I - Mục tiêu:
- Thông qua bài thực hành,HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản .
- HS áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản một cách cẩn thận và khéo léo.
II - Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh phóng to H1.14, bảng 4-SGK; bìa, kim khâu len, len mầu. Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu để làm mẫu.
- Học sinh: Chuẩn bị 1 miếng vải 10 x 15 cm, kim, chỉ thêu, kéo.
2. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, luyện tập và thực hành.
III – Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra đồ dùng (1)
Ngày soạn : 15/9/09 Ngày giảng : 17/9/09 Tiết 9 Cắt khâu một số sản phẩm Bài 5: THực hành ôn một số mũi khâu cơ bản I - Mục tiêu: - Thông qua bài thực hành,HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản . - HS áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản một cách cẩn thận và khéo léo. II - Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh phóng to H1.14, bảng 4-SGK; bìa, kim khâu len, len mầu. Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu để làm mẫu. - Học sinh: Chuẩn bị 1 miếng vải 10 x 15 cm, kim, chỉ thêu, kéo. 2. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp, luyện tập và thực hành. III – Các hoạt động dạy học 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra đồ dùng (1’) 3. Bài mới. hoạt động 1 Tìm hiểu cách khâu mũi thường. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV treo tranh vẽ H1.14 và giới thiệu: + Khâu mũi thường là cách khâu dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau. Nhìn ở mặt phải và mặt trái giống nhau. - Khâu mũi thương, thường đuợc sử dụng ở đâu? - GV nhắc lại các thao tác khâu và thao tác mẫu trên bìa bằng len , kim khâu len. - HS quan sát rồi đọc lại thứ tự các bước khâu(SGK/27). - GV lưu ý:Sau khi khâu xong đường khâu thường ta thấy các mũi chỉ khâu cách nhau 3 canh sợi vải(hoặ 1mm) tạo thành một đường thẳng. - HS thực hành trong 6 phút. - HS theo dõi. + Mũi khâu thường được sử dụng trong may nối, khâu vá quần áo hoặc khi cần khâu lược. -HS đọc lại các bước khâu. - HS thực hành. 1. Khâu mũi thường - Cách khâu: (SGK /27) Thực hành: Hoạt động 2 Tìm hiểu cách khâu mũi đột mau. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV treo tranh vẽ H1.15 và giới thiệu: + Khâu đột là 1 phương pháp khâu mà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách “ lùi 2 bước, tiến 1 bước”. + Mũi đột mau có các mũi khâu như thế nào? + Mũi đột mau thường được dùng khi may nối mạng hoặc may viền bọc mép,... - GV nhắc lại các thao tác khâu và thao tác mẫu trên bìa bằng len , kim khâu len. + GV lưu ý: Sau khi hoàn chỉnh đường khâu nhìn ở mặt phải vải các mũi chỉ nối tiếp nhau như đường may máy. - HS thực hành với thời gian 10 phút. - GV bao quát và uốn nắn những động tác sai của HS. - HS theo dõi + Mũi đột mau có các mũi khâu liền nhau, bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi thường. - HS quan sát rồi đọc lại thứ tự các bước khâu(SGK/27). 2. Khâu mũi đột mau. - Cách khâu : (SGK/27) - Thực hành: hoạt động 3 Tìm hiểu cách khâu vắt. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV treo tranh vẽ H1.16 và giới thiệu: + Cách khâu và làm thao tác mẫu cho HS quan sát : + GV lưu ý: Sau khi hoàn chỉnh đường khâu ở mặt phải vải nổi lên những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều nhau(H1.16c) - HS quan sát + HS đọc lại thứ tự các bước khâu SGK/28. 3, Khâu vắt: - Cách khâu : (SGK/28) - Thực hành : Hoạt động 4 Nhận xét và đánh giá giờ học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng * Nhận xét: - GV nhận xét buổi TH, ý thức, thái độ làm việc của HS. + Việc chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật để thực hành. * Đánh giá: GV chọn một số bài khâu đúng kỹ thuật, đẹp và một số bài khâu chưa đúng kỹ thuật để rút kinh nghiệm * Hướng dẫn về nhà:(3 ph) - Khâu lại mũi khâu cơ bản. - HS đọc và đồ dung bài 6, - HS theo dõi và rút ra bài học cho bản thân
Tài liệu đính kèm: