Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 48-69 - Lê Thị Ngọc Liên

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 48-69 - Lê Thị Ngọc Liên

I-MỤC TIÊU :

 -Về kiến thức : Thông qua bài thực hành HS nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình, xác định được mức chi của gia đình trong một tháng và một năm, cân đối thu chi

 -Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết cân đối thu chi của gia đình

 -Về thái độ : Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

II-CHUẨN BỊ :

III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp

IV-TIẾN TRÌNH :

 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS.

 2/ Kiểm tra bài cũ : Không

 3/ Giảng bài mới :

 

doc 57 trang Người đăng vanady Lượt xem 1409Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 48-69 - Lê Thị Ngọc Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muốn sửa dùng Pass (123)2 - Nếu không được ĐT:0912395578 -Phạm Thái Bình
Tiết : 	48:
THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được cách làm món nộm rau muống.
	+ Về kỹ năng : Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	+ Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ : HS :
	- 50 g đậu phộng rang giã nho, 1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, 1 quả chanh, đường, giấm, nước mắm, tỏi ớt rau thơm. 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo mhóm
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm để thực hành. 
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động.
	-Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
+ Chọn rau như thế nào ? Không héo, úa.
* GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS.
	-Rau muống : Nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc khoảng 15 cm chẻ nhỏ, ngâm nước. 
	-Củ hành khô : Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng. 
	-Rau thơm : Nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
	-Tỏi bóc vỏ giã nhuyển cùng với ớt.
	-Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
	- Trộn chanh + tỏi, ớt + đường + giấm + khuấy đều chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị cay, chua, mặn, ngọt. 
I-Nguyên liệu :
	-1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, đường, giấm, 1 quả chanh, nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm, 50 g đậu phộng giã nhỏ
II-Quy trình thực hiện : 
* Giai đoạn 1 :
	Chuẩn bị.
* Giai đoạn 2 :
	Chế biến
* Làm nước trộn nộm
	HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Giáo viên nhận xét tiết thực hành.
Cho HS làm vệ sinh, thu dọn nơi thực hành.
Giai đoạn 1 ta chuẩn bị gì ? 
-Rau muống, củ hành, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, chanh, đậu phộng rang giã nhỏ.
Giai đoạn 2 gồm mấy bước kể ra ?
-Làm nước trộn nộm.
-Trộn nộm.
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	5’
-Về nhà xem lại bài.
-Tiết sau mỗi tổ thực hành một dĩa trộn hỗn hợp rau muống.
-Chuẩn bị rau muống, củ hành khô, đường, giấm, chanh, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, đậu phộng rang giã nhỏ.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	50
Ngày dạy :
THỰC HÀNH TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG ( TT ) 
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài thực hành HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được cách làm món nộm rau muống. 
	+ Về kỹ năng : 
	-Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	-Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự
	+ Về thái độ : Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II-CHUẨN BỊ : 
	-HS :
	1 Kg rau muống, 5 củ hành khô, tỏi, ớt, nước mắm, rau thơm, giấm, đường, 1 trái chanh, 50 g đậu phộng giã nhỏ. 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Hướng dẫn HS thực hành, HS thực hành theo nhóm.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm tra dụng cụ và nguyên liệu thực phẩm để thực hành.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu nội quy an toàn lao động.
	-Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.
* GV nêu mục tiêu của bài và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
	-Vớt rau muống vẩy ráo nước.
	-Vớt hành để ráo.
	-Trộn đều rau muống và hành cho vào dĩa, sau đó rưới đều nước trộn nộm.
	Rãi rau thơm lên và lạc trên dĩa nộm, cắm ớt, tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều.
* Chú ý : Có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến.
* Trộn nộm :
* Giai đoạn 3 :
	Trình bày
	HS thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
-Giáo viên cho HS trình bày các dĩa thức ăn lên bàn.
-Gọi một số HS nhận xét.
-GV nhận xét các tổ thực hành và cho điểm.
-GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành.
-Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành. 
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị ôn tập từ bài cơ sở của ăn uống hợp lý đến bài các phương pháp chế biến thực phẩm. 
-Tiết sau kiểm tra 15’.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	51
Ngày dạy :
KIỂM TRA 1T
I-MỤC TIÊU :	-Thông qua bài kiểm tra, góp phần. 
	+ Về kiến thức : Đánh giá kết quả học tập của HS.
	-Làm cho HS chú ý nhiều hơn đến việc học của mình.
	-Rút kinh nghiệm bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của HS ( cách học của HS )
	-Rút kinh nghiệm bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của GV ( cách dạy của GV )	
	+Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng, nhận xét, so sánh.
	+ Về thái độ : Giáo dục HS có tính cần mẩn, chính xác 
II-CHUẨN BỊ : Câu hỏi
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Làm kiểm tra.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :
	Đề kiểm tra
1/ Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây : (Điền vào chổ trống)	( 3 đ )
Chất đạm, tinh bột, năng lượng, phát triển, động vật, mỡ, béo phì, thực vật.
	a-Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể . . . . 
	b-Một số nguồn chất đạm từ . . . . . . . . là thịt, cá, trứng, gia cầm.
	c-Chất đạm dư thừa được tích trử dưới dạng . . . . . . . . . . trong cơ thể.
	d-Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và . . . . . . . . . . .
	e-An quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta . . . . . . .
	f-Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và . . . . . . . . . . thực vật.
2/ Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A.	( 2 đ ).
Cột A
Cột B
1/ Khoai tây chứa . . . . . . . . . . . 
2/ Rau tươi . . . . . . . . . . . . . . .
3/ Thêm một chút muối vào rau đang nấu . . . . . . . . . . .
4/ Rau nấu chín kỹ . . . . . . . . . . . .
a-Chứa ở ngăn để đồ tươi trong tủ lạnh.
b-Tinh bột và vitamin C.
c-Sẽ mất hết vitamin C.
d-Sẽ có màu sắc đẹp.
3/ Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ?	( 2 đ )
4/ Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ). (2 đ )
Câu hỏi
Đ
S
Nếu sai tại sao ?
1/ Cam, chanh, quýt và rau xanh là những nguồn giàu vitamin C.
2/ Cà rốt có nhiều vitamin A.
3/ Iốt cần cho sự hình thành xương và răng.
4/ Anh sáng mặt trời rất cho cơ thể vì da tạo ra vitamin D. Khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
5/ Thế nào là món nướng, cho ví dụ ?	( 1 đ )
Đáp án
1/ 	a	Phát triển
	b	Động vật
	c	Mỡ
	d	Năng lượng 
	e	Béo phì
	f	Thực vật
2/ 
	1-	A + bB
	2-	A + aB
	3-	A + dB
A + cB
3/
	Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn :
	-Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi	( 0,5 đ )
	-Khi nấu tránh khuấy nhiều.	( 0,5 đ )
	-Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.	( 0,5 đ )
	-Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.	( 0,5 đ )
	-Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
4/ Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ ( đúng ) hoặc S ( sai )
Đ
Đ
Đ
Đ
5/ 
	Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa (0,5đ)
	Ví dụ : Thịt nướng, 	( 0,5 đ )
	4/ Củng cố và luyện tập :	Không.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
-Về nhà chuẩn bị bài mới.
-Thế nào là bữa ăn hợp lý.
-Phân chia số bữa ăn trong ngày.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	52
Ngày dạy :
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH 
I-MỤC TIÊU :	-Sau khi học xong bài HS 
	+ Về kiến thức : Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.
	-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, phân chia số bữa ăn trong ngày.
	-Hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
	+ Về kỹ năng : 
	-Nắm vững quy trình thực hiện món này.
	-Có kỹ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có yêu cầu kiến thức tương tự
	+ Về thái độ : Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.
II-CHUẨN BỊ : GV : Các hình ảnh một số món ăn hoặc thực đơn.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3 Giảng bài mới :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV giới thiệu bài : Mỗi dân tộc ở mỗi vùng lảnh thổ khác nhau trên thế giới đều có tập quán, thể thức ăn uống và món ăn riêng. Song dân tộc nào cũng có các loại bữa ăn thường ngày trong gia đình, các bữa ăn tươi, các bữa ăn cổ, bữa tiệc.
	-Dù là bữa ăn được tổ chức dưới hình thức nào, mọi người cũng đều thích được thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, một bữa ăn tạo được sự thích thú, vừa ý và nhất là phải có đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể của con người nhưng không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề ăn uống sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, có nghĩa là biết tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
* GV cho HS xem tranh ảnh một số món ăn hay thực đơn của các bữa ăn gia đình có thực đơn hoàn chỉnh, chưa hoàn chỉnh, gồm 3 món canh, mặn, xào hoặc luộc, món ăn trùng lập nguyên liệu chính.
* GV yêu cầu HS quan sát, suy nghỉ trả lời về cấu tạo thực đơn của bữa ăn gia đình.
	HS quan sát trả lời
+ Có những loại món ăn nào ?
+ Có những loại chất dinh dưỡng nào ?
+ Có đủ dùng không ?
+ Có cảm thấy ngon miệng không ?
+ Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý ? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi.
+ Mỗi ngày em ăn mấy bữa, bữa nào là chính ? 
	HS trả lời
Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn tiêu hoá trong 4 giờ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 h là hợp lý.
	-Cần phân chia các bữa ăn trong ngày phù hợp.
+ Trong ngày nên ăn mấy bữa ( 3 bữa )
+ Có nên bỏ bữa ăn sáng không ? Tại sao ?
	HS trả lời
	-Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ vì hệ tiêu hoá làm việc không điều độ.
	Bữa tối cũng là lúc cả gia đình sum họp ăn uống và trò chuyện vui vẻ.
* Tóm lại : An uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng . . . cũng là điều kiện cần thiết để bảo đảm sức khoẻ và góp phần tăng thêm tuổi thọ.
I-Thế nào là bữa ăn hợp lý :
	-Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
II-Phân chia số bữa ăn trong ngày.
+ Bữa sáng : Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng, nên ăn vừa phải.
+ Bữa trưa : Sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc.
+ Bữa tối : Sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng ngon lành, với các loại rau, củ, quả
để bù đắp cho năng lượng tiêu hao trong ngày
	4/ Củng cố và luyện tập :	
Th ... ùng trong các bữa ăn chiêu đải
	+ Sơ chế thực phẩm
	+ Chế biến món ăn
	+ Trình bày món ăn
	+ Chuẩn bị dụng cụ
	+ Bày bàn ăn
	+ Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn
	+ Thu nhập bằng tiền
	+ Thu nhập bằng hiện vật
	+ Thu nhập của gia đình CNVC
	+ Thu nhập của gia đình sản xuất
	+ Thu nhập của người buôn bán, dịch vụ
	Cho HS thảo luận nhóm
	+ Phát triển kinh tế gia đình bằnh cách làm thêm nghề phụ.
	+ Em có thể làm gì để tăng thu nhập cho gia đình
Bài 4 : Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
	I-Thế nào là bữa ăn hợp lý
	II-Phân chia số bữa ăn trong ngày
	III-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Bài 5 : Quy trình tổ chức bữa ăn
	I-Xây dựng thực đơn
	II-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
	III-Chế biến món ăn
	IV-Bày bàn và thu dọn sau khi ăn
Bài 6 : Thu nhập của gia đình
	I-Thu nhập của gia đình là gì ?
	II-Các nguồn thu nhập của gia đình
	III-Thu nhập của các loại hộ gia đình Việt Nam.
	IV-Biện pháp tăng thu nhập cho gia đình
	4/ Củng cố và luyện tập :	Không 
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	
	-Về nhà học thuộc những phần đã ôn tập
	-Chuẩn bị thi HKII 
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	67
Ngày dạy :
THI HỌC KÌ II
I-MỤC TIÊU :
	- Thông qua bài kiểm tra góp phần
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đầu đến cuối học kì I
	- Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của học sinh và cách dạy của giáo viên và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
II-CHUẨN BỊ : 
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không.
	3/ Giảng bài mới :	
III-ĐỀ THI :
Câu 1 : Em hãy hoàn thành các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây : 	(2đ)
Vitamin, chất xơ, tinh bột, ấm áp, lá, tim mạch, C, A, chính.
	a/ Đa số rau sống đều có chứa . . . . . . . . . . . nước, . . . . . . . . . . . và muối khoáng
	b/ Trái cây tươi có chứa vitamin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
	c/ Đường và . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột.
	d/ Mỡ được tích lũy dưới da sẽ giúp cho cơ thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
trong ngày.
Câu 2 : Hãy gọi tên một phương pháp nấu ăn phù hợp cho mỗi loại thức ăn em có thể dùng bất kì cách nào em biết.	(2đ)
Loại thức ăn
Cách nấu phù hợp
Tôm lăn bột
Cả con cá
Trứng
Bánh bò
Bánh bao
Đậu hủ
Đậu que
Bắp trái
Câu 3 : Thực đơn là gì ? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn ? 
Hãy xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan sinh nhật ở gia đình em. (3đ)
Câu 4 : Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai). (1đ)
Câu hỏi
Đ
S
Nếu sai, tại sao ?
Anh sáng mặt trời rất tốt cho cơ thể vì da có thể tạo ra vitamin D khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Cà chua có nhiều vita min C và A.
Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cần phải đắt tiền
Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ
Câu 5 : Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A.	(2đ)
Cột A
Cột B
Rau tươi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Dầu ăn có thể lấy từ . . . . . . . . . . . . 
Một số nguồn chất đạm từ . . . . . . . 
Dự trữ những loại rau có lá. . . . . . . 
Sẽ làm chúng bị héo và dể bị úng.
Chứa ở ngăn để đồ tươi trong tủ lạnh.
Cả hai nguồn động vật và thực vật.
Động vật là thịt, cá, trứng, gia cầm.
Sẽ làm mất vitamin
ĐÁP ÁN
Câu 1/ 	Điểm
Vitamin, chất xơ	0,5
C, 	0,5
Tinh bột,	0,5
Am áp	0,5
Câu 2/
	Tôm lăn bột : Rán 	0,5	
	Cả con cá : Rán, kho, nấu canh	
	Trứng : Rán, luộc	0,5
	Bánh bò : Hấp	
	Bánh bao : Hấp	0,5
	Đậu hủ : Rán, kho	Đậu que : Xào	0,5
	Bắp trái : Luộc, xào
Câu 3/ 
	Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc. cổ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.	1,0
	Nguyên tắc xây dựng thực đơn :	1,0
	-Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
	-Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
	-Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
	Lẩu, gỏi, thịt nguội, gà rán.	0,5
	Rau câu, nước ngọt	0,5
Câu 4/ 
Đúng	0,5
Đúng	
Sai	0,5
Đúng	
Câu 5/ 
	1A + Bb	0,5
	2A + cB	0,5
	3A + dB	0,5
	4A + aB	0,5
	4/ Củng cố và luyện tập :	
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	68
Ngày dạy :
THỰC HÀNH
BÀI TẬP VỀ TÌNH HUỐNG VỀ THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
I-MỤC TIÊU :
	Thông qua bài thực hành HS.
	-Về kiến thức : Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình.
	-Về kỹ năng : Biết xác định được mức thu nhập của gia đình trong một tháng và một năm.
	-Về thái độ : Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II-CHUẨN BỊ :
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không 
	3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV giới thiệu bài thực hành, phổ biến KH thực hành
	-Phân nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm, ngồi theo khu vực.
* Giới thiệu mục tiêu của bài. Xác định mức thu nhập của gia đình ở thành phố trong một tháng. Một năm đối với gia đình ở nông thôn và tiến hành cân đối được thu chi.
	-Phân công 2 nhóm xác định mức thu nhập gia đình ở thành phố
	-2 nhóm xác định mức thu nhập gia đình ở nông thôn.
-Gia đình em có mấy người
	-Gia đình làm gì là chủ yếu, làm thêm
	-Một năm thu hoạch được những gì 
* Mỗi HS làm một bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* GV chọn mỗi tổ một em lên trình bày.
	I-Thực hiện theo quy trình
	a/ Xác định mức thu nhập của gia đình.
	+Thành phố
	-Gia đình em có mấy người
	Cha mẹ, ông bà có mức lương tháng là bao nhiêu ?
	Anh, chị em làm gì ?
	Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng.
	+Nông thôn
	Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
	4/ Củng cố và luyện tập :
	-GV tổ chức cho HS tự đánh giá
	-HS khác nhận xét bổ sung
	-GV đánh giá kết quả tính toán của HS
	-GV nhận xét tiết thực hành
	-Khâu chuẩn bị, quy trình tiến hành, kết quả tính toán cho điểm theo nhóm thực hiện.
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	
	-Về nhà xem lại bài
	-Chuẩn bị
	-Xác định mức chi tiêu của của gia đình
	-Cân đối thu chi.	
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Tiết : 	69
Ngày dạy :
THỰC HÀNH ( tt )
I-MỤC TIÊU :
	-Về kiến thức : Thông qua bài thực hành HS nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình, xác định được mức chi của gia đình trong một tháng và một năm, cân đối thu chi
	-Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết cân đối thu chi của gia đình 
	-Về thái độ : Có ý thức giúp đở gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II-CHUẨN BỊ :
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức :	Kiểm diện HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ : 	Không 
	3/ Giảng bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV giới thiệu bài thực hành, phổ biến KH thực hành
* Giới thiệu mục tiêu của bài. Xác định mức chi tiêu của gia đình và cân đối thu chi trong gia đình
	-Phân công 2 nhóm xác định mức chi tiêu gia đình ở thành phố và 2 nhóm xác định mức chi tiêu gia đình ở nông thôn.
	+Gia đình em chi cho ăn, mặc, ở, mua gạo, thịt, mua quần áo, giày, dép, trả tiền điện thoại, nước, mua đồ dùng gia đình.
	-Chi cho học tập, mua sách vở, trả học phí, mua báo tạp chí.
	-Chi cho việc đi lại, tàu xe, xăng.
	-Chi khác
	-Tiết kiệm
	Tương tự xác định mức chi tiêu gia đình ở nông thôn
* Lấy tổng thu nhập trừ tổng chi tiêu còn dư là tiền tiết kiệm, nếu không dư hoặc thiếu là thu chi như thế nào ?
* Cho HS làm bài tập a, b, c trang 135 SGK.
	HS thảo luận nhóm, lên giải bài tập
	II- Xác định mức thu nhập của gia đình.
	a/ Thành phố
	b/ Nông thôn
	III-Cân đối thu chi.
	4/ Củng cố và luyện tập :	
	-GV tổ chức cho HS tự đánh giá
	-HS khác nhận xét, bổ sung
	-GV đánh giá kết quả tính toán 
	5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà :	
	-Về nhà xem lại bài
	-Chuẩn bị
	-Xác định mức chi tiêu của của gia đình
	-Cân đối thu chi.	
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	
Câu 1 : Em hãy tìm từ để điền vào chổ trống cho đủ nghĩa những câu sau đây ( 2 đ )
Khi trang trí một lọ hoa cần chú ý chọn hoa và bình cắm hài hoà về . . . . . . . . và . . . . . . . . . . .
Những màu . . . . . . . . . . . .có thể làm cho căn phòng nhỏ hẹp có vẻ rộng hơn.
Ngoài công dụng để . . . . . . . . . . . .và . . . . . . . . . . . . gương còn tạo cảm giác làm căn phòng . . . . . . . . . .và . . . . . . . . . . thêm .
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo . . . . . . . . . . . . cho các thành viên trong gia đình . . . . . . . . . . thời gian dọn dẹp, tìm một vật dụng cần thiết và . . . . . . . . . . . .cho nhà ở.
	Câu 2 : Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào cột đúng ( Đ ) hay sai ( S ) (3 đ ) 
Câu hỏi
Đ
S
Nếu sai tại sao
a-Cây cảnh góp phần làm trong sạch không khí
b-Áo quần màu sáng, sọc ngang, hoa to làm cho người mặc có vẻ béo ra.
c-Bình hoa trang trí tủ, kệ thường sử dụng bình thấp, cắm thấp với nhiều hoa, lá.
d-Bình cắm có các màu như nâu, đen, tráng, xám thích hợp với nhiều loại màu hoa.
e-Nhà ở lộn xộn mất vệ sinh giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
f-Hoa bông to : Hoa cúc kim, hoa cỏ, hoa thạch thảo.
 	Câu 3 : Nêu cách xác định chiều dài của cành chính khi cắm hoa trang trí ?(2 đ).
	Câu 4: Em hãy sử dụng những cụm từ thích hợp nhất từ cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A	( 3 đ ).
Cột A
Cột B
1-Quần áo bằng vải sợi bông . . . . . . . . . 
2-Nhà ở bảo vệ con người . . . . . . . . . . . . 
3-Chổ ngủ, nghỉ thường. . . . . . . . . . . . . . 
4-Cành hoa cắm vào bình . . . . . . . . . . . . 
5-Bình cắm chúng làm bằng các chất liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
6-Nghề trồng hoa và cây cảnh . . . . . . . 
a-Tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường.
b-Được bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.
c-Có độ dài, ngắn khác nhau.
d-Thủy tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa
e-Là ở nhiệt độ 160o C
f-Có tác dụng che khuất làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà.
g-Còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình
ÁP ÁN
NỘI DUNG ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1 :
	a- Hình dáng, màu sắc.
	b- Sáng.
	c- Soi, trang trí, sáng sủa, rộng rải
Sức khoẻ, tiết kiệm, tăng vẻ đẹp.
Câu 2 : 
Đ
Đ
S
Đ
S
S
Câu 3 :
	Cành chính thứ 1	= 1,5 - 2
	Cành chính thứ 2	= 2/3 
	Cành chính thứ 3	= 2/3
Câu 4 :
	1A + e
	2A + a
	3A + b
	4A + c
	5A + d
	6A + g
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
	4/ Củng cố và luyện tập :	Không.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
	Về nhà chuẩn bị bài cơ sở ăn uống hợp lý.
V-RÚT KINH NGHIỆM : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CN6 chuan KTKN P44.doc