Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 12-35

Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 12-35

 A . Mục tiêu bài học :

 - HS củng cố khái quát kết quả đánh giá quá trình học tập của HS sau một học kì .

 - Rèn kĩ năng vận dụng thực hành

- GD cho HS ý thức tự giác học tập, làm bài kiểm tra.

 B . Chuẩn bị :

* Giáo viên : phương pháp giảng dạy ,đề bài , đáp án

* Học sinh : Đồ dùng học tập

C . Tiến trình bài giảng :

1 . Tổ chức : 6A :

2 . Kiểm tra : Không

3 . Bài mới :

 

doc 88 trang Người đăng vanady Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 12-35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Tuần 12 
Soạn ngày: 
Giảng ngày:
Bài 10: giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
A. Mục tiêu bài học :
- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp.
- Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống gia đình.
- Kỹ năng: Rèn luyện ý thức lao động có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.
B.Chuẩn bị :
- GV:Phương pháp giảng dạy , SGK,tài liệu tham khảo: Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
- HS : SGK , đồ dùng học tập
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
* GV kiểm tra vở ghi của HS
3 . Bài mới:
Họat động 1
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.8 và hình 2.9.
( ? ) Em có nhận xét gì về hai hình vẽ trên?
( Hình 2.8 ngoài sân quang đãng cây cảnh đẹp mắt, trong nhà dép guốc, chăn màm bàn ghế sách vở gọn gàng)
( Hình 2.9 ngoài sân bừa bãi trong phòng lộn xộn.)
( HS nhận xét – GV nhận xét , bổ xung )
( ? ) Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ?
Hoạt động 2
GV: Cho học sinh đọc nội dung mục 1 SGK trang 41
( ? ) Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp có ý nghĩa như thế nào?
( ? ) Trong gia đình ai thường làm công việc nội trợ?
( Mẹ, Chị, Bà )
( ? )Nêu những sinh hoạt cần thiết trong gia đình?
( ? ) Em hãy nêu công việc thường làm hàng ngày của em?
( HS trả lời – GV nhận xét ,kết luận )
( ? ) Tại sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
( ? ) Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên ?
I. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống sạch đẹp, khẳng định sự chăm sóc và giữ gìn bằng bàn tay con người.
- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp giúp ta luôn có ý thức, mọi người nhìn ta với con mắt trân trọng yêu quý và thiện cảm.
II.Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
1.Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Làm cho ngôi nhà đẹp đẽ ấm cúng.
- Bảo đảm sức khoẻ.
- Tiết kiệm được thời gian sức lực trong gia đình.
2.Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
a.Cần có nếp sống sinh hoạt như thế nào?
- Cần phải vệ sinh cá nhân gấp chăn gối gọn gàng để các vận dụng đúng nơi quy định.
b. Cần làm những công việc gì?
- Hàng ngày: Quét nhà, lau nhà dọn dẹp đồ đạc cá nhân gia đình làm sạch khu bếp, khu vệ sinh.
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
- Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả hơn.
Hoạt động 3:Củng cố:
1 . Nêu những công việc cần làm để giữ nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
2 . Đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 4 :Hướng dẫn HS về nhà
1 . Học thuộc vở ghi, trả lời câu hỏi SGK
2 . Tập sắp xếp đồ đạc trong gia đình.
3 . Chuẩn bị bài sau:
- Một số ảnh về nhà ở có trang trí
- Đọc và chuẩn bị trước bài 11.
Tiết 24Tuần 12 
Soạn ngày: 
Giảng ngày:
Bài 11: trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
A . Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh hiểu được mục đích của việc trang trí nhà ở.
- Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm nhà cửa trong trang trí nhà ở.
- Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí nhà ở
- Kỹ năng: Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của mình.
B .Chuẩn bị:
- GV:Phương pháp giảng dạy, SGK, tư liệu tham khảo :ảnh nhà ở có trang trí
- HS: SGK ,Đồ dùng học tập.
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A:
2.Kiểm tra bài cũ:
* Em hãy nêu những việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
 Hoạt động 1
GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh.
( ? ) Nêu công dụng của tranh ảnh ?
 ( Có giá trị nghệ thuật )
( ? ) Tranh được treo ở khu vực nào trong nhà?
GV: ở khu vực sinh hoạt chung nên trang trí những loại tranh nào?
( HS trả lời- GV nhận xét bổ xung )
( ? ) Em hãy kể tên các loại tranh ảnh và nêu màu sắc của tranh?
 ( HS trả lời – GV nhận xét )
GV: Cho học sinh quan sát hình 2.11 về cách treo tranh.
( ? ) Nêu một số cách treo tranh ảnh.
Hoạt động 2:
( ? ) Em hãy nêu công dụng của gương?
GV: Cho học sinh quan sát ví trí treo gương hình 2.12.
 ( ? ) Nên treo gương như thế nào ?
I. Tranh ảnh.
1.Công dụng.
- Tranh ảnh thường dùng để trang trí nhà cửa làm đẹp cho căn nhà, tạo sự vui tươi đầm ấm, thoải mái.
2.Cách chọn tranh ảnh.
a. Nội dung của tranh ảnh.
- Lựa chọn tranh ảnh tuỳ thuộc vào ý thích chủ nhân và điều kiện kinh tế gia đình.
b. Màu sắc của tranh ảnh.
- Tranh phong cảnh màu sắc rực rỡ sáng sủa.
c. Kích thước tranh ảnh phải cân xứng hài hoà.
- Tranh to không nên treo ở khoảng tường nhỏ và ngược lại
3.Cách trang trí tranh ảnh.
- Tranh ảnh được lựa chin và treo hợp lý làm cho căn phòng đẹp đẽ, ấm cúng tạo sự vui tươi thoải mái êm dịu.
II. Gương.
1.Công dụng:
- Gương dùng để trang trí làm cho căn phòng sạch sẽ sáng sủa.
2.Cách treo gương.
- Gương treo trên tường phải to tạo cảm giác sâu cho căn phòng
- Treo gương trên bàn làm việc tạo cảm giác ấm cúng tiện sử dụng.
Hoạt động 3: Củng cố:
1 . Trang trí nhà ở có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? 
2 . Quan sát một số cách treo gương và tranh ảnh qua một số tư liệu tham khảo .
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS về nhà 
1 . Ghi chép nghe giảng trên lớp.
2 . Trả lời câu hỏi SGK, Tự trang trí nhà ở của mình.
3 . Một số ảnh đẹp về phòng ở.
4 . Đọc và chuẩn bị phần III, IV SGK.	
Tiết 25Tuần13 
Soạn ngày: 
Giảng ngày: 
Bài 11: trang trí nhà ở bằng một số đồ vật 
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh hiểu được mục đích của việc trang trí nhà ở.
- Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm nhà cửa trong trang trí nhà ở.
- Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí nhà ở
- Kỹ năng: Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp của mình.
B .Chuẩn bị:
- GV: Phương pháp giảng dạy ,SGK, tư liệu tham khảo : ảnh nhà ở có trang trí
- HS: SGK , đồ dùng học tập . 
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A
2.Kiểm tra bài cũ:
* Em hãy nêu công dụng của gương và tranh ảnh?
3 . Bài mới
Hoạt động 1
( ? ) Em hãy nêu những hiểu biết của em về rèm cửa?
( HS trả lời – GV nhận xét bổ sung )
( ? ) Rèm cửa có công dụng như thế nào ?
( ? ) Chọn vải may rèm cần chú ý những vấn đề gì?
( Màu sắc chất liệu )
( ? )Cần chọn màu sắc và chất liệu vải như thế nào?
(HS trả lời – Gv bổ sung nhận xét)
Hoạt động 2
( ? ) Mành có công dụng gì đối với đời sống con người?
( ? ) Em hãy nêu một số loại mành thường dùng ở địa phương em?
( HS trả lời – GV nhận xét bổ xung )
III. Rèm cửa.
1.Công dụng:
- Rèm cửa tạo vẻ dâm mát che khuất và tăng vẻ đẹp cho khu nhà.
- Tác dụng: Cách nhiệt giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
2.Chọn vải may rèm.
a.Màu sắc cần hài hoà, hợp với màu tường, màu cửa và các đồ vật trong phòng và phụ thuộc vào sở thích cá nhân.
b. Chất liệu: Mềm, tạo được trạng thái tự nhiên.
- Trạng thái tĩnh: Có độ rủ
- Trạng thái động:Kéo rèm mềm mại rễ kéo, rễ định hình.
IV.Mành.
1.Công dụng:
- Che bớt nắng, gió, che khuất làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng
2.Các loại mành.
- Mành có nhiều loại và làm bằng các chất liệu khác nhau, phù hợp với tính năng người sử dụng.
- Trúc, tre, nứa tre bớt nắng gió.
- Treo cửa ban công nối tiếp các phòng.
- Chọn chất liệu vốn chịu được tác động của môi trường.
Hoạt động 3.Củng cố:
1 . Nêu vai trò của rèm cửa và mành trong việc trang trí nhà ở ?
2 . Đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 2/:
1 . Học ghi chép nghe giảng trên lớp.
2 . Ghi nhớ SGK 
3 . Trả lời câu hỏi cuối bài SGK .
4 . Đọc – chuẩn bị bài 12 : “ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa ”	 
Tiết 26Tuần: 13 
Soạn ngày: 
Giảng ngày:
Bài 12: trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh hiểu được ý nghĩa cảu cây cảnh, hoa, trang trí nhà ở, một số hoa cây cảnh dùng trong trang trí.
- Biết lựa chọn được hoa, cây cảnh phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình đạt yêu cầu thẩm mỹ.
- Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
B.Chuẩn bị 
- GV: Phương pháp giảng dạy ,SGK, tư liệu tham khảo : ảnh một số cây cảnh và hoa..
- HS: SGK , đồ dùng học tập . 
 C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A:
2.Kiểm tra bài cũ:
* Khi chọn may rèm cần chú ý đến những đặc điểm gì?
Hoạt động 1 :
GV: Cho học sinh quan sát một số chậu hoa, cây cảnh.
(?) Cây cảnh, hoa có ý nghĩa như thế nào trong trang trí nhà ở?
( ? ) Em hãy giải thích tại sao cây xanh làm sạch không khí?
(?) Việc trồng cây cảnh, cắm hoa có ích lợi gì?
GV: Nhà em có trồng hoa và cây cảnh không?
 (HS: Trả lời.)
Hoạt động 2 : 
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình2.14
(?) Em hãy kể tên một số loại cây cảnh thông dụng?
.
(?) Các loại cây cảnh có đặc điểm gì?
( Ra hoa.)
(?) Theo em những vị trí nào trong nhà thường được trang trí cây cảnh?
 ( HS trả lời - GV bổ sung nhận xét)
(?) Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh? Chăm sóc cây cảnh như thế nào ?
I.ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở.
- Làm tăng vẻ đẹp của nhà ở.
- Bổ sung cho môi trường bên trong làm cho không khí trong lành.
- Cây xanh hút khí các boníc nhả khí oxi làm sạch không khí.
- Trồng cây cảnh, cắm hoa, đem lại niềm vui thư giãn cho con người sau giờ lao động học tập mệt mỏi- Trồng hoa cây cảnh đem lại thu nhập cho con người.
II.Một số cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở.
1.Cây cảnh:
a. Một số loại cây cảnh thông dụng.
- Cây lan, ngọc điểm
- Cây buồm trắng.
- Cây phát tài, cây lưỡi hổ
- Cây có hoa, cây chỉ có lá, cây leo cho bóng mát.
b. Vị trí trang trí cây cảnh.
- Cây cảnh thường được trang trí ngoài sân, hành lang, trong phòng.
- Ngoài nhà cây cảnh đặt ở cửa, bờ tường.
- Trong nhà: Cây cảnh đặt ở góc nhà phía ngoài cửa ra vào, cửa sổ.
c. Chăm sóc cây cảnh.
- Chăm sóc cây cảnh giúp cây phát triển tốt, giúp cho con người thư giãn.
- Chăm sóc: Tưới nước, bón phân, đưa ra ngoài thay đổi không khí.
Hoạt động 3 :Củng cố:
1 . Có nên đặt cây cảnh trong phòng ngủ không tại sao?
2 . Kể tên các loại cây cảnh và hoa mà em biết ?	
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
1 . Học ghi chép nghe giảng trên lớp.
2 . Ghi nhớ SGK .
3 . Trả lời câu hỏi cuối bài SGK.
4 . Đọc chuẩn bị bài 12 mục2 SGK .
Tiết 27Tuần 14 
Soạn ngày: 
Giảng ngày:
Bài 12: trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa 
A .Mục tiêu bài học ?
- Kiến thức: Sau khi học song, học sinh hiểu được ý nghĩa cảu cây cảnh, hoa, trang trí nhà ở, một số hoa cây cảnh dùng trong trang trí.
- Biết lựa chọn được hoa, cây cảnh phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình đạt yêu cầu thẩm mỹ.
- Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
B.Chuẩn bị 
- GV: Phương pháp giảng dạy ,SGK, tư liệu tham khảo : ảnh một số cây cảnh và hoa..
- HS: SGK , đồ dùng học tập . 
 C. Tiến ...  trong gia đỡnh”
Tiết 67 Tuần 34 
Soạn ngày: 
Giảng ngày
Bài 27: THỰC HÀNH : bài tập tình huống về thu
chi trong gia đình
A Mục tiêu bài học : 
- Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh nắm được:
- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
B.Chuẩn bị 
 - GV: SGK, Phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập : Tranh ảnh sơ đồ về cỏc tỡnh huống thu chi trong gia đỡnh...
- HS: SGK ,đồ dùng học tập .
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A :...................................................................
2.Kiểm tra bài cũ.;
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới	 
Hoạt động 1: 
GV: Yêu cầu học sinh thực hành với từng nội dung.
GV: Phân công cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố.
+ Nhóm 2.Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn.
+ Nhóm 3: Cân đối thu chi cho gia đình em với mức thu nhập 1 tháng.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng nội dung.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
GV: Nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK tính tổng thu nhập gia đình trong một tháng.
GV: Hướng dẫn học sinh tính tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm.
HS: Thực hiện tính tổng thu nhập trong 1 năm dưới sự chỉ bảo của giáo viên.
I. Xác định thu nhập của gia đình.
Bước 1: Phân công bài tập thực hành.
Bước 2: Thực hành theo từng nội dung.
Bước 3: Trình bày kết quả.
Bước 4: Nhận xét.
Bài tập TH.
a) Gia đình em có 6 người sống ở thành phố. ông nội làm ở cơ quan nhà nước mức lương tháng là 900000 đồng. Bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350000 đồng trên một tháng.
- Bố là công nhân ở một nhà máy mức lương tháng là 1000000 đồng mẹ là giáo viên mức lương tháng là: 800000 đồng. Chị gái học THPT và em học lớp 6.Em hãy tính tổng thu nhập trong 1 tháng.
b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại mang ra chợ bán với giá: 2000đồng /Kg.
Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là. 1000000đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
Hoạt động 2 : Củng cố 
* GV Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh; đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS về nhà 
	1 . Về nhà Xem lại bài thực hành và làm tiếp bài thực hành	
2 . Đọc và xem trước phần II và III SGK.
****************************************************************************
Tiết 68 Tuần 34 
Soạn ngày: 
Giảng ngày
Bài 27: THỰC HÀNH : bài tập tình huống về thu
chi trong gia đình
A Mục tiêu bài học : 
* Thông qua bài học, học sinh nắm được:
- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
B.Chuẩn bị 
 - GV: SGK, Phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập : Tranh ảnh sơ đồ về cỏc tỡnh huống thu chi trong gia đỡnh...
- HS: SGK ,đồ dùng học tập .
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A :...................................................................
2.Kiểm tra bài cũ.;
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới	 
Hoạt động 1:
 GV: cho học sinh tính toán các khoản thu nhập trong một tháng và một năm của mỗi gia đình rồi dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính các khoản chi tiêu của mỗi gia đình trong một tháng rồi tính ra năm. 
- Như chi cho ăn, mặc...
- Học tập
- Chi cho đi lại
- Chi cho vui trơi, giải trí..
HS: Thực hiện tính các khoản chi dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn học sinh cách tính cân đối thu, chi theo các ý a,b,c.
HS: Thực hiện dưới sự giám sát chỉ bảo của giáo viên.
GV: Nhận xét bài thực hành
II. Xác định chi tiêu của gia đình.
- Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, giày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình.
- Chi cho học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí...
- Chi cho việc đi lại: Tàu xe, xăng..
- Chi cho vui chơi...
- Chi cho đám hiếu hỉ...
III. Cân đối thu – chi.
Bài tập.
 a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 2000000 đồng ( ở thành phố) và 800000 đồng ( ở nông thôn) Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100000đồng. 
Hoạt động 2 : Củng cố 
* GV Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh; đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS về nhà 
	1 . Về nhà Xem lại bài thực hành và làm tiếp bài thực hành	
2 . Đọc và chuẩn bị cho giờ ụn tập chương IV
*****************************************************************************
Tiết 69 Tuần 35
Soạn ngày: 
Giảng ngày
ôn tập CHƯƠNG IV
A . Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: Thông qua phần ôn tập, học sinh nhớ lại các phần nội dung đã được học trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.
- Nắm vững kiến thức thu, chi và nấu ăn trong gia đình
- Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống.
B.Chuẩn bị 
 - GV: SGK, Phương pháp giảng dạy, tư liệu học tập : Tranh ảnh sơ đồ về cỏc tỡnh huống thu chi trong gia đỡnh...
- HS: SGK ,đồ dùng học tập .
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 6A :...................................................................
2.Kiểm tra bài cũ.;
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới	 
GV: Phân công học sinh ôn tập.
Mỗi tổ 4 học sinh được phân 2 câu tương ứng với số thư tự ở chương III và chương IV.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
GV: Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK
HS: Trình bày khái niệm.
GV: Có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ phải biết cân đối thu chi.
GV: Nhận xét đánh giá cho điểm từng nhóm.
4. Củng cố.
- Nhận xét đánh giá giờ ôn tập
GV: gợi ý HS trả lời một số câu hỏi 
? Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
? Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em.s 
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất khoáng
- Chất xơ
+ Thực phẩm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
II. Thu nhập của gia đình
1.Thu nhập của gia đình.
2.Các hình thức thu nhập
3.Chi tiêu trong gia đình
4.Các khoản chi tiêu trong gia đình
5.Cân đối thu chi trong gia đình 
Hoạt động 2 : Củng cố 
1 .Thu nhập của gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
 2 . Hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS về nhà 
* ễn tập kĩ chuẩn bị cho giờ kiểm tra học kỡ II
Tiết 70 Tuần 35
Soạn :
Giảng :
KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC
 A . Mục tiêu bài học :
 - HS củng cố khái quát kết quả đánh giá quá trình học tập của HS sau một học kì .
 - Rèn kĩ năng vận dụng thực hành 
- GD cho HS ý thức tự giác học tập, làm bài kiểm tra.
 B . Chuẩn bị :
* Giáo viên : phương pháp giảng dạy ,đề bài , đáp án
* Học sinh : Đồ dùng học tập 
C . Tiến trình bài giảng :
1 . Tổ chức : 6A : 
2 . Kiểm tra : Không
3 . Bài mới :
 * GV phỏt đề cho HS .
 * Đỏp ỏn .
Phần I ( Trắc nghiệm – 3 đ )
Cõu 1 :
 Em hãy hoàn thành các câu sau đây bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ trống ( Chất đạm , Vitamin , chất sơ , tinh bột , thực vật , đun sôi , phát triển , ấm áp , củ , tim mạch , béo phì , C, năng lượng , động vật , mỡ ) :
1 . Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể
2 . Một số nguồn chất đạm từ.. là thịt, cá, trứng, gia cầm.
3 . . được cơ thể hấp thụ và cơ thể dưới dạng axít amin.
4 . Chất đạm dư thừa được tích trữ dưới dạng.trong cơ thể.
5 . Đường và  là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột.
6 . Ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta
7. Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và
8 . Mỡ được tích dưới da sẽ giúp cho cơ thể	
9 . Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh..
10 . Đa số rau sống đều có chứa, nước, . và muối khoáng.
Cõu 2 ( 1 đ ):
 Hóy chọn một nội dung ở cột A sao cho phự hợp với cột B .
A
B
1
Người lao động cú thể tăng thu nhập bằng cỏch .
1
Lương hưu , lói tiết kiệm .
2
Thu nhập của người nghỉ hưu là .
2
Gúp phần tăng thu nhập gia đỡnh .
3
Làm cỏc cụng việc nội trợ giỳp dỡ gia đỡnh cũng là 
3
Làm kinh tế phụ để tăng thờm thu nhập .
4
Người nghỉ hưu , ngoài lương hưu cú thể 
4
Làm thờm giờ , tăng năng xuất lao động .
5
Những thu nhập bằng hiện vật cú thể sử dụng trực tiếp cho 
Phần II ( Tự luận – 6đ )
 Cõu 1 : 
 Em hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày? so sánh sự khác nhau giữa xào và rán, luộc và nấu?
Cõu 2 : 
 Trỡnh bày cỏc nguyờn tắc xõy dựng thực đơn ? 
Cõu 3 : Thu nhập của gia đình là gì ?
 Phần I (Trắc nghiệm : 4 ,0 đ) 
 Cõu 1 :
 Mỗi ý đúng được 0,25 đ- Câu 10 được 0,75 đ
1 . Phát triển . 2 . Động vật . 3 . Năng lượng .
4 . Mỡ . 5 . Tinh bột . 6 .béo phì .
7 . Thực vật . 8 . ấm áp . 9 . Tim mạch .
10 . chất xơ , Vitamin .
Cõu 2 :
 Mỗi ý đỳng được 0,25 đ 
A1 – B4 ; A2 – B1 ; A3 – B2 ; A4 – B3 
Phần II ( Tự luận – 6đ )
 Cõu 1 : 
 * Các phương pháp làm chín thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày : ( 1 đ) 
- Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước ( Luộc, nấu, kho).
- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước ( Hấp ).
- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa ( Nướng ).
- Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo ( Rang, xào, rán ).
 *Sự khác nhau giữa xào và rán. ( 1,5 đ)
- Xào: Là đảo đi đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ chín TP, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.
 * Sự khác nhau giữa luộc và nấu. ( 1 ,5đ)
- Luộc: TP chín trong môi trường nhiều nước với thời giam vừa đủ để thực phẩm chín. 
- Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.	
Cõu 2 :
* Nguyờn tắc xõy dựng thực đơn : ( 1 đ)
 - . Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
 - Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
 - Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
Cõu 3 :
 Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.( 1đ)
4 . Củng cố :
* GV thu bài , nhận xột giờ làm bài .
5 . Hướng dẫn HS về nhà 
* ễn tập hệ thống lại kiến thức đó học từ đầu năm , chuẩn bị nghỉ hố .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 6 moi.doc