: Sĩ số lớp
 2/ Bài cũ: 
 a/ Thế nào là món nướng? Quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật?
 b/ Phân biệt sự khác nhau giữa rán và rang ?VD
 3/ Đặt vấn đề: 
 Tại sao cần phải chế biến thực phẩm, gia đình em dùng phương pháp chế biến thực phẩm nào? Ngòai các món ta đã học còn có các món nào nữa không hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu
 4. Tiến trình:
Hoạt động 1:Tìm hiểu phương pháp trộn dầu giấm
_ GV gọi HS kể một số món trộn dầu giấm.
 _ GV phân tích và đi đến khái niệm.
_ GV cho Hs thảo luận nhóm về hương vị, màu sắc, mùi vị của một số món trộn dầu giấm?
_ Lọai thực phẩm nào đươc dùng để trộn dầu giấm?
- GV nhận xét về quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật
_ Hs kể tên một số món
_ HS thảo luận nhóm
_ HS kể tên
_ HS tự rút ra kết luận và ghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp trộn hỗn hợp
_ GV gọi HS kể một số món trộn hỗn hợp
_ GV phân tích và đi đến khái niệm.
_ GV cho Hs thảo luận nhóm về hương vị, màu sắc, mùi vị của một số món trộn hỗn hợp?
_ Lọai thực phẩm nào đươc dùng để trộn hỗn hợp? 
_ GV nhận xét về quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật
_ HS kể tên
_ HS lắng nghe
_ HS thảo luận nhóm
_ HS kể tên
_ HS tự rút ra kết luận và ghi bài
Hoạt động Tìm hiểu phương pháp muối chua
_ GV gọi HS kể một số món muối chua?
 _ Có mấy cách muối chua?
 _ Lọai thực phẩm nào đươc dùng để muối chua?
_ GV phân tích và đi đến khái niệm.
_ GV cho Hs thảo luận nhóm về hương vị, màu sắc, mùi vị của một số món muối chua?
_ GV nhận xét về quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật
_ GV cho HS ghi bài
_ Hs kể tên một số món
_ HS trả lời
_ HS thảo luận nhóm
_ HS lắng nghe
_ HS ghi bài
Hoạt động 4: Vận dụng và cũng cố
- Gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk
- Thế nào là trộn dầu giấm? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật?
- Thế nào là trộn hỗn hợp? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
*Nhận xét: Tinh thần học tập của cả lớp, cho điểm vào sổ đầu bài
* Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới.
5. GHI BẢNG
II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT
 1/ Trộn dầu giấm :
 _ Là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng.
 * Quy trình thực hiện: SGK
 * Yêu cầu kỹ thuật: SGK
 2/ Trộn hỗn hợp : (gỏi hay nộm )
	Là pha trộn thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
 * Quy trình thực hiện: SGK
 * Yêu cầu kỹ thuật: SGK
 3/ Muối chua : Làm thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm
 a. Muối sổi:
	 - Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn. - Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối ( có độ mặn 20 – 25% ) đun sôi để nguội có thể cho thêm một ít đường.
	- Ngâm với giấm, nước mắm, đường, tỏi, ớt, gừng. . .
 b. Muối nén:
	- Là cách làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian dài. Muối được rải đều xen kẻ với thực phẩm và nén chặt, lượng muối chiếm 2,5 – 3% lượng thực phẩm.
 * Quy trình thực hiện Muối chua: SGK
 * Yêu cầu kỹ thuật: SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDungCN 6Tuan 24.doc