Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 19-22 - Năm học 2011-2012

Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 19-22 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU: giúp hs

- Biết cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở và sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực cho hợp lí, tạo sự thoải mái hài lòng cho các thành viên trong gia đình.

- Biết cách sắp xếp đồ đạc, chỗ ở của bản thân và gia đình.

- Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.

- Biết gắn bó và yêu quí nơi ở của mình.

II. CHUẨN BỊ: Sơ đồ phòng 2,5m x4m theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ đạc theo tỉ lệ căn phòng.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực.

HĐ2: Tiến trình thực hành:

TIẾT 17: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC THEO YÊU CẦU CỦA GV BẰNG SƠ ĐỒ HÌNH VẼ TRÊN GIẤY A4

GV: Đặt vấn đề: Giả sử em có một phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm một giường cá nhân, một tủ đầu giường, một tủ quần áo, một bàn học, hai ghế, một giá sách. Em sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi.

GV:

- Cho mỗi học sinh sắp xếp đồ đạc trên sơ đồ ( bằng giất A4)

- Cho học sinh trình bày cách sắp xếp đồ đạc của mình, sau đó gọi HS nhận xét xem đã hợp lí chưa, ngăn nắp chưa , cuối cùng là GV nhận xét ( có thể cho điểm).

- GV dặn dò HS về nhà sắp xếp phòng ngủ, sắp xếp góc học tập của mình cho gọn đẹp, sạch sẽ, ngăn nắp, .

- GV nhận xét buổi thực hành.

GV: Giao bài tập về nhà: Cắt bằng bìa hoặc xốp mô hình giường, tủ đầu giường, bàn học, hai ghê, một giá sách, mặt bằng căn phòng.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 19-22 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/10/2011 
 Ngày dạy : 1 và 3/11/2011
Tiết 19+20: thực hành: 
Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong gia đình.
I. Mục tiêu: giúp hs
- Biết cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở và sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực cho hợp lí, tạo sự thoải mái hài lòng cho các thành viên trong gia đình.
- Biết cách sắp xếp đồ đạc, chỗ ở của bản thân và gia đình.
- Giáo dục nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết gắn bó và yêu quí nơi ở của mình.
II. chuẩn bị: Sơ đồ phòng 2,5m x4m theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ đạc theo tỉ lệ căn phòng.
iii. tiến trình bài giảng: 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực.
HĐ2: Tiến trình thực hành:
Tiết 17: Sắp xếp đồ đạc theo yêu cầu của GV bằng sơ đồ hình vẽ trên giấy A4
GV: Đặt vấn đề: Giả sử em có một phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm một giường cá nhân, một tủ đầu giường, một tủ quần áo, một bàn học, hai ghế, một giá sách. Em sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi.
GV: 
- Cho mỗi học sinh sắp xếp đồ đạc trên sơ đồ ( bằng giất A4)
- Cho học sinh trình bày cách sắp xếp đồ đạc của mình, sau đó gọi HS nhận xét xem đã hợp lí chưa, ngăn nắp chưa, cuối cùng là GV nhận xét ( có thể cho điểm).
- GV dặn dò HS về nhà sắp xếp phòng ngủ, sắp xếp góc học tập của mình cho gọn đẹp, sạch sẽ, ngăn nắp, .
- GV nhận xét buổi thực hành.
GV: Giao bài tập về nhà: Cắt bằng bìa hoặc xốp mô hình giường, tủ đầu giường, bàn học, hai ghê, một giá sách, mặt bằng căn phòng.
Tiết 18: Sắp xếp đồ đạc theo yêu cầu của GV bằng các mấu mô hình cắt bằng bìa hoặc xốp, mặt bằng căn phòng.
Kiểm tra sự chuẩn bị bài về nhà của HS
Chia lớp thành ba nhóm: Phân công nhóm trưởng, 
Tiến trình thực hành : 
+ Đầu tiên mỗi nhóm làm chung rôid cử đại diện trình bày.
+ Sau đó mỗi HS được sắp xếp đồ đạc (theo mô hình) một lần theo ý tưởng của mình.
Các bạn nhận xét, cuối cùng là GV nhận xét.
HĐ3: Nhận xét của giáo viên sau hai tiết thực hành:
HĐ4: Bài tập về nhà: Xem trước bài “ Giứ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
IV. Rút kinh nhiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 30/10/2011 
 Ngày dạy : 8/11/2011
Tiết 21: giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
I. Mục tiêu: giúp hs
- Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Biết cần phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
- Vận dụng được một số công việcvào cuộc sống ở gia đình.
- Rèn ý thức lao động và có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
II. chuẩn bị: 
iii. tiến trình bài giảng: Tiết21: HĐ1,2,3 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của gv và hs
Ghi bảng
GVĐVĐ: Trong đời sống, thời gian mỗi chúng ta gắn bó và sinh hoạt ở ngôi nhà của mình rất lớn vì vậy bất cứ ai cũng muốn nhà mình là một tổ ấm luôn gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Ước muốn giản dị đó ai đã hiểu được thì đều có thể thực hiện , làm cho ngôi nhà của mình sạch sẽ và ngăn nắp.
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu: Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Tiết 22: Chúng ta tìm hiểu: Cần làm gì để giữ gìn cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
HĐ2: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
GV: Cho HS quan sát hình 2.8
- Bên trái hình là khung cảnh bên ngoài nhà ở.
- Bên phải hình là cảch một khu bên trong của nhà ở.
? Em có nhận xét gì về khu vực bên ngoài nhà ở.
? Em có nhận xét gì về khu vực bên trong của nhà ở.
? Trong nhà và ngoài nhà sach sẽ, ngăn nắp như vậy chứng tỏ điều gì.
? Em hãy lấy ví dụ cụ thể của gia đình như chỗ nấu ăn, hay giường ngủ của các em.
? Hãy nêu những suy nghĩ của bản thân về sự sạch sẽ, ngăn nắp.
GV: Cho HS quan sát tranh hình 2.9 – SGK
? So sánh khung cảnh bên ngoài của hình 2.8 và hình 2.9
? So sánh khung cảnh trong nhà của hai hình 2.8 và 2.9
? Nếu môi trường sống của chúng ta như vậy thì em có suy nghĩ gì.
( HS: - Cảm gíac khó chịu.
- Tìm kiếm vật gì trong nhà cúng khó khăn, mất thời gian
- Nơi ở như ngôi nhà không có chủ.
- Như vậy sẽ đau ốm do bị ô nhiễm môi trường
- Làm cho nơi ở xấu đi, đồ đạc dễ bị hỏng,
- Đánh giá chủ nhân luộm thuôm, lười biếng.
? Em có thể nêu thêm ví dụ thực tế từ chính cuộc sống của các em để rút ra tác hại của nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
? Lợi ích của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
1. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
+ Ngoài nhà:
- Sân sạc sẽ, không có rác, không có lá rung, có cây cảnh, nhìn quang đãng.
- Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt.
+ Trong nhà:
- Chăn, màn ở giường ngủ được gấp gọn gàng và được sắp xếp vào một chỗ.
- Dép( guốc) để gọn cùng chiều phía dưới giường.
- Bàn học kê sát giá sách và sách vở được xếp ngay ngắn trên bàn, trên giá sách.
- Lọ hoa được chăm chút, qủa tươi được đặt trong đĩa
+ Trong nhà và ngoài nhà scạ sẽ, ngăn nắp như vậy thể hện là ngôi nhà có bàn tay con người chăm sóc, giữ gìn.
+ Kết luận: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống luôn luôn sạch, đẹp và thuận tiện khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn bởi bàn tay của con người.
2. Nhà ở lộn xôn, thiếu vệ sinh.
+ Ngoài nhà:
- Đồ đạc để bừa bài, lộn xộn, ngổn ngang,
- Sân vườn bẩn, nhiều rác, nhiều lá rụng
- Đường đi vướng víu.
+ Trong nhà:
- Chăn màn, guốc dép, sách voẻ, quần áo vứt bừa bãi.
- Phòng lôn xôn, nhiều giấy vụn, rác đầy nhà
Kết luận: Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Làm cho ta yêu quí ngôi nhà của mình.
- Giúp cho ta luôn có ý thức về sự sạch sẽ, ngăn nắp
- Để mọi người nhìn ta với con mắt trân trọng, yêu quí và thiện cảm
Và nhiều lợi ích khác.
HĐ3: Dặn dò, bài tập về nhà.
Xem lại nội dung bài học hôm nay.
Qua nội dung bài học hôm nay, về nhà vận dụng Sắp xếp nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
Xem trước phần: II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
 Ngày soạn: /11/2011
 Ngày dạy: /11/2011
Tiết 22: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ( tiếp)
I. mục tiêu: giống tiết 21
HĐ4: Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Lấy ví dụ cụ thể.
HĐ5: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
GVĐVĐ: Nhà ở là nơi sinh sống của con người. Mặc dù trong nhà đã được phân chia các khu vực và sắp xếp đồ đạc từng khu vực hợp lí, thuận tiện song do hoạt động hàng ngày của con người và do tác động bởi ngoại cảnh nên nhà ở không còn sạch sẽ và ngăn nắp nữa nếu ta không trường xuyên giữ gìn, sắp xếp gọn gàng và giữ vệ sinh chung
? Tại sao cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
GV cho HS phân tích một số ví dụ như hoạt động nấu ăn đẻ thấy được sự cần thiết phải sạch sẽ,..
? Trong gia đình em, ai là người làm công việc dọn dẹp nhà cửa và các công việc nội trợ
? Tại sao cần có nếp sóng, nếp sinh hoạt.
? Trong gia đình cần làm những công việc gì
? Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên.
1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sach sẽ, ngăn nắp.
- Do hoạt động của con người hàng ngày: sử dụng đồ đạc, đồ vật nên tạo ra rác và vị trí đồ đạc, đồ vật bị thay đổi sau khi sử dụng
- Do tác động của ngoại cảnh: mưa gió, bụi bẩn, lá rơi làm nhà cửa, đồ đạc bị bụi bẩn, nhiều rác và lá rụng.
KL: Phải thường xuyên quýet dọn, lau chùi, sắp xếp đồ đạc vào đúng vị trí để giứ gìn nhà ở luôn ngăn nắp, sạch sẽ.
2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
a. Cần có nếp sống như thế nào.
- Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ gìn vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng để đúng nơi qui định
b. Cần làm nhưngd công việc gì trong gia đình.
- Quýet nhà, lau nhà, dọn dẹp đồ đạc của cá nhân, của gia đình, làm sạch khu bếp, khu vệ sinh
- Những công việc định kì theo tuần, theo thảng: Lau bịu trên cửa sổ, lau đồ đạc, cửa kính, giặt và chải bịu rèm cửa
c. Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên?
Muốn thực hiện công việc có hiệu quả và nhanh chóng thì mỗi người có trách nhiệm
Tham gia công việc giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà ở thường xuyên, đều đặn ( nếu làm thường xuyên, đều đặn thì sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả hơn).
HĐ6: Dặn dò, bài tập về nhà
Xem lại nội dung bài học hôm nay.
HS đọc phần ghi nhớ.
Trả lời hai câu hỏi sgk
Xem trước bài: “ Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật”
IV. rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 6 Tiet 19 22.doc