Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 5-9 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 5-9 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

Biết được ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn vải , kiểu may đến vóc dáng người mặc.

 2. Kỹ năng:

Biết lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đmả bảo yêu cầu thẩm mỹ.

 3. Thái độ:

Có ý thức lựa chọn trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.

- Soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của HS:

Học bài cũ và nghiên cứu bài mới.

III. Phương pháp dạy học:

V. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi:

 1. Trang phục là gì?

 2. Nêu các cách phân loại trang phục và chức năng của trang phục.

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Con người sinh ra không phải ai cũng vẹn toàn hoàn mỹ về vóc dáng, nhưng nếu chúng ta biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với mình thì những khiếm khuyết đó sẽ bị che khuất đi. Vậy phải lựa chọn trang phục như thế nào ta sang tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.

 

doc 15 trang Người đăng vanady Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 5-9 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: 	 	Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (tt)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
Biết được ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn vải , kiểu may đến vóc dáng người mặc.
 2. Kỹ năng:
Biết lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đmả bảo yêu cầu thẩm mỹ.
 3. Thái độ:
Có ý thức lựa chọn trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.
- Soạn giáo án.
 2. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ và nghiên cứu bài mới.
III. Phương pháp dạy học:
V. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi:	
	 1. Trang phục là gì?
	 2. Nêu các cách phân loại trang phục và chức năng của trang phục.
 3. Bài mới:
	Giới thiệu bài: Con người sinh ra không phải ai cũng vẹn toàn hoàn mỹ về vóc dáng, nhưng nếu chúng ta biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với mình thì những khiếm khuyết đó sẽ bị che khuất đi. Vậy phải lựa chọn trang phục như thế nào ta sang tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể
- Nêu vấn đề: khi nói đến vóc dáng là nói đến tầm vóc và hình dáng con người. Mỗi người có một vóc dáng khác nhau như thấp, cao, gầy, bé. Vì vậy chúng ta cần phải biết cách lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng. Mục đích của việc lựa chọn này là gì?
a/ Lựa chọn vải:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bảng 2 ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn của vải đến vóc dáng người mặc.
+ Hình a: tạo cảm giác gầy đi, cao lên (áo màu tối, sọc dọc).
+ Hình b: tạo cảm giác gầy đi, cao lên (áo màu tối, hoa nhỏ)
+ Hình c: tạo cảm giác béo ra, thấp xuống (áo màu sáng)
+ Hình d: tạo cảm giác béo ra, thấp xuống (áo màu sáng, sọc ngang)
- Ghi bảng
b/ Lựa chọn kiểu may:
- Yêu cầu HS đọc bảng 3 ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.6 nhận xét ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc.
+ Hình a, b: tạo cảm giác gầy đi, cao lên.
+ Hình c,d: tạo cảm giác béo ra, thấp xuống.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.7 nêu ý kiến của mình về cách lựa chọn vải may mặc cho từng dáng người.
+ Người cân đối: thích hợp với nhiều loại trang phục, chú ý chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
+ Người cao, gầy: chọn cách mặt tạo cảm giác đỡ cao, đỡ gầy, có vẻ béo ra: vải màu sáng, hoa to, chất liệu vải thô xốp, kiểu tay bồng.
+ Người thấp, bé: vải màu sáng, may vừa người tạo dáng cân đối hơi béo ra.
+ Người béo, lùn: vải trơn, màu tối hoặc hoa nhỏ, vải kẻ sọc, kiểu may có đường nét dọc.
- Ghi bảng theo bảng 3
- Trả lời: nhằm che khuất khiếm khuyết và tôn lên vẻ đẹp của mình.
- Đọc bảng 2
- Nhận xét.
- Ghi bài
- Đọc bảng 3.
- Nhận xét.
- Nêu nhận xét.
- Ghi bài
II. Lựa chọn trang phục:
1. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể:
a/ Lựa chọn vải:
Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc (bảng 2)
b/ Lựa chọn kiểu may:
Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc (bảng 3)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi
-Đặt vấn đề: Vì sao phải chọn vải may mặc và kiểu may phù hợp với lứa tuổi?
- Yêu cầu HS trả lời theo hiểu biết của mình về sự cần thiết và cách chọn vải may mặc cho 3 lứa tuổi: sơ sinh đến mẫu giáo, thanh thiếu niên, người đứng tuổi. 
+ Trẻ từ sơ sinh đến mẫu giáo: vận động vui chơi nhiều nên chọn vải dễ thấm mồ hôi (dệt kim, sợi bông), màu sắc tươi sáng, may đẹp rộng rãi.
+ Thanh, thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục
+ Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự.
- Ghi bảng
- Vì mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau.
- Trả lời theo hiểu biết của mình.
- Ghi bài
2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh đến tuổi mẫu giáo: chọn vải sợi bông, vải dệt kim, màu sắc tươi sáng, may rộng rãi, đẹp.
- Thanh, thiếu niên: thích hợp với nhiều loại vải và kiểu may.
- Người đứng tuổi: màu sắc, hoa văn, kiểu may trang nhã, lịch sự.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đồng bộ của trang phục
- Yêu cầu HS nhắc lại những vật dụng thường đi kèm với áo quần.
- Vì sao phải chọn các vật dụng đi kềm như vậy?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 và nêu sự đồng bộ về trang phục.
- Ghi bảng.
- Trả lời: mũ, khăn quàng, giày dép, thắt lưng
- Làm cho người mặc thêm duyên dáng, lịch sự
- Nhận xét.
- Ghi bài.
3. Sự đồng bộ của trang phục:
Là sự phối hợp hài hòa về màu sắc, hình dáng của các vật dụng như mũ, khăn quàng, giày dép, túi xách, thắt lưng với quần áo.
 4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài và phần “có thể em chưa biết.”
- Hướng dẫn HS trả lời cầu hỏi 2 SGK/16
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS học bài.
- Nghiên cứu nội dung bài 3: Thực hành: Lựa chọn trang phụcTiết 6: 	Bài 3: THỰC HÀNH: LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	Mô tả được cách lựa chọn vải, kiểu mẫu cho bản thân và cho người thân.
 2. Kĩ năng:
	Chọn được vải, kiểu may để may trang phục hoặc chọn áo quần may sẵn phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi.
 3. Thái độ:
	Chú ý đến việc lựa chọn trang phục cho bản thân và những người thân.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Chuẩn bị mẫu vải áo, quần để HS thực hiện phương pháp đóng vai.
	- Nghiên cứu nội dung thực hành.
2. Chuẩn bị của HS:
	Học bài cũ và nghiên cứu nội dung thực hành.
III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của vải và kiểu may đến vóc dáng người mặc.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành
- Yêu cầu HS nêu quy trình lựa chọn trang phục.
- Giới thiệu trình tự thực hành và phân nhóm thực hành (mỗi tổ là một nhóm)
- Nêu tình huống: Chị gái của bạn A có vóc dáng cao, gầy. Sắp tới sinh nhật chị mình, bạn A muốn mua vải áo để tặng sinh nhật chị mình.Vậy nên lựa chọn vải áo và kiểu may như thế nào để phù hợp với vóc dáng của chị bạn A.
- Phân vai cho HS: người bán hàng và bạn A. 
+ Người bán hàng sẽ giúp bạn A lựa chọn vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng của chị gái bạn A. 
+ Bạn A: nêu đặc điểm của chị gái mình cho người bán hàng biết.
- Đưa mẫu vải cho HS giải quyết tình huống.
- Sửa tình huống học sinh giải quyết.
- Nêu theo nội dung SGK
- Làm theo phân vai.
- Giải quyết tình huống theo kiến thức đã học, đồng thời lựa chọn mẫu vải phù hợp.
I. Chuẩn bị:
Để có được trang phục đẹp cần:
- Xác định đặc điểm về vóc dáng của người mặc.
- Xác định loại áo, quần hoặc váy và kiểu mẫu định may.
- Lựa chọn vải phù hợp với loại áo quần, kiểu may và vóc dáng cơ thể.
- Lựa chọn vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn.
Hoạt động 2: HS thực hành
- Hướng dẫn HS ghi vào giấy những nội dung như: vóc dáng của bản thân, kiểu áo quần định may, chọn vải cho phù hợp.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: thống nhất và điều chỉnh kết quả làm việc của từng cá nhân trong nhóm.
- Quan sát nhóm làm việc và góp ý, điều chỉnh ý kiến của các nhóm.
- Thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Thảo luận nhóm.
II. Thực hành:
1. Làm việc cá nhân
2. Thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Kết thúc thực hành
- Yêu cầu vài cá nhân trình bày cách chọn trang phục của mình.
- Yêu cầu các nhóm khác góp ý.
- Tổng kết, đánh giá.
- Trình bày cách chọn của mình.
- Góp ý.
4. Dặn dò:
Tiết 7: 	Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc.
	Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý, đạt yêu cầu thẩm mĩ.
 2. Kĩ năng:
	Biết phối hợp trang phục để có nhiều bộ trang phục đẹp, hợp lý.
 3. Thái độ:
	Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Tranh các trang phục
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.
	- Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS:
	Nghiên cứu nội dung bài mới.
 III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân là việc làm cần thiết giúp con người đẹp hơn, duyên dáng và tự tin hơn với bộ trang phục mà mình đã chọn. Đã có bộ trang phục ưng ý rồi chúng ta phải sử dụng và bảo quản như thế nào cho phù hợp. Để hiểu được điều này chúng ta sữ nghiên cứu kỹ nội dung bài hôm nay, bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục
a. Trang phục phù hợp với hoạt động:
- Hỏi: Khi đi học, em thường mặc loại trang phục nào?
- Những trang phục đó được may như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 trang phục đi học.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào?(gợi ý SGK)
- Nêu vấn đề: Ở Việt Nam có hơn 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng. Vì thế tùy theo truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc mà cách ăn mặc cảu họ khác nhau.
- Yêu cầu HS nêu trang phục truyền thống của người phụ nữViệt Nam trong ngày lễ hội.
- Nêu vấn đề: Trang phục lễ tân là trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể. Yêu cầu HS nêu bộ trang phục lễ tân mà em biết (Liên hệ thực tế)
- Yêu cầu HS nêu trang phục thường mặc khi đi dự liên hoan, văn nghệ.
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc.
- Yêu cầu HS đọc “Bài học về trang phục của Bác”, SGK/26
- Phân nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào?
+ Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại “bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc comle, cà vạt nghiêm chỉnh”
+ Bác Ngô Từ Vân mặc như thế nào khi đón Bác về thăm đền Đô?
- Gọi đại diện nhóm trả lời từng câu, nhóm khác nhận xét.
- Gợi ý HS rút ra kết luận trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc.
- GV ghi bảng
- Áo trắng, quần xẫm màu, mang giày
- May đơn giản, dễ hoạt động.
- Quan sát hình.
- Trả lời theo lựa chọn trong SGK.
- Áo dài
- Trả lời theo hiểu biết.
- Trả lời theo thực tế.
- Thảo luận và viết câu trả lời.
+ Mặc bộ kaki nhạt màu, đi dép cao su.
+ Phù hợp với công việc trang trọng.
+ Áo sơ mi trắng, cà vạt đỏ, giày da bóng lộn, comle sáng ngời.
I. Sử dụng trang phục:
1. Cách sử dụng trang phục:
Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phối hợp trang ph ... 
	Làm được các công việc liên quan đến bảo quản trang phục như: giặt, phơi, là, cất giữ.
 3. Thái độ:
	- Yêu thích môn học.
	- Có ý thức bảo quản trang phục hợp lý.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Tranh các kí hiệu giặt là.
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.
	- Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS:
	Nghiên cứu nội dung bài mới.
 III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS)
 Câu hỏi:
	- Nêu ý nghĩa của việc sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội.
	- Nêu cách phối hợp trang phục.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trang phục sau khi mặc cần phải bảo quản để trang phục vẫn đẹp như lúc mới mua, đồng thời tiết kiệm được chi phí. Làm thế nào để bảo quản trang phục tốt, chúng ta tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay, tiết 9: Sử dụng và bảo quản trang phục (tt).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc giặc, phơi
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của việc bảo quản trang phục.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế cho biết bảo quản trang phục gồm những công việc nào?
- Giải thích: Áo quần sau khi mặc sẽ bị bẩn, vì vậy chúng ta cần giặt sạch để áo quần trở lại như mới.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT trong SGK/23.
- GV phân nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, thời gian thảo luận 5’.
- Gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và giải thích quy trình giặt.
- Nêu theo SGK: Giữ được vẻ đẹp, đồ bền, tiết kiệm được chi phí.
- Tả lời: gồm các công việc: giặt phơi, là, cất giữ.
- Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
- Trả lời, nhận xét theo nội dung đã thảo luận.
II. Bảo quản trang phục:
- Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc.
- Bảo quản trang phục bao gồm các công việc: giặt, phơi, là, cất giữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc là
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu mục đích của việc là quần áo.
- GV nhận xét.
- Giải thích: Tùy theo từng loại vải mà chúng ta có kế hoạch là cho phù hợp. Vải dễ bị nhàu như vải tơ tằm, vải sợi bông cần phải là thường xuyên; vải sợi tổng hợp chỉ cần là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu tên các dụng cụ là ở gia đình.
- GV nhận xét và yêu cầu HS quan sát hình 1.13 nêu các dụng cụ là có trong hình.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu công dụng của các dụng cụ có trong hình.
- GV nhận xét, giải thích:
+ Bàn là: Là phẳng quần áo.
+ Bình phun nước: phun nước lên những chỗ dày, khó phẳng trên quần áo.
+ Cầu là: Đặt quần áo lên là.
- GV yêu cầu HS đọc quy trình là trong SGK/ 24.
- Giải thích để HS hiểu quy trình là.
- Nêu vấn đề: quần áo may sẵn khi mua về thường có đính những mảnh nhỏ ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu giặt là. Nếu chúng ta biết được các kí hiệu giặt là đó có nghĩa là gì thì sẽ rất dễ dàng trong việc bảo quản.
- GV treo tranh kí hiệu giặt là trên bảng (Bảng 4/24 SGK phóng to) để HS quan sát.
- Gọi 3 HS lên bảng trình bày kí hiệu đó (mỗi HS trình bày 5 kí hiệu).
- GV nhận xét.
- Trả lời: làm phẳng quần áo.
- Trả lời theo quan sát thực tế.
- Trả lời: Bàn là, bình phun nước, cầu là.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Đọc SGK.
- Quan sát.
- Trình bày.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc cất giữ
- Nêu vấn đề: Trang phục sau khi giặt, phơi cần phải được cất giữu nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Yêu cầu vài HS liên hệ thực tế nêu cách cất giữ quần áo của gia đình mình.
- GV nhận xét, giải thích cất giữ quần áo bằng những cách:
+ Có thể treo bằng mắc áo rồi treo vào tủ.
+ Có thể gấp gọn gàng rồi cất vào tủ.
+ Đối với những quần áo chưa dùng đến cần gói vào túi nilon rồi cất giữ
- GV yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa và các công việc bảo quản trang phục.
- GV nhận xét và ghi bảng
- Nêu theo hiểu biết của HS.
- Nêu lại.
- Ghi bài.
 4. Củng cố: 
	- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
	- Trả lời câu hỏi 2,3/25SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị 2 mảnh vải 8 x 15cm, 1 mảnh vải 10 x 15cm, kim, kéo, bút chì để bài sau Thực hành: Ôn một số mũi khâu cơ bản.
Tiết 8: 	Bài 5: THỰC HÀNH: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	Nắm được thao tác thực hiện một số mũi khâu cơ bản như khâu mũi thường, khâu mũi đột khâu, khâu mũi vắt.
 2. Kĩ năng:
	Thực hiện được một số mũi khâu cơ bản như khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu mũi vắt.
 3. Thái độ:
Yêu thích môn học.	
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Vật mẫu là các mũi khâu hoàn chỉnh.
- Vật liệu may: kim, chỉ, kéo, vải, bút chì, thước.
	- Nghiên cứu SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của HS:
	- Vật liệu may: kim, chỉ, kéo, vải, bút chì, thước.
- Nghiên cứu nội dung bài mới.
 III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS)
 Câu hỏi:
	Bảo quản trang phục gồm những công việc nào? Nêu ý nghĩa của từng công việc.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản về trang phục. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần thực hành cắt khâu một số sản phẩm. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các mũi khâu cơ bản, các mũi khâu này sẽ làm nền để chúng ta thực hiện tốt việc thực hành khâu các sản phẩm sau này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu: Các mũi khâu này HS đã được học ở bậc tiểu học nên tiết này HS thực hành ôn lại để làm cơ sở cho các bài thực hành cắt khâu tạo ra sản phẩm ở những bài sau.
- GV gọi HS đọc phần chuẩn bị SGK/27.
- Kiểm tra và nhận xét phần chuẩn bị của HS.
- Đọc SGK
- Trình bày phần chuẩn bị cho GV kiểm tra.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thao tác thực hành các mũi khâu cơ bản
- Gọi HS đọc các thao tác thực hiện khâu mũi thường, khâu mũi đột mau, khâu mũi vắt.
- GV làm mẫu các thao tác khâu theo SGK, lưu ý vừa làm mẫu GV vừa giải thích để HS có thể thực hiện được các thao tác.
- Lưu ý: GV hướng dẫn HS cách tết nút chỉ ở đầu đường may, 
- HS đọc.
- Quan sát GV thao tác mẫu, hỏi GV những thao tác mà HS thắc mắc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công việc là
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu mục đích của việc là quần áo.
- GV nhận xét.
- Giải thích: Tùy theo từng loại vải mà chúng ta có kế hoạch là cho phù hợp. Vải dễ bị nhàu như vải tơ tằm, vải sợi bông cần phải là thường xuyên; vải sợi tổng hợp chỉ cần là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu tên các dụng cụ là ở gia đình.
- GV nhận xét và yêu cầu HS quan sát hình 1.13 nêu các dụng cụ là có trong hình.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu công dụng của các dụng cụ có trong hình.
- GV nhận xét, giải thích:
+ Bàn là: Là phẳng quần áo.
+ Bình phun nước: phun nước lên những chỗ dày, khó phẳng trên quần áo.
+ Cầu là: Đặt quần áo lên là.
- GV yêu cầu HS đọc quy trình là trong SGK/ 24.
- Giải thích để HS hiểu quy trình là.
- Nêu vấn đề: quần áo may sẵn khi mua về thường có đính những mảnh nhỏ ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu giặt là. Nếu chúng ta biết được các kí hiệu giặt là đó có nghĩa là gì thì sẽ rất dễ dàng trong việc bảo quản.
- GV treo tranh kí hiệu giặt là trên bảng (Bảng 4/24 SGK phóng to) để HS quan sát.
- Gọi 3 HS lên bảng trình bày kí hiệu đó (mỗi HS trình bày 5 kí hiệu).
- GV nhận xét.
- Trả lời: làm phẳng quần áo.
- Trả lời theo quan sát thực tế.
- Trả lời: Bàn là, bình phun nước, cầu là.
- Trả lời theo hiểu biết.
- Đọc SGK.
- Quan sát.
- Trình bày.
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc cất giữ
- Nêu vấn đề: Trang phục sau khi giặt, phơi cần phải được cất giữu nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Yêu cầu vài HS liên hệ thực tế nêu cách cất giữ quần áo của gia đình mình.
- GV nhận xét, giải thích cất giữ quần áo bằng những cách:
+ Có thể treo bằng mắc áo rồi treo vào tủ.
+ Có thể gấp gọn gàng rồi cất vào tủ.
+ Đối với những quần áo chưa dùng đến cần gói vào túi nilon rồi cất giữ
- GV yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa và các công việc bảo quản trang phục.
- GV nhận xét và ghi bảng
- Nêu theo hiểu biết của HS.
- Nêu lại.
- Ghi bài.
Tiết 9: 	Bài 5: THỰC HÀNH: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	Nắm vững thao tác một số mũi khâu cơ bản như: mũi khâu thường, mũi khâu đột mau, mũi khâu vắt.
 2. Kĩ năng:
	Khâu được các mũi khâu cơ bản như: mũi khâu thường, mũi đột mau, khâu vắt.
 3. Thái độ:
	Vận dụng các mũi khâu đã học vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Vải thực hành khâu, kim, chỉ, kéo, bút chì.
- Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu.
	- Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS:
	Chuẩn bị vải, kéo, bút chì, kim chỉ.
Nghiên cứu nội dung bài mới.
 III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS)
 Câu hỏi:
	- Nêu ý nghĩa của việc bảo quản trang phục.
	- Nêu các công việc cần làm để bảo quản trang phục tốt.
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trang phục sau khi mặc cần phải bảo quản để trang phục vẫn đẹp như lúc mới mua, đồng thời tiết kiệm được chi phí. Làm thế nào để bảo quản trang phục tốt, chúng ta tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay, tiết 9: Sử dụng và bảo quản trang phục (tt).
Chương II: TRANG TRÍ NHÀ Ở
Tiết 19: 	SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
	- Biết được yêu cầu của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở.
 2. Kĩ năng:
 3. Thái độ:
	Vận dụng sắp xếp các khu vực sinh hoạt trong gia đình hợp lí, khoa học.
II. Chuẩn bị:
 1. Chuẩn bị của GV:
	- Hình 2.1/ SGK34 phóng to, phiếu học tập thảo luận nhóm vai trò cảu nhà ở, bảng phụ câu hỏi củng cố.
- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan.
	- Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS:
Nghiên cứu nội dung bài mới.
 III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp, giảng giải, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp: (2 phút)
 2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: (3 phút) 
- Chúng ta đã tìm hiểu xong chương I: May mặc trong gia đình, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chương mới, chương II: Trang trí nhà ở. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề về vai trò của nhà ở với đời sống con người, cách sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sử dụng và giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, trang trí nhà ở bằng một số đồ vật (như tranh ảnh, gương..) và trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
	- Bố trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về yêu càu đó qua nội dung của bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CN6.doc