I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn trong bữa ăn
thường ngày.
2. Kỹ năng: Thay thế được các loại thức ăn trong cùng một nhóm đảm bảo cân bằng
dinh dưỡng.
3/ Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lí và vệ sinh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
II.CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: Tranh ảnh phóng to từ hình (3.11 đến 3.13) trong SGK.
+ Học sinh: Vở, viết, đọc trước bài trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
+Trình bày nguồn gốc va vai trò các lọai sinh tố?
+ Trình bày nguồn gốc va vai trò chất khóang?
+ Trình bày vai trò của chất xơ và nước?
3. Đặt vấn đề:
Chúng ta đã biết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vậy nhu cầu của cơ thể đối với các chất dinh dương như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo “CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (tt)”
Tuần: 21 Ngày soạn: 02/01/2011 Tiết: 39 Ngày dạy: 04/01/2011 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ(tt) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn trong bữa ăn thường ngày. 2. Kỹ năng: Thay thế được các loại thức ăn trong cùng một nhóm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 3/ Thái độ: Có ý thức ăn uống hợp lí và vệ sinh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. II.CHUẨN BỊ: + Giáo viên: Tranh ảnh phóng to từ hình (3.11 đến 3.13) trong SGK. + Học sinh: Vở, viết, đọc trước bài trong SGK. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ : +Trình bày nguồn gốc va vai trò các lọai sinh tố? + Trình bày nguồn gốc va vai trò chất khóang? + Trình bày vai trò của chất xơ và nước? 3. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vậy nhu cầu của cơ thể đối với các chất dinh dương như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo “CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (tt)” 4.Tiến trình: HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu chất đạm - GV cho HS thảo luận theo nhóm: + Dựa vào (hình 3.1) em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé ? + Em bé đó đang mắc bệnh gì ? Nguyên nhân? - Thiếu chất đạm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em thông qua tình huống này? + Thừa chất đạm có tác hại gì ? - GV kết luận cho học sinh ghi vào vở - HS thảo luận nhóm - HS quan sát trả lời - HS trả lời - Thiếuchất đạm:bị suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn, trí tuệ phát triển kém. - Thừa chất đạm: bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. - HS ghi bài Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu chất Đường, bột - GV cho học sinh thảo luận theo nhóm? + Em sẽ khuyên cậu bé ở hình 3.12 như thế nào để cậu ấy gầy bớt đi ? + Sau đó GV và HS cùng làm việc để nêu tác hại gì của chất đường bột? GV kết luận cho học sinh ghi vào vở - Học sinh thảo luận theo nhóm - HS trả lời - Thiếu chất đường bột: Bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. - Thừa chất đường bột: Gây béo phì Hoạt động 3:Tìm hiểu nhu cầu chất béo - GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm: - Em ăn quá nhiều hoặc ít chất béo cơ thể em có được bình thường không? GV kết luận và cho học sinh ghi vào vở - Từng nhóm thảo luận - HS trả lời - HS ghi bài Hoạt động 4: Vận dụng và cũng cố - GV cho HS đọc phần ghi nhớ - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể như thế nào ? - GV cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nhận xét: Tinh thần học tập của cả lớp , cho điểm vào sổ đầu bàì - Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới. 5.GHI BẢNG III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1/ Chất đạm: a/ Thiếu chất đạm:bị suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn, trí tuệ phát triển kém. b/ Thừa chất đạm: bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. 2/ Chất đường bột: a/ Thiếu chất đường bột: Bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. b/ Thừa chất đường bột: Gây béo phì 3/ Chất béo: a/ Thiếu chất béo: Cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói. b/ Thừa chất béo: Cơ thể béo phệ. * Ngoài ra, các chất sinh tố, khoáng, nước, chất xơ cần được quan tâm và sử dụng đầy đủ nên ăn nhiều rau quả, củ. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 21 Ngày soạn: 02/01/2011 Tiết: 40 Ngày dạy: 04/01/2011 BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _ Giúp HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.Kỹ năng: _ Cách bảo đảm an toàn thực phẩm ở gia đình., cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm 3. Thái độ: _ Ý thức về vệ sinh an tòan thực phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn II. CHUẨN BỊ: + Giáo viên: _ Hình vẽ phóng to (3.14) (3.15) + Học sinh: _ Vở, viết, SGK Xem trước bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Bài cũ: a. Thừa hoặc thiếu chất đạm ảnh hưởng gì đến cơ thể ? b. Thừa hoặc thiếu chất béo ảnh hưởng gì đến cơ thể ? 3. Đặt vấn đề: _ Hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm dang là mối đe doạ đối với sức khoẻ của con người vì vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay “Vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM”. 4. Tiến trình: HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? - GV yêu cầu 1 em đọc thông tin trong SGK _ Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? _ Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao? + So sánh nhiễm trùng – nhiễm độc. _ GV và HS cùng làm việc trên cơ sở hiểu biết thực tế và kinh nghiệm cá nhân để đi đến kết luận. _ GV kết luận cho học sinh ghi vào vở _ HS đọc _ HS trả lời theo sự hiểu biết _ HS nêu _ HS ghi vào vở Hoạt động 2:tìm hiểu Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn - GV cho học sinh xem hình (3.14) để HS tìm hiểu? - GV phân tích để HS ghi vào vở ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn -vi khuẩn bị tiêu diệt. -vi khuẩn không hoạt động nhưng không chết. _ Vi khuẩn họat động mạnh. _ GV kết luận và cho hs ghi bài vào vở _ HS quan sát HS lắng nghe và ghi vào vở + (100 – 1150 C) + (50 –800 C); và (-20à -100 C) + (0 – 370 C) _ HS ghi bài Hoạt động 3 Tìm hiểu biện pháp phòng chống nhiễm khuẫn tại nhà GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm: - Dựa vào (H 3.15) cho biết các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà ? _ GV kết luận và cho học sinh ghi vào vở. _ HS thảo luận theo nhóm _ HS trả lời _ HS ghi bài Hoạt động 3: Vận dụng và cũng cố - Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? - Anh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn? - Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà? - GV cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà Nhận xét: Tinh thần học tập của cả lớp, cho điểm vào sổ đầu bàì Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo của bài. 5. GHI BẢNG I. VỆ SINH THỰC PHẨM 1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? - Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm - Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm - Khi ăn thức ăn nhiễm độc hay nhiểm trùng gọi là ngộ độc thức ăn 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn: + 1000 C – 1150 C vi khuẩn bị tiêu diệt. + (+ 500 C – 800 C ) và ở (- 200 C à -100 C )vi khuẩn không hoạt động nhưng không chết. + 00 C – 370 C vi khuẩn họat động mạnh. + -200 C -> -100 C vi khuẩn không sinh nở nhưng không chết. 3. Biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn tại nhà - Rữa tay trước bữa ăn - Vệ sinh nhà bếp - Rữa kỹ thực phẩm - Nấu chín thực phẩm - Đậy thức ăn cẩn thận - Bảo quản thực phẩm chu đáo. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: