Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2014-2015

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2014-2015

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đánh giá mức độ nhận thức của HS về các kiến thức cơ bản của nội dung Trang trí nhà ở

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và trình bày bài làm.

3. Thái độ

 -Trung thực, nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: đề bài

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức chương II: Trang trí nhà ở

C. THIẾT KẾ MA TRẬN

 

doc 35 trang Người đăng vanady Lượt xem 1541Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:5/12/2014
Tiết 29:
KIỂM TRA 1 TIẾT
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Đánh giá mức độ nhận thức của HS về các kiến thức cơ bản của nội dung Trang trí nhà ở
Kĩ năng
- Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và trình bày bài làm.
Thái độ
 -Trung thực, nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: đề bài
Học sinh: Ôn tập kiến thức chương II: Trang trí nhà ở
THIẾT KẾ MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu	
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKH
TL
1. Sắp xếp đồ đạc hợp lí
Câu 3
5đ
5đ
2.Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Câu 1
2đ
2đ
3. Trang trí nhà ở 
Câu 2
3đ
3đ
ĐỀ BÀI – ĐÁP ÁN
Đề bài
Câu 1:
Nối ý ở cột A phù hợp với ý ở cột B
A
B
Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh
a.Dễ bị ốm
b.tìm đồ vật dễ dàng
c.Đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình
d.Làm ngôi nhà xấu đi
e.Hoạt động thoải mái, thuận tiện
f.Hoạt động khó khăn, bất tiện
Câu 2:
Trình bày ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở. Lấy ví dụ.
Câu 3: 
Nêu vai trò của nhà ở. Hãy kể các khu vực chính của nhà ở.
Đáp án – Thang điểm
Nội dung câu trả lời
Điểm
Câu 1:
1-b,c,e
2-a,d,f
1đ
Câu 2:
Ý nghĩa của hoa và cây cảnh:
- Làm tăng vẻ đẹp của nhà ở
- Làm trong sạch không khí
- Giúp con người thư giãn, gần gũi với thiên nhiên
- Đem lại nguồn thu nhập cho gia đình
Ví dụ
Hoa:
Cây cảnh
2đ
1đ
Câu 3:
Vai trò của nhà ở:
Là nơi trú ngụ của con người
Bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên ( mưa, gió,)
Là nơi sinh hoạt về tinh thần và vật chất của mọi thành viên trong gia đình.
Các khu vực chính của gia đình
Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách
Chỗ thờ cúng
Chỗ ngủ, nghỉ
Chỗ ăn uống
Bếp
Khu vệ sinh
Kho
3đ
2đ
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: 8/12/2014
Tiết 30
CẮM HOA TRANG TRÍ (T1)
A- MỤC TIÊU:	 
 1. Kiến thức: - Biết được quy trình cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa.
	2. Kỹ năng: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở, cho phòng học của mình.
 3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.
 - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
B- TRỌNG TÂM
Các nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa.
C- CHUẨN BỊ :
	1. GV: - Tranh vẽ các loại bình hoa
	 - Dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, đế chông, mút xốp, bình cắm hoa	
	2. HS: - Hoa, lá, cành
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	1. Kiểm ta bài cũ: 7’	
Câu hỏi: Hoa có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người?
Đáp án: Hoa dùng để trang trí nhà ở phòng làm cho căn nhà đẹp và lộng lẫy, tạo sự vui tươi thoải mái cho con người mỗi khi lao động và làm việc mệt mỏi.
	2. Giới thiệu bài 1’	
GV đặt vấn đề: Đã từ lâu hoa trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hoa có mặt trong ngày sinh nhật, trong mỗi cuộc vui họp mặt bạn bè hoa gợi nhớ tới những ngày tươi đẹp, hoa còn chia sẻ với chúng ta những mất mát đau thương. Sau khi học những tiết này, với sự sáng tạo óc thẩm mỹ cùng với đôi bàn tay khéo léo chúng ta sẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG 
HĐ 1. Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa:
GV: Cho học sinh quan sát một số bình cắm hoa.
GV: Bình cắm hoa thường có hình dáng như thế nào? Chất liệu ra sao?
HS: Bát, lãng hoa cao thấp khác nhau.
GV: Bổ sung.
GV: Để cắt cuống hoa và sửa cánh hoa người ta thường dùng những dụng cụ nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung
GV: Người ta thường dùng những dụng cụ nào để giữ hoa.
HS: Bàn chông, mút
GV: Bổ sung
GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật.
GV: Người ta thường dùng những vật liệu nào để cắm hoa?
HS: Trả lời.
HĐ 2. Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa cơ bản:
GV: Đưa ra một số cánh cắm hoa không hợp lý và hợp lý?
GV: Cách cắm hoa nào hợp lý hơn?
HS: Các nhóm thảo luận đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
HS: Nhận xét chéo.
GV: bổ sung
GV: Cho học sinh xem hình 2.20 SGK.
HS: Chú ý quan sát.
GV: Đưa ra một số cách phối màu hoa và lọ
GV: Cách chọn màu hoa và bình hợp lý chưa?
HS: Trả lời.
GV: Quan sát ngoài thiên nhiên các em thấy vị trí các bông hoa nở như thế nào?
HS: Bông thấp, bông cao
GV: Cho học sinh xem tranh ảnh, cách cắm hoa.
GV: Vị trí các bông hoa phụ thuộc vào độ nở ntn?
HS: Trả lời.
GV: Xác định tỷ lệ đó ntn?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung đưa ra hình vẽ và giải thích.
GV: Cho học sinh quan sát hình 2.22
GV: Vị trí đặt bình hoa có phù hợp không?
HS: Phù hợp.
14’
17’
I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa:
1. Dụng cụ cắm hoa:
- Bình cắm hoa có hình dáng và kích thước khác nhau, chúng được làm bằng các chất liệu thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa 
* Dụng cụ để cắt tỉa hoa.
- Dao, kéo sắc, mũi nhọn.
- Bình phun nước, dây kẽm uốn cành lá băng dính.
* Dụng cụ giữ hoa.
- Mút xốp hoặc bàn chông. 
2. Vật liệu cắm hoa:
a. Các loại hoa: Hoa tươi, hoa khô, hoa giả .
b. Các loại cành: cành tươi, cành khô như cành trúc, cành mai, thủy trúc ... 
c. Các loại lá:
II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản:
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp với hình dáng màu sắc:
- Hoa súng hợp với bình thấp.
- Hoa huệ, hoa lay ơn phải cắm ở bình cao.
- Trong một bình có thể cắm nhiều loại hoa.
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm:
- Hoa nở bông thấp, bông cao.
- Bông nở càng to cắm sát miệng bình, nụ thì cắm cao hơn.
- Độ dài cành.
- Cành chính 1.
- Cành chính 2.
- Cành phụ T.
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí:
- Góc nhỏ: Lọ cao.
- Bàn ăn: Bình hoa thấp, vừa.
4.Củng cố:	
GV: Em hãy nêu vật liệu và dụng cụ cắm hoa.
HS: 	- Bình hoa, nút xốp, bàn chông.
- Hoa tươi, hoa khô, cành lá.
Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK để củng cố bài học.
5/ Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- GV: Chuẩn bị dụng cụ, dao, kéo, bàn chông, bình.
	- HS: Một số hoa, lá măng hoặc cành thông, bình thấp, mút xốp, bàn chông.
E- RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày dạy: 12/12/2014
Tiết 31
CẮM HOA TRANG TRÍ (T2)
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: - Biết được quy trình cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa.
2. Kỹ năng: - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở, cho phòng học của mình.
3. Thái độ: - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.
 - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
B. TRỌNG TÂM
Quy trình cắm hoa
C- CHUẨN BỊ :
	* GV: - Tranh vẽ các loại bình hoa
	 - Dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, đế chông, mút xốp, bình cắm hoa	
	* HS: - Hoa, lá, cành
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	1/ Kiểm ta bài cũ: 	7’	
Hãy kể tên những dụng cụ và vật liệu dùng để cắm hoa ?	
- Bình cắm, bàn chông, mút xốp, dao, keo.
- Vật liệu các loại hoa, cành, lá.	
- Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc ?	
- Hoa có cấu tạo vòng nở lớn như hoa súng phải cắm chậu hoặc bình thấp.
- Hoa huệ, hoa layơn có dáng cao vươn thẳng phải chọn bình cao.
2. Giới thiệu bài:1’
GV khi đã chuẩn bị đủ dụng cụ và vật liệu thì ta tiến hành cắm hoa như thế nào? -> tìm hiểu bài.
	3/ Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
TG
NỘI DUNG 
HĐ1: Tìm hiểu quy trình cắm hoa	
+ Kể các dạng bình cắm hoa
+ Kể các dụng cụ khác dùng để cắm hoa
+ Kể các loại hoa dùng để cắm trang trí 
* Hoa cắt ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ về, hoa hái ở hàng rào, ao, đồi.
* Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm.
* Cho tất cả hoa vào xô nước lạnh ngập đến nửa thân cành hoa, để xô đựng hoa ở nơi mát mẻ trước khi cắm.
* Khi cắm một bình hoa để trang trí cần tuân theo quy trình sẽ thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả.
* GV vừa giảng vừa làm thao tác mẫu cho HS xem.
	Cũng có thể cắm cành lá phụ trước, rồi cắm cành chính sau.
* Chú ý: Nên cắt cành hoa trong nước, tránh đặt bình hoa ở nơi có nắng chiếu vào có gió mạnh, không đặt dưới quạt máy, hàng ngày thay nước để hoa tươi lâu.
28’
III- Quy trình cắm hoa
	1/ Chuẩn bị:
	- Bình cắm hoa bình thấp.
	- Dụng cụ cắm hoa : Bàn chông, mút xốp giữ nước, dao, kéo.
	- Hoa.
 - Cắt hoa vào buổi sáng, tỉa bớt là cho vào xô ngập nửa thân.
 - Sau khi cắt nhúng vết cắt vào nước nóng, hoặc đốt cháy phần gốc. Cho vào nước dấm hoặc thả C và B1 vào đó, tuỳ vào từng loại hoa, cách sử lý khác nhau (H2.23)
2/ Quy trình thực hiện 
Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm sao cho phù hợp.
Cắt cành và cắm các cành chính trước.
Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau cắm xen vào cành chính và che khuất miêng bình, điểm thêm hoa, lá.
Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí 
	4. Củng cố 8’:	
* Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa.
- Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc.
- Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình.
- Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.
* Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào ?
- Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa dạng cắm sao cho phù hợp.
- Cắt cành và cắm các cành chính trước.
- Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau.	
	5/ Hướng dẫn về nhà:1’	
- Học thuộc ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK đọc và xem trước bài 14 SGK. 
	+ Chuẩn bị bài sau:
	- GV: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
	- HS: Đọc phần cắm hoa dạng thẳng, chuẩn bị vật liệu cắm hoa.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày dạy: 15 /12/2014
Tiết 32: THỰC HÀNH:
CẮM HOA TRANG TRÍ (T1)
A- MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: -Hiểu được sơ đồ cắm hoa, vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng thẳng, bình cao, cuối giờ hoàn thành sản phẩm.
2. Kỹ năng: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình.
3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích bộ môn.
	 - Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.
B- TRỌNG TÂM
Thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng – dạng cơ bản
C- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Tranh vẽ các loại bình hoa
	 - Dụng cụ cắm hoa: Dao, kéo, đế chông, mút xốp, bình cắm hoa	
2. Học sinh : - Hoa, lá, cành
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:6’
	HS1: Trình bày quy trình cắm hoa
2. Giới thiệu bài:1’
GV: Tiết trước các em đã được học quy trình cắm hoa vậy thực tế ta tiến hành làm như thế nào -> tìm hiểu bài.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1. Tìm hiểu cách cắm hoa dạng thẳng đứng – dạng cơ bản:
HS: Chú ý quan sát.
GV: Giới thiệu về góc độ cắm.
HS: Quan sát ghi vở
GV: Góc độ cắm của 3 cành chính.
HS: Chú ý quan sát.
HĐ2.Thực hành:
GV phân nhóm và vị trí làm việc
GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
GV nêu yêu cầu thực hành
HS: nhận dụng cụ và tiến hành thực hành
GV: quan sát, hướng dẫn
HĐ 3: Kết ... nhiều kẻ hở để vi khuẩn gây độc xâm nhập vào thực phẩm.
 GV gọi HS đọc nội dung SGK.
 HS đọc sách giáo khoa.
?Hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm ? Chọn những thực phẩm đó như thế nào?
HS trả lời
GV kết luận
? Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu ?
HS trả lời: Nhà bếp
? Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ?
+ HS trả lời: Mặt bàn, bếp, quần áo, giẻ lau, thớt thái, thịt, rau,...
? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? 
HS trả lời
? Vậy làm thế nào để bảo đảm được vệ sinh, an toàn thực phẩm?
HS trả lời
Gv kết luận
? Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây ?
+ Thực phẩm đã chế biến
+ Thực phẩm đóng hộp
+ Thực phẩm khô
HS trả lời
Hđ 2: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm
* GV hướng dẫn HS đọc mục 1 trang 78 SGK
? Ngộ độc thức ăn là do đâu?
Lấy ví dụ thực tế.
HS trả lời
? Vậy làm như thế nào để phòng tránh được ngộ độc thức ăn?
HS trả lời
GV gợi ý
? Chọn thực phẩm như thế nào?
 HS trả lời.
? Sử dụng nước như thế nào?
HS trả lời
? Khi bị ngộ độc thức ăn sẽ có những dấu hiệu gì? Và em sẽ xử trí như thế nào?
HS trả lời
16’
15’
II- An toàn thực phẩm
	Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm
+ Thực phẩm tươi sống( thịt, cá, rau, quả) : phải mua loại tươi hoặc được bảo quản lạnh
+ Thực phẩm đóng hộp(sữa hộp, thịt hộp, đậu hộp,): phải chú ý đến hạn sử dụng, không bị rách, hở.
+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
2/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ
Nấu chín thực phẩm
Bảo quản chu đáo
à Để ngăn vi khuẩn có hại phát triển.
III- Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
	- Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của nước.
	- Do thức ăn bị biến chất.
	- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc
	- Do thức ăn bị ô nhiễmcác chất độc hoá học.
2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn.
	- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn,. . .
	- Sử dụng nước sạch.
	- Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch.
	- Không dùng thực phẩm có chất độc.
	- Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
4. Củng cố ( 5’). GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm.
? Làm bài tập 4- SGK tr80
HS trả lời.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập
Đọc và tìm hiểu bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
E. RÚT KINH NGHIỆM
	.
Ngày dạy: 21/01/2015
Tiết 42: 
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
A- MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn.
- Biết cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
2. Kỹ năng:
- Áp dụng hợp lí kiến thức vào nấu ăn ở gia đình.
3. Thái độ
- Giáo dục HS làm việc vệ sinh, khoa học, đúng quy trình khoa học.
B- TRỌNG TÂM
Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
C- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Bài soạn
- Tranh giáo khoa.
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước bài
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
HS1: Trình bày các biện pháp an toàn thực phẩm.
HS2: Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm.
2. Giới thiệu bài:2’
? Làm sạch và chế biến thức ăn để làm gì?
HS trả lời
Gv đặt vấn đề: Trong quá trình đó không chỉ vi khuẩn có hại chết đi mà còn làm mất đi một số chất dinh dưỡng à Cần bảo quản chất dinh dưỡng trong thức như thế nào?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hđ 1: Tìm hiểu chung
? kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn?
GV: Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là những chất dễ tan trong nước.
? Những chất dinh dưỡng nào dể tan trong nước? 
HS trả lời: Sinh tố C, B, phương pháp chất khoáng.
? Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào? 
HS trả lời: Khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến thức ăn.
? Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến?
HS trả lời
Hđ 2: Tìm hiểu cách chuẩn bị thịt, cá
* Quan sát hình 3-17 trang 81 SGK
 HS quan sát tranh.
? Các chất dinh dưỡng nào có trong thịt cá?
HS trả lời
? Chuẩn bị chế biến thịt, cá chúng ta cần làm những công việc gì?
HS trả lời
? Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì?
HS trả lời
GV kết luận
Hđ 3: Tìm hiểu cách chuẩn bị rau, củ, quả, đậu hạt tươi
* Quan sát hình 3-18 trang 82 SGK.
? Kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng ?
HS quan sát tranh, trả lời.
+ Rau củ, quả trước khi chế biến và sử dụng phải làm gì ? Làm như thế nào?
 HS trả lời
GV kết luận
Hđ 3: Tìm hiểu cách chuẩn bị đậu hạt khô, gạo
* Quan sát hình 3-19 trang 82 SGK.
 HS quan sát hình, trả lời.
? Nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng?
?Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng thích hợp.
+ Đậu hạt khô như thế nào ?
+ Gạo như thế nào ?
 HS trả lời.
GV kết luận
8’
8’
8’
8’
I- Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
1/ Thịt, cá:
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Không để ruồi, bọ bâu vào.
- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
- Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3/ Đậu hạt khô, gạo.
+ Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ tránh sâu mọt.
- Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.
4. Củng cố ( 5’)
GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
	- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
* Bài tập 1 trang 84 SGK
	Sinh tố C, B, phương pháp, chất khoáng.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập
Đọc và tìm hiểu phần II. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày dạy: 26/01/2015
Tiết 43: 
 BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
A- MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn	
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
3. Thái độ
- Giáo dục HS làm việc vệ sinh, khoa học, đúng quy trình khoa học.
B- TRỌNG TÂM
Cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn
C- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Bài soạn
-Tranh giáo khoa.
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước bài
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:( 7’)
HS1: Thịt, cá tươi phải bảo quản như thế nào?
HS2: Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào?
2. Giới thiệu bài:1’
Gv đặt vấn đề: Đó là trong khi chuẩn bị chế biến, vậy trong quá trình chế biến thì phải bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hđ 1: Tìm hiểu tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
GV giới thiệu các loại sinh tố.
? Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào?
+ HS trả lời.
?Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn.
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào?
+ Khuấy nhiều khi nấu như thế nào ?
+ Hâm lại thức ăn nhiều lần như thế nào 
? Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ?
? Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ?
 HS trả lời.
GV kết luận
Hđ 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
GV: Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu hủy bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thích hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao.
? Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín chất đạm như thế nào?)
HS trả lời. GV kết luận
? Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi) chất béo như thế nào ?
HS trả lời. GV kết luận
? Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ?
HS trả lời. 
?Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ?
HS trả lời. GV kết luận
? Khi đun nấu chất khoáng bị ảnh hưởng như thế nào ?
 HS trả lời. GV kết luận
15’
16’
II- Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
	Có 2 loại sinh tố: 
Sinh tố tan trong nước: sinh tố B, C, PP,
Sinh tố tan trong chất béo: sinh tố A, D, E, K
Đun nấu lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố tan trong nước.
Rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố tan trong chất béo.
* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
	- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
	- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần
	- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
	- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
	a- Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi
b- Chất béo: Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
c- Chất đường bột: Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
d- Chất khoáng: Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước.
	e- Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi
4. Củng cố ( 5’)
GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm.
* Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập
Đọc và tìm hiểu bài : Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày dạy: 19/01/2015
Tiết: 
V
A- MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Biết được 
2. Kỹ năng:
- 
3. Thái độ
- 
B- TRỌNG TÂM
C- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Bài soạn
- Bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước bài
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:( 7’)
HS1: 
HS2: 
2. Giới thiệu bài:1’
Gv đặt vấn đề: 
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hđ 1: Tìm hiểu 
4. Củng cố ( 5’)
GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập
Đọc và tìm hiểu bài 
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
Ngày dạy: 19/01/2015
Tiết: 
V
A- MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Biết được 
2. Kỹ năng:
- 
3. Thái độ
- 
B- TRỌNG TÂM
C- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: - Bài soạn
- Bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước bài
D. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:( 7’)
HS1: 
HS2: 
2. Giới thiệu bài:1’
Gv đặt vấn đề: 
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Tg
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hđ 1: Tìm hiểu 
4. Củng cố ( 5’)
GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
Học bài và làm bài tập
Đọc và tìm hiểu bài 
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17 Bao quan chat dinh duong trong che bien mon an new.doc