I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Trình bày được vai trò và nhu cầu của chất dinh dưỡng (sinh tố, khoáng) đối với cơ thể con người.
-Trình bày được ý nghĩa của việc phân chia các nhóm chất dinh dưỡng đạm, đường bột, vitamin và chất khoáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Kĩ năng: Xác định, lựa chọn được thức ăn trong cùng một nhóm để thay thế cho nhau, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
3. Thái độ: Có ý thức ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh : Học thuộc bài cũ, xem tiếp bài 15 phần I.4,5,6 và phần II.
Ngày soạn:... Ngày dạy:. Tuần 20 Tiết 40 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tiếp theo) MỤC TIÊU: Kiến thức: -Trình bày được vai trò và nhu cầu của chất dinh dưỡng (sinh tố, khoáng) đối với cơ thể con người. -Trình bày được ý nghĩa của việc phân chia các nhóm chất dinh dưỡng đạm, đường bột, vitamin và chất khoáng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Kĩ năng: Xác định, lựa chọn được thức ăn trong cùng một nhóm để thay thế cho nhau, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Thái độ: Có ý thức ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên : - Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên. - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh : Học thuộc bài cũ, xem tiếp bài 15 phần I.4,5,6 và phần II. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 1’ 8’ 5’ 4’ 4’ Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra bài cũ: Bài mới : 4. Sinh tố ( vitamin) a. Nguồn cung cấp - Sinh tố A: cà rốt, bí đỏ, gan , trứng - Sinh tố B1: gạo, trứng, các loại đậu - Sinh tố B6 :Chuối, cà rốt - Sinh tố B12 : thịt, trứng - Sinh tố C : cam , bưởi - Sinh tố D : ánh sáng mặt trời, gan , trứng. b. Chức năng dinh dưỡng: - Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường, tăng sức đề kháng cho cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh vui vẻ. 5. Chất khoáng: a. Nguồn cung cấp: - Canxi và phốt pho: cá mòi hộp, các loại đậu sữa - Iốt : rong biển , cá, cua,.. - Sắt: gan, trứng , rau, cải b. Chức năng dinh dưỡng: - Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của, cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. 6. Nước: - Là thành phần chủ yếu của cơ thể. - Là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể. - Điều hòa thân nhiệt. 7. Chất xơ: Giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm những chất thải mềm, để dễ dàng thải ra ngoài khỏi cơ thể. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất béo, chất đường bột. à Giới thiệu bài mới: GV đặt vấn đề : ở tiết trước chúng ta đã học 3 chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, theo em ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng trên, cơ thể con người còn những chất dinh dưỡng nào khác? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể. * Hoạt động 1 - GV hỏi : em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết? - Dựa vào hình 3.7 SGK kể tên những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố ? - Cho HS quan sát hình 3.7 SGK và thảo luận nhóm: Nêu chức năng chính của các loại sinh tố? - Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung - GV giải thích thêm chức năng của từng loại Vitamin * Hoạt động 2 - GV nêu câu hỏi: Chất khoáng bao gồm những chất gì ? - Cho HS xem H3.8 SGK để nêu các loại thực phẩm cung cấp chất khoáng. - GV yêu cầu HS nêu chức năng dinh dưỡng của chất khoáng - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV kết luận, ghi bảng * Hoạt động 3 - GV nêu câu hỏi: Ngoài nước uống có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể? - Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? * Hoạt động 4 - GV đặt vấn đề: Chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng là thực phẩm không thể thiếu mặc dù cơ thể không tiêu hóa được. - GV cho học sinh trả lời câu hỏi: - Chất xơ có vai trò như thế nào? - Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào? * GV cho học sinh đọc phần chú ý SGK * GV kết luận: Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau. Sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ: -Tạo ra các tế bào mới để cơ thể phát triển. - Cung cấp năng lượng để hoạt động lao động. - Bổ sung những hao hụt, mất mát hàng ngày. - Điều hòa mọi hoạt động sinh lí. àGV kết luận: Như vậy ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khỏe tốt. Lớp trưởng báo cáo - HS trả lời. - Lắng nghe và suy nghĩ - A, B, C, D, PP, K - Sinh tố A: Cà rốt, bí đỏ, gan ,trứng - B1: Ngũ cốc, các loại đậu, trứng. - B6: Chuối, cà rốt - B12: Thịt, trứng - C : Cam , dâu - D : Ánh sáng mặt trời, gan, trứng. - Quan sát hình và thảo luận nhóm phải nêu được: + VA: ngừa bệnh quáng gà, bổ mắt, bổ cơ, bổ phổi. + VB1: ngừa bệnh phù thũng, bổ tim, điều hòa thần kinh. + VB6 : ngừa bệnh động kinh, phát triển hệ cơ bắp, chống viêm da, viêm lợi. + VB12: ngừa bệnh thiếu máu, tạo hồng huyết cầu, ngừa vàng da, bỏng da. + VC: ngừa bệnh hoại huyết, bổ xương , xuất huyết. + VD : ngừa bệnh còi xương, bổ xương. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - Lắng nghe và suy nghĩ -Phốt pho, Iốt, canxi, sắt. - Quan sát và nêu tên các loại thực phẩm: - Canxi và phốt pho : cá mồi hộp, các loại đậu, sữa - I ốt :rong biển, tôm, cua - Sắt : gan , trứng, rau cải àHS đọc thông tin SGK - HS nhận xét, bổ sung - HS ghi bài - Nước uống từ thức uống, trong thức ăn. - Là thành phần chủ yếu của cơ thể,là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể,điều hòa thân nhiệt. - Chú ý lắng nghe. - Trả lời câu hỏi: - Ngăn ngừa bệnh táo bón, làm những chất thải mềm, để dễ dàng thải ra ngoài khỏi cơ thể. - Rau xanh, trái cây, ngũ cốc - HS đọc chú ý SGK - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và suy nghĩ - HS lắng nghe và ghi bài. 8’ 5’ II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn: 1.Phân nhóm thức ăn: a. Cơ sở khoa học: Người ta phân chia thức ăn ra làm 4 nhóm: - Nhóm giàu chất đạm. - Nhóm giàu chất đường bột. - Nhóm giàu chất béo. - Nhóm giàu vitamin và chất khoáng. b. Ý nghĩa: - Chọn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết. - Thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau: Thay thế thức ăn trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi * Hoạt động 5 * GV cho HS xem H3.9 và liên hệ với kiến thức đã học. - Người ta phân chia thức ăn ra làm mấy nhóm? Kể ra? - Hãy nêu các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm? - GV yêu cầu học sinh đọc phần b , cùng làm việc với HS để rút ra kết luận ý nghĩa của việc phân chia nhóm thức ăn. - GV nêu câu hỏi : tại sao phải thay thế nhóm thức ăn? -Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp? - GV cho HS đọc ví dụ trong SGK về cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm. - Cho HS liên hệ thực tế của các bữa ăn gia đình để nhận xét về kiến thức dinh dưỡng đã học. - Quan sát hình 3.9 SGK - Có 4 nhóm thức ăn: nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu vitamin và chất khóang. àHS dựa vào kiến thức cũ để trả lời: - Mua đủ các loại thực phẩm cần thiết thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. - HS dựa vào thông tin SGK suy nghĩ trả lời :người ăn đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo ngon miệng. - Thay thế thức ăn này bằng nhóm thức ăn khác trong cùng nhóm. à HS đọc SGK àHS nhận xét theo suy nghĩ của mình. 4’ 4. Củng cố: - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Nội dung hoạt động 3 Kể các nhóm sinh tố cần thiết cho cơ thể? Chất khoáng gồm những thực phẩm nào? Có chức năng dinh dưỡng gì? Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn? - - Vitamin: A, B1, D, PP, B6, B12, - HS trả lời nội dung hoạt động 2 - HS trả lời nội dung hoạt động 3 Dặn dò: (1 phút) - Về nhà xem lại bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước phần III-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tài liệu đính kèm: