Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Ngân

Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Ngân

III- MỤC TIÊU :- Thông qua tiết thực hành HS

a)Kiến thức :

 - Vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.

 - Cắt vải theo mãu giấy.

 b)Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng may tay.

 c)Thái độ : Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác theo đúng quy trình.

II- CHUẨN BỊ :

 - GV : - Tranh vẽ vỏ gối phóng to.

 - HS : - Kim, chỉ, kéo.

 - Giấy bìa tập, giấy cứng.

 - Mẫu vỏ gối hoàn chỉnh.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Ổn định tổ chức(3) : Kiểm tra dụng cụ HS.

2/ Kiểm tra bài củ : Không

3/ Giảng bài mới :(40)

 a) Giới thiệu bài mới:

 b) Tiến trình tiết dạy:

 

doc 103 trang Người đăng vanady Lượt xem 1182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/10/2010
Tiết 13
Tuần : 07
THỰC HÀNH CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT
III- MỤC TIÊU :- Thông qua tiết thực hành HS
a)Kiến thức :
 - Vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối.
 - Cắt vải theo mãu giấy.
	b)Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng may tay.
	c)Thái độ : Giáo dục HS có tính cẩn thận thao tác chính xác theo đúng quy trình.
II- CHUẨN BỊ :
	- GV : 	- Tranh vẽ vỏ gối phóng to.
	- HS : 	- Kim, chỉ, kéo.
	- Giấy bìa tập, giấy cứng.
	- Mẫu vỏ gối hoàn chỉnh.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định tổ chức(3’) :	Kiểm tra dụng cụ HS.
2/ Kiểm tra bài củ :	Không
3/ Giảng bài mới :(40’)	
	a) Giới thiệu bài mới:
	b) Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 10’
*HĐ1: GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành. HS vẽ được và cắt tạo mẫu giấy, các chi tiết của vỏ gối, cắt vải theo mẫu giấy.
* GV giới thiệu cho HS xem mẫu vỏ gối
* GV treo tranh vẽ phóng to vỏ gối, hình 1- 18 trang 30 SGK. HS vẽ hình vào giấy cứng
Theo dõi GV giới thiệu
I- Quy trình thực hiện
 1/ Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối : 
 a/ Vẽ các hình chữ nhật.
 25’
*HĐ2 : GV hướng dẩn HS vẽ hình vào tập, vào giấy.
- Một mảnh trên của vỏ gối
- Vẽ hình chử nhật
	AB = 20 cm = CD
	BC = 15 cm = AD
	AE = BF = 1 cm
- Vẽ thêm đường vòng ngoài cách 1cm
- 2 mảnh dưới vỏ gối
	AB = CD = 6 cm
	BC = AD = 15 cm
	AE = 1 cm ; BF = 2 cm
	AB = CD = 14 cm
	BC = AD = 15 cm
	AE = 1 cm ; BF = 2,5 cm
* GV hướng dẩn HS cắt mẫu giấy theo đường vẽ.
HS thực hành
- Vẽ một mảnh trên của vỏ gối 15 cm x 20 cm 
- Vẽ hai mảnh dưới vỏ gối:
1 mảnh: 14 cm x 15 cm
1 mảnh: 6 cm x 15 cm
- Vẽ dường may xung quanh cách đều nét vẽ 1 cm và phần nẹp là : 2,5 cm
 b/ Cắt mẫu giấy
- Cắt theo đúng nét vẽ tạo nên 3 mảnh mẫu giấy của vỏ gối.
 5’
Hoạt động 3: Củng cố 
- GV nhận xét lớp học
- Nhận xét HS vẽ hình
- Nêu tên phê bình những HS vẽ sai.
4/Dặn dị & chuẩn bị cho tiết học tiếp theo 2’
	- Về nhà chuẩn bị :
	- Hai mảnh vải có kích thước 20 x 24 cm ; 20 x 30 cm
	- Một mảnh vải có kích thước 54 x 20 cm
	- Hai khuy bấm, kéo, phấn may, thước, kim khâu, chỉ.
IV- RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 03/10/10 
Tiết 14
Tuần 07
THỰC HÀNH CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT (TT)
I- MỤC TIÊU :- Thông qua tiết thực hành HS
	+ Về kiến thức : Khâu được vỏ gối hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài học
	+ Về kỹ năng : Vận dụng để khâu vỏ gối có kích thước khác tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
	+ Về thái độ : Giáo dục HS có tính cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình.
II- CHUẨN BỊ :
	- GV : Một mẫu vỏ gối hoàn chỉnh
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Ổn định tổ chức :(2’)	Kiểm diện HS, kiểm tra đồ dùng của HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ :	Không
	3/ Giảng bài mới :(41’)	
a) Giới thiệu bài mới:
	b) Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 12’
 29’
* HĐ1: GV giới thiệu yêu cầu của bài thực hành
- HS khâu được vỏ gối hoàn chỉnh, cắt được vải theo mẫu giấy.
* GV giới thiệu cho HS xem mẫu vỏ gối giáo viên làm.
* GV hướng dẩn HS cắt vải theo mẫu giấy
- Trải phẳng vải lên bàn
- Đặt mẫu giấy theo canh sợi vải
- Dùng phấn hoặc bút chì vẽ theo rìa mẫu giấy xuống vải, cắt đúng nét vẽ được 3 mảnh chi tiết của vỏ gối bằng vải
* HĐ2: GV hướng dẩn HS khâu vỏ gối.
 ( Khâu mũi thường, mũi tới )
- Gv chú ý quan sát HS thực hành đúng trình tự từng bước
HS quan sát, chú ý lắng nghe và ghi nhớ
Thực hành
HS khâu bình tĩnh, không vội để đảm bảo kĩ thuật
2/ Cắt vải theo mẫu giấy
- Trải phẳng vải lên bàn
- Đặt mẫu giấy theo canh sợi vải
- Dùng phấn hoặc bút chì vẽ theo rìa mẫu giấy xuống vải, cắt đúng nét vẽ được 3 mảnh chi tiết của vỏ gối bằng vải
3/ Khâu vỏ gối.
a/ Khâu viền nẹp hai mảnh mặt dưới gối
- Gấp mép nẹp vỏ gối, lược cố định 
- Khâu vắt nẹp hai mảnh dưới vỏ gối
b/ Đặt hai nẹp mảnh dưới gối chồm lên nhau 1 cm.
c/ Úp mặt phải của hai mảnh vỏ gối vào nhau khâu một đường xung quanh cách mép vải 0,8 cm ( hình 1- 19d )
 d/ Lộn vỏ gối sang mặt phải
4/ Dặn dị & chuẩn bị cho tiết học tiếp theo 2’	
	- Về nhà chuẩn bị
	- Kim, chỉ, mảnh vỏ gối đang khâu.
	- Khuy bấm, khuy cài.
IV- RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 10/10/10 
Tiết 16 + 17
Tuần : 08
ÔN TẬP 
I- MỤC TIÊU :- Thông qua tiết ôn tập giúp HS:
	- Nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.
- Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
- Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng.
II- CHUẨN BỊ :
	GV: - Nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của chương.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập, lập kế hoạch tổ chức tiết ôn tập.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh mẫu vật phục vụ nội dung ôn tập.
Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp để HS phân tích chất, tác dụng của vải.
HS:Ôân lại kiến thức: Các loại vải thường dùng trong may mặc và lựa chọn trang phục.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Ổn định tổ chức (2’):	Kiểm diện HS, kiểm tra đồ dùng của HS.
	2/ Kiểm tra bài cũ :	Không
	3/ Giảng bài mới :(41’)	
a) Giới thiệu bài mới(1’): GV: Chúng ta đã học xong chương I” May mặc trong gia đình”. Trong phạm vi thời gian 1 tiết ôn tập tổng kết chương , hôm nay cô cùng các em hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương, nhằm giúp các em nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về csc loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục, vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc cho bản thân và gia đình.
	b) Tiến trình tiết dạy:
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
15’
26’
HĐ1: GV Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận(khoảng 15 phút) theo 4 nội dung trọng tâm của chương, sau đó GV đặt câu hỏi cả lớp cùng thảo luận.
-Nhóm 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc.
-Nhóm 2: Lựa chọn trang phục.
Nhóm 3: Sử dụng trang phục.
Nhóm 4: Bảo quản trang phục.
Hoạt động 2: Thảo luận trước lớp.
- Hãy nêu nguồn gốc, qui trình sản xuất , tính chất của vải sợi thiên nhiên.
- Nêu nguồn gốc, quy trình sản xuất, tính chất vải sợi hoá học, vải sợi pha?
H: Để có được trang phục đẹp cần chú ý đến những điểm gì?
H: Sử dụng trang phục cần chú ý đến vấn đề gì?
H: Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào?
Bảo quản trang phục gồm:
-Giặt, phơi
Là(ủi) đúng kĩ thuật
Cất giữ cẩn thận
-Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật có lợi gì?
HĐ1: 
- Các nhóm thảo luận theo nội dung được phân công.
 Cá nhân và nhóm đều ghi lại ý kiến riêng và ý kiến tập thể ra giấy để phát biểu trước lớp.
HS: Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên:
+Từ thực vật: cây bông, lanh, đay, gai.
+Từ động vật: Con tằm, con cừu, lông vịt.
*Tính chất: vải len có độ co giãn lớn,giữ nhiệt tốt, thích hợp để may áo quần mùa đông .
- vải bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu.
*Quy trình sản xuất:
-Nguyên liệu từ thực vật:
+Quả bông :
+ cây lanh, gai: 
-Nguyên liệu từ động vật:
+từ lông cừu se thành sợi dệt.
+từ con tằm .
-HS: Nguồn gốc:
+vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
+Vải sợi pha: được kết hợp từ 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt 
*Tính chất của vải: 
+Vải sợi nhân tạo: độ mềm của mặt vải tương tự vải sợi bông, mặc thoáng mát, thấm mồ hôi,dễ bị nhàu, sợi dai.
+Vải sợi tổng hợp: mặt vải bóng.sợi mịn,không bị nhàu, dễ giặt,sợi dai,mặc nóng ít thấm mồ hôi.
+Vải sợi pha có ưu điểm của các loại sợi thành phần tạo nên sợi dệt,vải sợi pha được sử dụng nhiều trong may mặc vì đẹp, bền ,phong phú, giá rẻ.
-HS: chọn vải và kiểu may có hoa văn màu sắc phù hợp với dáng vóc,màu da,..
+Chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi, tạo dáng đẹp, lịch sự.
+Sự đồng bộ của trang phục
-Trang phục phù hợp với hoạt động: đi học, lao động, đi dự lễ hội
-Trang phục phù hợp với môi trường và công việc tạo cách ăn mặc trang nhã và lịch sự. Biết cách phối hợp hài hoà giữa quần và- áo hợp lý
HS: bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng hấp dẫn tiết kiệm được tiền chi dùng trong may mặc.
1.Các loại vải thường dùng trong may mặc:
a) Vải sợi thiên nhiên:
-Vải len có độ co giãn lớn, giữ nhiệt tốt, thích hợp để may trang phục mùa lạnh.
-Vải bông, tơ tằm có độ hút ẩm cao,mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu.
b)Vải sợi hoá học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp.
-Vải sợi nhân tạo có tính chất tương tự vải sợi bông; 
-Vải sợi tổng hợp rất đa dạng, bền đẹp, dễ giặt, ít bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thấm mồ hôi.
c)Vải sợi pha: có được ưu điểm của các loại sợi thành phần tạo nên sợi dệt. Vải sợi pha được sử dụng rất nhiều để may áo quần và các đồ dùng bằng vải trong gia đình.
2)Lựa chọn trang phục:
a)Có nhiều loại trang phục. Mỗi loại được may bằng chất liệu vải, màu sắc và kiểu may phù hợp với công dụng của từng loại trang phục để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể và làm tôn vẻ đẹp cho con người.
b) Chọn vải may mặc cần phù hợp với vóc dáng của cơ thể, với lứa tuổi với công dụng của từng loại trang phục và cần chú ý chọn các vật dụng đi kèm phù hợp.
3)Sử dụng và bảo quản trang phục
-Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc, biết cách phố ... o động, tăng ca sắp xếp, làm thêm giờ.
b- làm kinh tế phụ, làm gia công tại gia đình
c- dạy thêm( gia sư), tận dụng thời gian tham gia quảng cáo bán hàng.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến của mình.
- Làm những việc vừa sức, hỗ trợ thêm cho các thành viên khác trong gia đình có điều kiện làm việc và lao động tốt hơn. Đó cũng là hình thức đóng góp tăng thu nhập cho gia đình.
IV- BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP GIA ĐÌNH
1- Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ.
2- Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
Kết luận
Mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia sản xuất hoặc làm các công việc tuỳ theo sức của mình để góp phần làm tăng thu nhập, làm giàu cho gia đình và xã hội.
4/ Dặn dò 1’
Đọc phần ghi nhớ.
Học thuộc bài .
IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Tuần 32	
Tiết 63
Ngày 3/04/2011
CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
I- MỤC TIÊU
	Sau khi học xong, HS: 
Biết được chi tiêu trong gia đình là gì? ( đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ).
Biết các khoản chi tiêu: chi cho nhu cầu vật chất; chi cho văn hoá tinh thần.
II- CHUẨN BỊ
	Tranh ảnh SGK
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định lớp: 1’
 2/ Kiểm tra bài cũ : 5’
-Thu nhập của các gia đình ở thành phố và nông thôn có gì khác nhau không?
- Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
 3/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài: Hàng ngày con người có nhiều hoạt động, các hoạt động đó được thể hiện theo 2 hướng cơ bản:
+Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
+tiêu dùng những của cải vật chất của xã hội.
Trong đk kinh tế hiện nay, để có sản phẩm vật chất tiêu dùng cho gia đình và bản thân, người ta phải chi 1 khoản tiền nhất định để mua sắm hoặc trả công dịch vụ.
TL
H. Đ của giáo viên
H. Đ của học sinh
Nội dung
15’
HĐ1: Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Con người cần có nhu cầu gì trong cuộc sống?
+May mặc, ăn uống.
Muốn đáp ứng những nhu cầu đó cần phải có thu nhập để chi tiêu trong gia đình.
- Vậy em hiểu chi tiêu trong gia đình là gì?
-HS: Con người cần có những nhu cầu vật chất : ăn mặc, đi lại,bảo vệ sức khoẻ và nhu cầu tinh thần: học tập, nghỉ ngơi giao lưu,giao tiếp xã hội
I- Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
20’
HĐ2: Các khoản chi tiêu trong gia đình.
- Mỗi em có 5 phút để hoàn thành bản sau về gia đình mình:
+Mô tả nhà ở.
+Qui mô gia đình(số lượng các thành viên)
+Nghề nghiệp của từng thành viên
+Phương tiện đi lại của từng người.
+Tên các món ăn thường dùng trong gia đình
+Tên các sản phẩm may mặc
+Mọi người được chăm sóc sức khoẻ như thế nào?
-GV: Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ.
GV: giải thích nhu cầu về văn hoá tinh thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh
- Gia đình em phải chi những khoản gì cho nhu cầu về văn hoá tinh thần?
-Theo em trong các nhu cầu trên có nhu cầu nào có thể bỏ qua không? Em hãy xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu đó?
GV kết luận: Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu về văn hoá tinh thần, song qua nhu cầu về văn hoá tinh thần càng cho thấy rõ hơn về sự chi tiêu khác nhau giữa các gia đình. Ví dụ: cùng trong 1 lớp chúng ta thấy gia đình của mỗi em lại có sự chi tiêu khác nhau. Vì sao? Giữa thành thị, nông thôn cũng có sự khác nhau. Giải thích? (đk sống, đk làm việc, nhận thức xã hội, đk tự nhiên khác.)
- Cá nhân HS tự hoàn thành yêu cầu của GV về gia đình mình.
- học tập của con cái, học tập nâng cao của bố mẹ, nhu cầu xem báo chí, phim ảnh, nhu cầu nghỉ mát, hội họp, thăm viếng.
- HS tự xếp thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu trên.
II- Các khoản chi tiêu trong gia đình.
1- Chi cho nhu cầu vật chất.
Sự chi tiêu trong các gia đình không giống nhau vì phụ thuộc vào qui mô gia đình, tổng thu nhập của từng gia đình, nó gồm các khoản chi như ăn, mặc, ở, nhu cầu đi lại và chăm sóc sức khoẻ.
2- Chi tiêu cho nhu cầu văn hoá tinh thần
nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim ảnh
5’
HĐ3: Tổng kết bàì
- Gọi HS trả lời câu 1,2 SGK, đọc phần * thứ nhất của phần ghi nhớ.
Học thuộc bài trong vở ghi.
Xem trước phần II,IV.
-HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK.
-Phát biểu phần * thứ nhất của ghi nhớ.
IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Tuần 34
Tiết 65,66
Ngày soạn: 10/4/2011
 Thực hành : BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THU, CHI
 TRONG GIA ĐÌNH
I- MỤC TIÊU
	Sau khi học xong, HS:
Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình Xác định được mức thu, chi của gia đình trong một tháng, năm.
Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
II. CHUẨN BỊ:
Đọc kỹ lại bài 25. 26.
Nghiên cứu các ví dụ trong phần cân đối thu, chi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp: 1’
 2/ Kiểm tra bài cũ : 5’
Thu nhập của gia đình gồm những loại nào?
Chi tiêu của gia đình gồm những khoản nào?
 3/ Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HSØ
NỘI DUNG
5’
30’
3’
HĐI: Tổ chức thực hành
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( sách, vở, bút..)
+ Chia thành 3 nhóm và cử nhóm trưởng.
+ Nêu yêu cầu thực hành cho từng nội dung
HĐII: Bài tập thực hành
 Nhóm I : Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố (mục I.a + II/SGK)
+ GV gợi ý, hướng dẫn thực hành và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập đã nêu.
Nhóm II : Lập phương án thu, chi cho gia đình ởnông thôn (mục I.b + II/SGK).
+ GV gợi ý, hướng dẫn thực hành và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập đã nêu.
Nhóm III : Cân đối thu, chi cho gia đình em với mức thu, nhập một tháng (mục III .a/ SGK )
+ GV gợi ý, hướng dẫn thực hành và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập đã nêu.
+ Gv gợi ý để các nhóm nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung trong từng tình huống.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả tính toán thu , chi và cân đối thu, chi của các nhóm.
HĐIII : Tổng kết, dặn dò
+ GV nhận xét về ý thức chuẩn bị và làm việc của các nhóm.
+ GV đánh giá kết quả đạt được của HS và cho điểm các nhóm.
+ Hs thực hiện theo yêu cầu cùa giáo viên
Nhóm I : Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố.
à HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bàyà nhóm khác bổ sung. 
Nhóm II : Lập phương án thu, chi cho gia đình ởnông thôn (mục I.b + II/SGK).
à HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bàyà nhóm khác bổ sung. 
Nhóm III : Cân đối thu, chi cho gia đình em với mức thu, nhập một tháng (mục III .a/ SGK
à HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bàyà nhóm khác bổ sung. 
HS lắng nghe và ghi nhớ
I/ Xác định thu nhập của gia đình:
 1/ Gia đình sống ở thành phố :
( Nội dung TH thống nhất )
2/ Gia đình sống ở nông thôn :
( Nội dung TH thống nhất )
II/ Cân đối thu, chi trong gia đình 
( Nội dung TH thống nhất )
 4/ Dặn dò: 1’
 Về nhà thực hiện các bài tập tình huống còn lại
 Chuẩn bị ôn tập kiểm tra.
IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Tuần 35
Tiết 67,68
Ngày soạn: 24/4/2011
ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU
 - Thông qua tiết ôn tập HS nhớ lại các nội dung đã học trong chương III & VI.
 - Nắm vững kiến thức và kĩ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình.
 - Vận dụng kiến thức đã học vào thực té cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV:
 Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập ở chương III & VI:
Tại sao phải ăn uống hợp lý.
Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm
Em hãy liên hệ thực tế đã học nêu cách lựa chôn thực phẩm phù hợp.
Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm. Cho ví dụ minh họa.
Thu nhập gia đình là gì? Có những loại thu nhập nào?
Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
Chi tiêu trong gia đình là gì ?
Em có đóng góp gỉ để góp phần cân đối thu, chi trong gia đình ?
+ HS: Xem lại bài cũ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định lớp: 1’
 2/ Không KTBC
 3/ Nội dung ôn tập:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HSØ
NỘI DUNG
40’
3’
HĐ I: Nội dung ôn tập.
+ GV nêu nội dung cần ôn tập.
Chương III: Một số kiến thức trọng tâm, dễ nhớ và có điều kiện thực hiện.
Chương VI : Các vấn đề đã học và có khả năng vận dụng.
+ Gv phân công ôn tập
+ GV gợi ý cách trả lời câu hỏi cho lớp và yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Gv cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung câu hỏi được phân công.
+ GV chốt lại vấn đề và yêu cầu HS ghi lại, nhớ và thực hiện.
+ GV đánh giá nhận xét, cho điểm từng nhóm.
HĐII : Tổng kết ôn tập
+ Nhận xét tiết ôn tập.
+ Nhắc nhở HS học toàn bộ bài chương III & I để kiểm tra.
Mỗi nhóm 2 câu ở 2 phần ứng với số thứ tự chương III & VI
+ HS thảo luận nhóm thống nhất nội dung trả lời, cử thư ký ghi lại nội dung và cử đại diện trình bày
+ Hs lắng nghe và ghi nhớ
I/ Nội dung ôn tập.
Tại sao phải ăn uống hợp lý.
Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Em hãy liên hệ thực tế đã học nêu cách lựa chôn thực phẩm phù hợp.
Hãy nêu những công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm. Cho ví dụ minh họa.
Thu nhập gia đình là gì? Có những loại thu nhập nào?
Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
Chi tiêu trong gia đình là gì ?
Em có đóng góp gỉ để góp phần cân đối thu, chi trong gia đình ?
4/ Dặn dò: 1’
 Về nhà học theo nội dung ôn tập
 Chuẩn bị kiểm tra HKII .
IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CN 6.doc