Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 2, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 2, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

2.Kĩ năng: Biết phân biệt được một số loại vải thông dụng, biết sử dụng các loại vải hợp lí.

3.Thái độ: Giúp HS tích cực tham gia bài học

II.Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

-Tranh: quy trình sản xuất vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học.

 -Bộ mẫu vải,dụng cụ thí nghiệm phân biệt các loại vải: bát chứa nước, diêm.

2. Chuẩn bị của HS:

 Chuẩn bị các bộ mẫu vải các em tìm được.

III.Phương pháp dạy học: quan sát,trực quan, vấn đáp,thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV.Hoạt động dạy và học:

1.Ổn định : (1’’)

 2.Kiểm tra bài cũ: (4’’):

?Nêu vai trò của gia đình và KTGĐ.

?Cho biết phương pháp học tập môn Công Nghệ 6.

 3.Bài mới:

Giới thiệu bài (3’):

GV: ? Em có biết, ngày xưa để che thân người ta dùng gì không?Còn bây giờ?

HS: Trả lời: Dùng lá cây, da thú để che than. Hiện nay, do nhu cầu ngày càng phát triển, con người biết dùng đến vải

GV: ?Có nhiều loại vải không? Vì sao?

HS: Trả lời: Có nhiều loại vải (bông, trơn, hút ẩm, nhăn,.), nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, phù hợp với từng loại công việc

GV: Nhìn chung có 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên,vải sợi hóa học,vải sợi pha.

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 2, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Ngày soạn: 24/8/2011	Ngày dạy: 27/8/2011
Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 2: 	Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha. 
2.Kĩ năng: Biết phân biệt được một số loại vải thông dụng, biết sử dụng các loại vải hợp lí.
3.Thái độ: Giúp HS tích cực tham gia bài học
II.Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: 
-Tranh: quy trình sản xuất vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học.
 	-Bộ mẫu vải,dụng cụ thí nghiệm phân biệt các loại vải: bát chứa nước, diêm.
2. Chuẩn bị của HS: 
 Chuẩn bị các bộ mẫu vải các em tìm được.
III.Phương pháp dạy học: quan sát,trực quan, vấn đáp,thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV.Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định : (1’’) 
 2.Kiểm tra bài cũ: (4’’): 
?Nêu vai trò của gia đình và KTGĐ.
?Cho biết phương pháp học tập môn Công Nghệ 6.
 3.Bài mới:
Giới thiệu bài (3’): 	
GV: ? Em có biết, ngày xưa để che thân người ta dùng gì không?Còn bây giờ?
HS: Trả lời: Dùng lá cây, da thú để che than. Hiện nay, do nhu cầu ngày càng phát triển, con người biết dùng đến vải
GV: ?Có nhiều loại vải không? Vì sao?
HS: Trả lời: Có nhiều loại vải (bông, trơn, hút ẩm, nhăn,...), nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, phù hợp với từng loại công việc
GV: Nhìn chung có 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên,vải sợi hóa học,vải sợi pha.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vải sợi thiên nhiên(16’)
- Treo tranh 1.1 cho HS quan sát và cho HS TLN 3 phút câu hỏi sau:
1.Quan sát, hãy hoàn thành quy trình sản xuất vải thiên nhiên theo sơ đồ SGK
2.Có mấy nguồn gốc tạo ra vải sợi tự nhiên?
- Bổ sung: Cây bông sau khi ra quả, người ta thu hoạch, giũ sạch hạt, chất bẩn. Họ đánh tơi để kéo thành sợi, dệt vải
- Trong quá trình ươm tơ,người ta đem kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ tan ra 1 phần,kén trở nên mềm ra và dễ dang rút thành sợi.Sợi tơ rút ra từ kém còn đang ướt lúc này kén đang ở trong nồi nước được chập lại với nhau tạo sợi tơ mộc.
?Hãy nhận xét xem, quy trình làm ra vải sợi thiên nhiên nhanh hay chậm?Vì sao?
- Cho HS quan sát mẫu vải tơ tằm, vải bông
- Dùng dụng cụ thí nghiệm vải sợi thiên nhiên
?Sau khi nhúng vải vào nước, em thấy vải lâu hay mau khô? Vải có độ nhàu như thế nào?
- Đốt vải cho HS quan sát
 Hướng dẫn cho 1 em đốt vải, nhận xét về độ vụn của tro trên mẫu vải vừa đốt 
-HS thảo luận và trình bày
1.-Cây bong " xơ bong " sợi bông " vải sợi bông
- Con tằm " sợi tơ tằm " sợi dệt " vải tơ tằm
2.Có 2 nguồn gốc tạo ra vải sợi thiên nhiên
- Nghe giảng
-Rất lâu, vì cần nhiều thời gian từ khâu trồng (nuôi) cho đến khi thu hoạch. 
-HS quan sát
-HS quan sát, sờ thử vải, nhúng vào nước, vò
-Vải nhẹ, mát, hút ẩm
-Vải tơ tằm mau khô, vải bông lâu khô, nhưng cả 2 đều rất dễ nhăn khi vò
-Khi đốt tro bóp dễ tan
Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
Tiết 2: Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
I .Nguồn gốc, tính chất của các loại vải:
 1.Vải sợi thiên nhiên:
 a. Nguồn gốc:có 2 nguồn gốc
 -Được dệt từ nguồn gốc thực vật: cây bông, cây lanh, cây đai...
 -Được dệt từ nguồn gốc động vật: con tằm, lông dê, lông cừu...
 b. Tính chất:
 Có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu.
 Vải sợi bông giặt lâu khô, khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vải sợi hoá học(15’)
- Cho HS đọc nhẩm SGK
- Treo bảng phụ ghi sẵn sơ đồ quy trình sản xuất vải và tranh miêu tả quá trình sản xuất vải sợi hoá học
- ?Hãy cho biết vải sợi hoá học có mấy loại cơ bản?Tại sao gọi nó là vải sợi hoá học?
- ? Quan sát hình vẽ 1.2 và nêu nguồn gốc của vải sợi hóa học
- Yêu cầu HS TLN 2 phút câu hỏi sau:
+ ?Dựa vào phần còn khuyết SGK trang 8, hãy hoàn thành và trình bày?
+ ?Theo loại vải này có quy trình sản xuất chậm hay nhanh?
- Dùng dụng cụ thí nghiệm vải sợi thiên nhiên
- ?Sau khi nhúng vải vào nước, em thấy vải lâu hay mau khô? Vải có độ nhàu như thế nào?
- Đốt vải cho HS quan sát
 Hướng dẫn cho 1 em đốt vải, nhận xét về độ vụn của tro mẫu vải vừa đốt.
-Đọc SGK
- Quan sát
Có 2 loại: vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp. Vì nó phải trải qua công đoạn xử lí bằng chất hoá học rồi mới đem làm sợi dệt vải
- Trả lời
- Trả lời 
- Nhanh, vì có sẵn những nguồn nguyên liệu dồi dào, giá rẻ. Vả lại dùng máy móc để sản xuất 
-HS quan sát, sờ thử vải, nhúng vào nước, vò
-Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát, ít nhàu hơn vải sợi bông. Khi đốt tro bóp tan
-Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu, nhưng ít thấm mồ hôi. Khi đốt tro bóp không tan
2.Vải sợi hóa học:
a.Nguồn gốc:
 Được dệt bằng các loại vải sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học có ở tre, nứa, gỗ ,than đá,dầu hỏa,
 Vải sợi hóa học được chia thành 2 loại: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. 
b.Tính chất:
 Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát, ít nhàu hơn vải sợi bông.
 Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu, nhưng ít thấm mồ hôi.
4. Củng cố: (4’)
 ?Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi thiên nhiên? 
?Trình bày nguồn gốc và tính chất của vải sợi hoá học?
?Nêu qui trình sản xuất vải sợi bông, vải tơ tằm?
5.Hướng dẫn về nhà:(2’)
 -HS về học bài,chuẩn bị bài 1: “Các loại vải thường dùng trong may mặc(tt)”
- Chuẩn bị một số mẫu vải (nên đa dạng và khác với tiết 1)
-Nêu nguồn gốc và tính chất của vải sợi pha?
- Làm thế nào để phân biệt các loại vải?
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm: ..
.
........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doccac loai vai thuong dung trong may mac.doc