Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 35, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 35, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi

I.Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được mục đích của chế biến và dữ trữ thức ăn.

 - Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.

 2. Về kỹ năng:

 Biết và chỉ ra được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn .

 3. Về thái độ:

 - Có ý thức tiết kiệm

 - Biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.

 - Giúp ông bà, cha mẹ chế biến thức ăn để nuôi trâu bò, lợn, gà như thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà,phơi khô rơm rạ cho trâu bò.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên

Các mẫu vật thức ăn:

 + Cắt ngắn: rau, rơm , khoai khô , sắn khô

 + Nghiền nhỏ: bột ngô, bột cám.

 + Thức ăn hỗn hợp: viên, bánh.

 - Phóng to hình 66, hinh 67 SGK.

 - Phiếu bài tập 1, 2.

 2.Học sinh

Nghiên cứu trước bài ở nhà

 III.Tiến trình hoạt động

 1. Ổn định tổ chức lớp (1phút)

 2.Kiểm tra bài cũ (3phút )

 Gọi HS điền bảng 5 sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở bài 38

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1821Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 35, Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 35: BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN VẬT NUÔI
 I.Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
	- Hiểu được mục đích của chế biến và dữ trữ thức ăn.
	- Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
 2. Về kỹ năng:
	Biết và chỉ ra được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn .
 3. Về thái độ:
	- Có ý thức tiết kiệm
	- Biết cách bảo quản một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.
	- Giúp ông bà, cha mẹ chế biến thức ăn để nuôi trâu bò, lợn, gà như thái rau, nấu cám lợn, phơi khô cơm thừa cho gà,phơi khô rơm rạ cho trâu bò...
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên
Các mẫu vật thức ăn:
	+ Cắt ngắn: rau, rơm , khoai khô , sắn khô
	+ Nghiền nhỏ: bột ngô, bột cám.
	+ Thức ăn hỗn hợp: viên, bánh.
	- Phóng to hình 66, hinh 67 SGK.
	- Phiếu bài tập 1, 2.
 2.Học sinh 
Nghiên cứu trước bài ở nhà
 III.Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định tổ chức lớp (1phút)
 2.Kiểm tra bài cũ (3phút )
 Gọi HS điền bảng 5 sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở bài 38
 3.Vào bài mới
 a.Giới thiệu bài mới (2 phút)
 Năng suất vật nuôi là do hai yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng ,chăm sóc quyết định .Nhưng công việc quan trọng trong chăn nuôi đó là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn có đủ thức ăn về cả số lượng và chất lượng .Mục đích và phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật như thế nào thì hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài 39 : Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
 b. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
- Ở địa phương em có những vật nuôi nào?
Cho HS quan sát mẫu vật các thức ăn
-Em đã thấy vật nuôi ăn loại thức ăn như thế nào? 
-Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau hoặc là những thức ăn dư thừa nhằm mục đích gì?
-Em thấy người ta chế biến ngô , sắn như thế nào? Và nhằm mục đích gì?
- Những loại thức ăn nào được chế biến để tăng mùi vị?
-Ví dụ làm chín hạt đậu nành sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hoá tốt hơn , đồng thời làm tăng tính ngon miệng cho vật nuôi.
-Vậy chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
GV chốt lại:
- Làm tăng mùi, vị, tăng tính ngon miệng.
- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng.
- Khử bỏ chất độc hại.
-GV mở rộng khử bỏ chất độc hại: 
-Trong lá sắn ,củ sắn có chất độc acid cianua vì vậy khi cho vật nuôi ăn chúng ta cần phải nấu chín để phá bỏ chất độc hại , và chúng ta có nên cho vật nuôi ăn nhiều sắn không ? Đúng vậy ăn nhiều vật nuôi sẽ xay. Và khoai tây mọc mầm cũng có rất nhiều chát độc tố đó là solanin.
- GV giới thiệu 1 số mẫu vật :
+ Khoai ,sắn khô
+ Rơm khô
- Phơi khô với mục đích gì ? ta nghiên cứu phần tiếp theo 2.Dự trữ thức ăn
-Vào mùa gặt lúa người nông dân thường đánh đống rơm to để làm gì?
-Vào mùa thu hoạch khoai sắn ăn không hết người ta đem phơi khô nhằm mục đích gì? 
-Vào mùa mưa người ta có nhắt trâu ,bò ra đồng ăn cỏ không? Và khi trời lạnh người ta cũng không thể đi cắt cỏ 
- Vậy dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
-Giáo viên trình bày và ghi bảng.
-Muốn dự trữ dược thức ăn thi phải qua con đường chế biến .Vậy phương pháp chế biến đó như thế nào vào phần II các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
-Cho HS quan sát hình 66 các phương pháp chế biến thức ăn
-GV giới thiệu hình ảnh các phương pháp chế biến 
-Cho HS lên điền tên vào các hình ảnh 66 SGK
-Có những phương pháp chế biến thức ăn nào ?
-Em hãy kể tên nhưng phương pháp mà người ta chế biến thức ăn?
-GV giới thiệu Phương pháp chế biến thức ăn bằng lên men rượu:
+ Nguyên liệu: Cám gạo, bột ngô, bột sắn khoai...Số lượng men rượu khoảng 4% lượng thức ăn cần ủ.
+ Cách làm: Bánh men giã nhỏ thành bột, trộn đều với các loại bột cần ủ. Sau đó vẩy nước vào trộn đều đến khi bột đủ ẩm. Phủ ni lông hoặc bao tải, hoặc lá chuối khô lên trên đặt vào chỗ ấm, kín gió. Khoảng 24 giờ sau kiểm tra thấy thức ăn ấm lên, có mùi thơm thì lấy ra cho vật nuôi ăn ngay không cần nấu chín.
- Giới thiệu thức ăn hỗn hợp :Phối trộn nhiều loại thức ăn theo một tỉ lệ thích hợp nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
Ví dụ: Để tăng trọng 18 kg/ tháng với lợn thịt, có thể dùng thức ăn hỗn hợp với các thành phần như sau:
- Cám gạo: 60-80% 
- Bột ngô: 20-30%
- Khô dầu đậu tương: 2-3% 
- Bột cá tốt: 1-2%
- Bột vỏ sò: 1% 
- Muối ăn: 1%
-Em hãy nối cột (2) và cột (3) cho thích hợp với nội dung trong bảng sau:
Stt 
(1)
 Nội dung 
 (2)
Phương pháp 
 (3)
1
 Cắt ngắn 
Phương pháp sinh học
2
Nghiền nhỏ
Phương pháp vật lý
3
Đường hoá tinh bột 
Phương pháp hoá học 
4
Ủ men
Phương pháp vật lý
5
Tạo thức ăn hỗn hợp 
Phương pháp hoá học
6
Xử lý nhiệt
Phương pháp vật lý
7
Kiềm hóa rơm rạ
Phương pháp hỗn hợp 
-Nhận xét và rút ra kết luận.
-GV làm rõ các phương pháp
GV tổng kết có 4 phương pháp cơ bản
-Cho HS quan sát hình ảnh 67 SGK các phương pháp dự trữ thức ăn
- Cho HS khai thác nội dung kiến thức của tranh
-Phát phiếu học tập2:
Quan sát hình 67 SGK điền a,b,c,d vào bảng cho thích hợp? 
Phương pháp dự trữ thức ăn
 Hình ảnh thể hiện
 Phương pháp làm khô
 a ,b,c
Phương pháp ủ xanh
 d
-Trong chăn nuôi người ta thường dự trữ thức ăn theo phương pháp nào?
- Em hãy kể tên những thức ăn được làm khô? 
-Làm (phơi hoặc sấy )khô theo cách nào ? 
 -Phương pháp này dễ làm hay khó làm? 
Vì vậy: người ta sử dụng phương pháp dự trữ này rất phổ biến.
-Em nào có thể mô tả cách làm khô khoai (sắn) ?
-Ở địa phương em phơi thóc, phơi rơm rạ bằng cách nào?
 -Khi có nhiều lá ,thân khoai lang,các loại cỏ muống giữ được lâu thì ta làm như thế nào?
-Vậy có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?
-Phiếu bài tập 3:
Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống:
a. Làm khô b. Làm ướt c. Ủ xanh
Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp .....(1).........với cỏ rơm và các loại củ, hạt.Dùng phương pháp dự trữ.....(2)........với các loại rau cỏ tươi xanh.
-Gv giới thiệu hình ảnh các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
- Lợn, gà ,vịt ,trâu ,bò
-HS quan sát và trả lời
-Cám, cỏ ,rau ,củ , nấu chín cắt ngắn thức ăn.
-Giảm thể tích thức ăn ,diệt các loại mầm bệnh.
-Thái lát, nghiền nhỏ ( giảm độ thô cứng )
-Cơm ủ men (cơm rượu)
-HS trả lời
-Không
-HS quan sát
-Dự trữ cho trâu bò ăn dần
-Nhằm để thức ăn lâu hỏng và dự trữ khi thiếu thức ăn.
-Không
-Dự trữ, để dành, cất lại thức ăn khi khác ăn
-HS trả lời 
-HS ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
-HS quan sát
- HS thảo luận và trả lời
-HS trả lời
-Cắt ngắn, ủ men, nghiền nhỏ, hổn hợp, rang, hấp, đường hóa.
-HS tiến hành thảo luận và trả lời
Phương pháp vật lý
.Phương pháp vật lý
Phương pháp hoá học
Phương pháp sinh học
Phương pháp hỗn hợp
Phương pháp vật lý
Phương pháp hoá học
-Các nhóm nhận xét.
-có 4 phương pháp.
-HS quan sát
-HS khai thác
- HS làm bài tập và trả lời 
+ Làm khô
+ Ủ xanh.
- Rơm, thóc, sắn, khoai.....
- Bằng nhiệt:
 + Mặt trời.
 + Than, điện.
- Dễ làm
-HS mô tả
- HS trả lời
- Ủ xanh thức ăn
-Có hai phương pháp : Dự trữ thức ăn ở dạng khô và ở dạng nhiều nước.
-HS thảo luận 
-Đáp án
1. Làm khô
2. Ủ xanh
-HS quan sát
I.Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
1. Chế biến thức ăn (8 phút)
- Làm tăng mùi, vị, tăng tính ngon miệng.
- Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng.
- Khử bỏ chất độc hại.
2.Dự trữ thức ăn 
 ( 7 phút)
-Giữ thức ăn lâu hỏng 
-Đảm bảo có đủ thức ăn cho vật nuôi.
II.Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
1.Các phương pháp chế biến thức ăn 
 ( 10 phút )
-Có 4 phương pháp chế biến thức ăn cơ bản:
- Phương pháp vật lí: Sử dụng các tác nhân vật lí( cơ học, nhiệt học,...)
-Phương pháp hóa học: Dùng các chất hóa học để làm mềm hóa các chất xơ
-Phương pháp sinh học: Sử dụng vi sinh vật để chế biến thức ăn
-Phương pháp hỗn hợp: Sử dụng tổng hợp các phương pháp trên.
2.Một số phương pháp dự trữ thức ăn (9 phút)
 Có 2 phương pháp dự trữ thức ăn phổ biến:
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô
( làm khô).
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước( ủ xanh).
 4. Củng cố (4 phút )
 1.Em hãy nối cột A và cột B để được câu hoàn chỉnh:
 CỘT A
 CỘT B
 1. Phương pháp vật lý
 a. Dùng các chất hóa học để làm mềm hóa các chất xơ.
 2. Phương pháp hóa học
 b. Dùng tác nhân vật lý( cơ học, nhiệt học,..)
 3. Phương pháp sinh học
 c. Sử dụng tổng hợp các phương pháp hóa học, vật lý, sinh học.
 4. Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp
 d. Sử dụng vi sinh vật để chế biến thức ăn
 Đáp án : 1b, 2a, 3d, 4c
 2. Có bao nhiêu phương pháp dự trữ thức ăn ? Đó là những phương pháp dự trữ thức ăn nào?
 -Cho HS đọc ghi nhớ
 5. Dặn dò ( 1 phút )
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 106
 - Nghiên cứu bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi.
 - Kẻ bảng vào vở bài tập trang 107 SGK
 Giáo viên hướng dẫn : Ban chỉ đạo ký duyệt : 
 Nguyễn Thị Trúc 
 * Em hãy nối cột (2) và cột (3) cho thích hợp với nội dung trong bảng sau:
Stt 
(1)
 Nội dung 
 (2)
Phương pháp 
 (3)
1
 Cắt ngắn 
Phương pháp sinh học
2
Nghiền nhỏ
Phương pháp vật lý
3
Đường hoá tinh bột 
Phương pháp hoá học 
4
Ủ men
Phương pháp vật lý
5
Tạo thức ăn hỗn hợp 
Phương pháp hoá học
6
Xử lý nhiệt
Phương pháp vật lý
7
Kiềm hóa rơm rạ
Phương pháp hỗn hợp 
*Quan sát hình 67 SGK điền a,b,c,d vào bảng cho thích hợp? 
Phương pháp dự trữ thức ăn
 Hình ảnh thể hiện
 Phương pháp làm khô
 a ,b,c
Phương pháp ủ xanh
 d
* Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống:
a. Làm khô b. Làm ướt c. Ủ xanh
Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp .....(1).........với cỏ rơm và các loại củ, hạt.Dùng phương pháp dự trữ.....(2)........với các loại rau cỏ tươi xanh.
 *BÀI TẬP CỦNG CỐ
 1.Em hãy nối cột A và cột B để được câu hoàn chỉnh
 CỘT A
 CỘT B
 1. Phương pháp vật lý
 a. Dùng các chất hóa học để làm mềm hóa các chất xơ.
 2. Phương pháp hóa học
 b. Dùng tác nhân vật lý( cơ học, nhiệt học,..)
 3. Phương pháp sinh học
 c. Sử dụng tổng hợp các phương pháp hóa học, vật lý, sinh học.
 4. Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp
 d. Sử dụng vi sinh vật để chế biến thức ăn

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35 bai 39.doc